Phát hiện bất ngờ về 6 thiên hà bị mắc kẹt trong một hố đen quái vật

VOV.VN - 6 thiên hà được cho là đã mắc kẹt trong một hố đen siêu nặng được hình thành trong khoảng thời gian chưa tới 1 tỷ năm sau Vụ nổ Lớn (Big Bang).

Phát hiện này đã hé hộ về việc làm thế nào một vài trong số những cấu trúc lớn nhất vũ trụ đã được tạo ra. Trong một nghiên cứu công bố hôm 1/10, Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại Nam Bán cầu (ESO) đã trình bày chi tiết về việc phát hiện ra một hố đen khổng lồ, gấp khoảng 1 tỷ lần khối lượng Mặt trời của chúng ta, và làm thế nào mà nó có thể "nuốt" toàn bộ các thiên hà với vô số các hành tinh và vì sao như vậy.

Hố đen trên, với đĩa vật chất bao quanh nó được biết tới là một chuẩn tinh với tên gọi  SDSS J103027.09+052455.0.

Marco Mignoli, một nhà thiên văn học tại Viện Nghiên cứu Vật lý thiên văn Quốc gia (INAF) ở Bologna, Italy, người dẫn đầu nghiên cứu trên, đã so sánh cách thức hố đen siêu nặng này "gài bẫy" các thiên hà giống như mạng nhện, với mạng lưới được tạo thành từ "các sợi tơ vũ trụ" chứa khí gas và vật chất tối.

"Các 'sợi tơ' trong mạng lưới vũ trụ giống như tơ nhện. Các thiên hà sẽ mắc vào và lớn lên ở các vị trí mà những 'sợi tơ' này đi qua và dòng chảy khí gas, vốn có sẵn để tiếp năng lượng cho các thiên hà và trung tâm hố đen, có thể chảy dọc các 'sợi tơ' này".

Các hố đen xuất hiện sớm nhất của vũ trụ được cho là đã hình thành từ sự sụp xuống của những ngôi sao đầu tiên nhưng các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được các hố đen này đã làm thế nào để phát triển với kích thước khó tin đến như vậy.

Các nhà nghiên cứu mặc nhiên công nhận "mạng lưới" các "sợi tơ" trên được hình thành với sự hỗ trợ của vật chất tối, được cho là đã hút một lượng lớn khí gas lại với nhau vào thời kỳ sơ khai nhất của vũ trụ.

Một "mạng lưới" như vậy gấp khoảng 300 lần kích thức của Dải Ngân hà và có thể có nhiều mạng lưới lớn hơn vẫn đang chờ được phát hiện.

"Chúng tôi tin rằng chúng ta chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng trôi và một số thiên hà được phát hiện cho tới nay quanh hố đen siêu nặng này chỉ là những thiên hà sáng nhất", Barbara Balmaverde, một nhà thiên văn tại INAF ở Torino, Italy cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện mới về hoạt động của hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai
Phát hiện mới về hoạt động của hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai

VOV.VN - Nhờ hiện tượng thấu kính hấp dẫn, các nhà thiên văn học đã quan sát được hoạt động của 1 hố đen ở trung tâm thiên hà cách chúng ta 11 tỷ năm ánh sáng.

Phát hiện mới về hoạt động của hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai

Phát hiện mới về hoạt động của hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai

VOV.VN - Nhờ hiện tượng thấu kính hấp dẫn, các nhà thiên văn học đã quan sát được hoạt động của 1 hố đen ở trung tâm thiên hà cách chúng ta 11 tỷ năm ánh sáng.

Video: Ngôi sao lớn nhất vũ trụ sáng gấp 300.000 lần Mặt Trời
Video: Ngôi sao lớn nhất vũ trụ sáng gấp 300.000 lần Mặt Trời

VOV.VN - WOH G64 - sao lùn đỏ khổng lồ lớn nhất vũ trụ nằm cách Trái Đất 160.000 năm ánh sáng có đường kính 2,14 tỷ km và nặng gấp Mặt Trời 25-30 lần.

Video: Ngôi sao lớn nhất vũ trụ sáng gấp 300.000 lần Mặt Trời

Video: Ngôi sao lớn nhất vũ trụ sáng gấp 300.000 lần Mặt Trời

VOV.VN - WOH G64 - sao lùn đỏ khổng lồ lớn nhất vũ trụ nằm cách Trái Đất 160.000 năm ánh sáng có đường kính 2,14 tỷ km và nặng gấp Mặt Trời 25-30 lần.

Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ
Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ

VOV.VN - Một vụ nổ phá vỡ mọi kỷ lục của 1 hố đen cách chúng ta 390 triệu năm ánh sáng vừa được các nhà thiên văn học phát hiện.

Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ

Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ

VOV.VN - Một vụ nổ phá vỡ mọi kỷ lục của 1 hố đen cách chúng ta 390 triệu năm ánh sáng vừa được các nhà thiên văn học phát hiện.