Phát hiện dấu hiệu sự sống trên hành tinh sinh đôi với Trái Đất – sao Kim?

VOV.VN - Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra phân tử phosphine trong các đám mây trên sao Kim, vốn có thể tiềm ẩn sự sống ngoài Trái Đất.

Mặc dù các nhà khoa học nhấn mạnh rằng việc phát hiện ra khí phosphine trong bầu khí quyền trên hành tinh hàng xóm của chúng ta còn cần nhiều bằng chứng để khẳng định rằng các loại vi khuẩn có thể tồn tại ở đây nhưng phát hiện này có thể góp phần giải thích về tiềm năng sự sống trong vũ trụ.

Trong nghiên cứu trên, đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra phosphine ở các đám mây trên sao Kim khi quan sát hành tinh này bằng Kính thiên văn James Clerk Maxwell Telescope (JCMT) ở Hawaii năm 2017. Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.

2 năm sau, các nhà thiên văn học đã tiếp tục theo dõi các quan sát trên qua một nghiên cứu bằng hệ thống kính thiên văn ALMA ở Chile.

"Khi chúng tôi lần đầu phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của phosphine trên sao Kim, chúng tôi đều cảm thấy kinh ngạc", Jane Greaves, chủ nhiệm nghiên cứu từ Đại học Cardiff, Vương quốc Anh, người đầu tiên phát hiện ra những dấu hiệu của phân tử này trong các quan sát tiến hành bằng Kính thiên văn JCMT tại Hawaii, nhận định.

Sau khi phát hiện ra dấu hiệu của phosphine trên bầu khí quyển sao Kim, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu liệu khí này đã được tạo ra như thế nào thông qua các phần mềm bằng máy tính. Họ đã xem xét các quá trình khác nhau nhằm tạo nên khí phosphine trong tự nhiên gồm các thiên thạch micromet, núi lửa, chớp, ánh sáng mặt trời, các khoáng chất và quá trình hóa học xảy ra trong các đám mây.

Tuy nhiên, không có quá trình nào trong số những quá trình đã biết tạo ra lượng phosphine mà các nhà khoa học đã quan sát được bởi các đám mây trên sao Kim chứa phosphine đều có lượng acid cao nên khí này lẽ ra sẽ bị phá hủy rất nhanh. Tuy nhiên, thực tế là lượng khí đã quan sát được hiện nay cho thấy có thứ gì đó vẫn đang tạo ra nó.

Theo các tác giả, khả năng duy nhất có thể tạo ra lượng phosphine trên là do các vi khuẩn trong không khí. Nếu không phải nguyên nhân này, có thể vẫn có quá trình hóa học hoặc địa lý học nào đó đang tồn tại nhưng chúng ta vẫn chưa phát hiện ra trên một hành tinh khắc nghiệt như sao Kim.

Trên Trái Đất, có 2 nguồn chính tạo ra phosphine, đó là trong công nghiệp và qua các loại vi khuẩn có thể sống trong môi trường hoàn toàn không có oxy.

Trong khi nhiều khu vực trên sao Kim dường như hoàn toàn không phù hợp để sinh sống với nhiệt độ bề mặt vô cùng cao và bầu khí quyển đầy những đám mây sulfuric acid dày, thì có những nơi ở khoảng cách từ 48 - 64 km giữa bầu khí quyền và bề mặt sao Kim, điều kiện dường như ôn hòa hơn, có thể có cả ánh sáng mặt trời cũng như nước dù các đám mây vẫn chứa lượng acid cao ở đây.

Dù vẫn gây tranh cãi nhưng một số nhà khoa học khác đã tính toán rằng, nếu sự sống tồn tại trên sao Kim, đây có thể là nơi duy nhất mà có thể có sự sống.

Các tác giả nghiên cứu trên cũng lưu ý rằng bất kỳ loại vi khuẩn nào có tiềm năng tồn tại ở khu vực trên ở sao Kim đều sẽ rất khác với bất kỳ thứ gì chúng ta biết về chúng trên Trái Đất, đồng thời khẳng định sự hiện diện của các loại vi khuẩn này sẽ cần nghiên cứu thêm./.
 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện mới về hoạt động của hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai
Phát hiện mới về hoạt động của hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai

VOV.VN - Nhờ hiện tượng thấu kính hấp dẫn, các nhà thiên văn học đã quan sát được hoạt động của 1 hố đen ở trung tâm thiên hà cách chúng ta 11 tỷ năm ánh sáng.

Phát hiện mới về hoạt động của hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai

Phát hiện mới về hoạt động của hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai

VOV.VN - Nhờ hiện tượng thấu kính hấp dẫn, các nhà thiên văn học đã quan sát được hoạt động của 1 hố đen ở trung tâm thiên hà cách chúng ta 11 tỷ năm ánh sáng.

Video: Ngôi sao lớn nhất vũ trụ sáng gấp 300.000 lần Mặt Trời
Video: Ngôi sao lớn nhất vũ trụ sáng gấp 300.000 lần Mặt Trời

VOV.VN - WOH G64 - sao lùn đỏ khổng lồ lớn nhất vũ trụ nằm cách Trái Đất 160.000 năm ánh sáng có đường kính 2,14 tỷ km và nặng gấp Mặt Trời 25-30 lần.

Video: Ngôi sao lớn nhất vũ trụ sáng gấp 300.000 lần Mặt Trời

Video: Ngôi sao lớn nhất vũ trụ sáng gấp 300.000 lần Mặt Trời

VOV.VN - WOH G64 - sao lùn đỏ khổng lồ lớn nhất vũ trụ nằm cách Trái Đất 160.000 năm ánh sáng có đường kính 2,14 tỷ km và nặng gấp Mặt Trời 25-30 lần.

Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ
Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ

VOV.VN - Một vụ nổ phá vỡ mọi kỷ lục của 1 hố đen cách chúng ta 390 triệu năm ánh sáng vừa được các nhà thiên văn học phát hiện.

Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ

Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ

VOV.VN - Một vụ nổ phá vỡ mọi kỷ lục của 1 hố đen cách chúng ta 390 triệu năm ánh sáng vừa được các nhà thiên văn học phát hiện.