Pháp trải qua năm nóng nhất trong hơn 100 năm và khô hạn kỷ lục

VOV.VN - Năm 2022 được coi là năm nóng nhất tại Pháp trong hơn 100 năm qua khi nhiệt độ trung bình cả năm ghi nhận được ở mức 14,5 độ C. Năm 2022 cũng là năm khô hạn kỷ lục khi lượng mưa đo được đã giảm 25% so năm 1959.

Đây được coi là hậu quả của vấn đề biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái Đất. Theo Cơ quan Khí tượng Pháp, với nhiệt độ trung bình đo được lên tới 14,5 độ C, năm 2022 đã trở thành năm nóng nhất tại Pháp kể từ năm 1900. Nếu tính từ năm 2010, 2022 cũng là năm thứ 8 ghi nhận xu hướng nhiệt độ trung bình hàng năm tăng.

Trong năm 2022, trừ tháng 1 và tháng 4, các tháng còn đều lại đều có nền nhiệt cao hơn mức thông thường hàng năm, trong đó phải kể đến đợt nắng nóng kỷ lục kéo dài trong 33 ngày liên tiếp từ đầu tháng 7 cho đến giữa tháng 8/2022. Nhiều thành phố phía Tây và Nam của Pháp đã chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục, có thời điểm lên hơn 40 độ C.

Nếu không kể đến các lãnh thổ hải ngoại, nhiệt độ tại Pháp đã tăng thêm 1,7 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Năm 2022, nước Pháp cũng phải trải qua đợt hạn hán kỷ lục sau hơn 60 năm. Tình trạng khô hạn kéo dài trong suốt mùa hè, kéo theo lượng mưa đo được trong năm 2022 giảm 25% so với năm 1959. 90 trên tổng số 96 địa phương tại Pháp đã được đặt trong tình trạng báo động về hạn hán, trong khi hơn một nửa số tỉnh thành đã ra các sắc lệnh chưa từng có là yêu cầu tiết kiệm nước và chỉ sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu.

Nhiệt độ tăng cao và khô hạn đã khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp giảm 50% và làm các loại hoa quả, lúa mì hay ngũ cốc… chín sớm và bị giảm sản lượng. Nhiều nhà máy điện hạt nhân tại Pháp đã phải dừng hoạt động do thiếu nước, đe doạ vấn đề an ninh năng lượng.

Theo số liệu thống kê, đợt nắng nóng kéo dài từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8/2022 cũng đã thiêu rụi hơn 20 nghìn ha rừng ở phía Tây Nam nước Pháp, đồng thời khiến khoảng 36 nghìn người phải đi sơ tán.

Các nhà khoa học Pháp cho biết độ dày của sông băng Ossoue trên dãy núi Pyrénées ở độ cao hơn 3000 mét nằm về phía Nam sát biên giới với Tây Nam Nha mỗi năm giảm trung bình 10 mét. Theo Liên đoàn các khu trượt tuyết tại Pháp, nhiệt độ ấm lên cũng đã khiến một nửa các khu trượt tuyết trên toàn nước Pháp phải đóng cửa trong năm 2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dấu ấn của Australia năm 2022 trong hợp tác khu vực và biến đổi khí hậu
Dấu ấn của Australia năm 2022 trong hợp tác khu vực và biến đổi khí hậu

VOV.VN - Năm 2022 là một năm có nhiều dấu ấn đối với Australia, trong đó có sự thay đổi về chính sách đối ngoại theo hướng khẳng định Australia là một đối tác chủ động, tích cực tại khu vực và có trách nhiệm trong vấn đề biến đối khí hậu.

Dấu ấn của Australia năm 2022 trong hợp tác khu vực và biến đổi khí hậu

Dấu ấn của Australia năm 2022 trong hợp tác khu vực và biến đổi khí hậu

VOV.VN - Năm 2022 là một năm có nhiều dấu ấn đối với Australia, trong đó có sự thay đổi về chính sách đối ngoại theo hướng khẳng định Australia là một đối tác chủ động, tích cực tại khu vực và có trách nhiệm trong vấn đề biến đối khí hậu.

LHQ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu
LHQ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 21/12 đã gặp Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký về hành động khí hậu Selwin Hart.

LHQ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu

LHQ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 21/12 đã gặp Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký về hành động khí hậu Selwin Hart.

Bi kịch các quốc gia có xung đột lại dễ bị tổn thương hơn vì biến đổi khí hậu
Bi kịch các quốc gia có xung đột lại dễ bị tổn thương hơn vì biến đổi khí hậu

VOV.VN - Ở các quốc gia bị tàn phá bởi xung đột như Yemen và Somalia, lũ lụt và hạn hán tàn khốc đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Bi kịch các quốc gia có xung đột lại dễ bị tổn thương hơn vì biến đổi khí hậu

Bi kịch các quốc gia có xung đột lại dễ bị tổn thương hơn vì biến đổi khí hậu

VOV.VN - Ở các quốc gia bị tàn phá bởi xung đột như Yemen và Somalia, lũ lụt và hạn hán tàn khốc đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu
Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu sau cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20 ở Indonesia.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu

Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu sau cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20 ở Indonesia.

Trung Quốc và Mỹ chính thức nối lại đàm phán về biến đổi khí hậu
Trung Quốc và Mỹ chính thức nối lại đàm phán về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Theo Đặc phái viên về các vấn đề biến đổi khí hậu của Trung Quốc Giải Chấn Hoa, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí đưa vào chương trình đàm phán chính thức cách giải quyết những tổn thất và thiệt hại mà các nước đang phát triển phải gánh chịu do biến đổi khí hậu.

Trung Quốc và Mỹ chính thức nối lại đàm phán về biến đổi khí hậu

Trung Quốc và Mỹ chính thức nối lại đàm phán về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Theo Đặc phái viên về các vấn đề biến đổi khí hậu của Trung Quốc Giải Chấn Hoa, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí đưa vào chương trình đàm phán chính thức cách giải quyết những tổn thất và thiệt hại mà các nước đang phát triển phải gánh chịu do biến đổi khí hậu.