Về Cần Thơ thưởng thức "pizza hủ tiếu" có một không hai

VOV.VN - Lò hủ tiếu Sáu Hoài ở rạch Rau Răm (quận Ninh Kiều, Cần Thơ) từ lâu đã nổi tiếng với những sợi hủ tiếu dẻo dai. Để đa dạng sản phẩm phục vụ thực khách, mấy năm trở lại đây, lò hủ tiếu Sáu Hoài đã sáng tạo thêm màu cho hủ tiếu bằng nguyên liệu “cây nhà lá vườn”.

Ngay từ 6h sáng, lò hủ tiếu Sáu Hoài đã bắt đầu mở cửa đón khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Tay vừa tráng bánh trên lò chụm bằng trấu, ông Huỳnh Hữu Hoài - tên thường gọi Sáu Hoài (65 tuổi), cũng là chủ lò hủ tiếu vừa chia sẻ, với truyền thống 3 đời làm nghề sản xuất hủ tiếu, lò hủ tiếu của gia đình ông là một trong những lò sản xuất và cung cấp hủ tiếu đặc biệt ở Cần Thơ. Hồi trước khu vực này nhiều gia đình làm hủ tiếu nên tạo thành làng nghề, nhưng nay chỉ còn vài ba hộ giữ được nghề truyền thống.

Để tạo sự mới mẻ cho du khách mỗi lần đến và cũng vực dậy nghề làm hủ tiếu thủ công, 12 năm trước, ông Sáu Hoài đã mạnh dạn chuyển đổi từ sản xuất mua bán thông thường, sang mô hình tham quan du lịch kết hợp trải nghiệm ẩm thực địa phương. Từ đó, ông cũng bắt đầu quá trình “thay da đổi thịt” cho sợi hủ tiếu màu trắng truyền thống thành sản phẩm “hủ tiếu đa sắc màu”. Những sợi hủ tiếu được tạo màu từ rau củ, cây lá thiên nhiên, hoàn toàn không sử dụng phẩm màu, hóa chất như màu cam từ trái gấc, màu xanh tím từ hoa đậu biếc, màu xanh từ lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu hồng tía từ củ dền... làm sản phẩm ngon và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Theo kinh nghiệm hơn 45 năm trong nghề, ông Sáu Hoài cho biết để hủ tiếu ngon thì khâu chọn gạo và pha chế bột là rất quan trọng, đòi hỏi bí quyết nghề nghiệp riêng. Tiếp theo là các công đoạn ngâm, vo gạo, gút, xay, bòng, đánh, cho vào lu nước quậy lấy tinh bột, tráng, phơi và cuối cùng là cắt hủ tiếu thành sợi. Ngày nay, dù có máy móc hỗ trợ nhưng có nhiều công đoạn vẫn phải dùng đến bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề, nhất là khâu tráng bánh và vớt bánh. Chính sự tỉ mỉ trong từng khâu sản xuất đã mang lại uy tín cũng như kinh tế cho gia đình ông, sau khoảng thời gian tưởng chừng nghề làm hủ tiếu thủ công đã mai một.

Không chỉ nổi tiếng với sản phẩm “hủ tiếu đa sắc màu”, 8 năm qua, lò hủ tiếu Sáu Hoài còn gây ấn tượng với sản phẩm “pizza hủ tiếu” thơm ngon không “đụng hàng” với bất kỳ cơ sở sản xuất nào. Điểm nhấn của món bánh này là những sợi hủ tiếu được khoanh tròn, đem ướp gia vị và chiên giòn lên. Ăn kèm có thể là trứng chiên xắt sợi, thịt khìa nước dừa xiêm đậm đà. Thịt sau khi khìa được xắt nhỏ, bỏ phía trên khoanh hủ tiếu chiên giòn, kèm theo có thể để thêm hành phi, đậu phụng, ăn kèm rau sống, tương ớt hay tương cà…

Tham quan, trải nghiệm làm hủ tiếu tại lò hủ tiếu Sáu Hoài, ông Steffen đến từ Hà Lan phấn khởi nói: "Tôi đã đi nhiều nơi như Philippines, Indonesia, Ai Cập… nhưng chưa từng thấy nghề nào như vậy. Tôi thấy thú vị ở tất cả các khâu làm bánh, nhất là khâu cắt từ bánh tròn thành các sợi hủ tiếu mà tôi được trải nghiệm".

Sự nổi tiếng của những sợi hủ tiếu vừa đẹp mắt, vừa dẻo dai đã thu hút người tiêu dùng tìm đến với lò hủ tiếu Sáu Hoài. Số lượng bán ra mỗi ngày so với trước tăng từ 100kg lên khoảng 350kg. Có thể thấy, việc phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch của lò hủ tiếu Sáu Hoài không chỉ giới thiệu, lưu giữ được nghề truyền thống của địa phương mà còn giúp tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho khoảng 10 lao động tự do, với số tiền gần 5 triệu đồng/tháng/người.

Ngoài ra, để phục vụ tốt khi khách đến, hầu hết nhân công của lò hủ tiếu đều được đào tạo bài bản, thực hành linh hoạt từng công đoạn làm ra sợi hủ tiếu gạo dai dai và có vị ngọt thanh. Việc làm này không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống, còn giúp họ cơ hội giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa các địa phương khác. Bà Dương Thị Kim Ba (phường An Bình, quận Ninh Kiều), làm ở lò hủ tiếu Sáu Hoài được 5 năm cho biết: "Ở đây làm vui lắm, khách đông nhộn nhịp tối ngày. Người lao động thì có thu nhập, ổn định cuộc sống hàng ngày và tạo điểm nhấn cho khách du lịch tham quan. Chúng tôi giúp cho khách trải nghiệm cũng thấy vui phần nào".

Đến với lò hủ tiếu Sáu Hoài, du khách được trải nghiệm và tìm hiểu về lịch sử làng nghề hủ tiếu, cùng những câu chuyện thú vị xung quanh những sản phẩm đầy màu sắc. Điều đặc biệt khiến nhiều khách du lịch rất thích thú là có thể trực tiếp tham gia vào một số công đoạn làm ra sợi hủ tiếu, mà hoàn toàn miễn phí.

Ông Huỳnh Hữu Hoài chia sẻ, việc trực tiếp tạo ra những sản phẩm tuy chưa chuyên nghiệp, chưa tinh xảo nhưng sẽ khơi dậy tính tò mò, niềm đam mê tìm hiểu khám phá bên trong của mỗi du khách, qua đó càng làm tăng thêm sức hấp dẫn lý thú của loại hình du lịch này. "Một làng nghề truyền thống tồn tại như thế này cũng rất khó, vì vậy khách đến tham quan là điều mà cơ sở vô cùng khuyến khích. Họ đến tham quan và tìm hiểu thêm về nghề của mình. Nghề truyền thống bằng tay mà nó đã mai một rồi, nên tôi không muốn thu phí để bà con mình có điều kiện dễ hơn khi đến tham quan".

Với sự độc đáo, lắng đọng những giá trị trao truyền của lò hủ tiếu Sáu Hoài, nghề làm hủ tiếu thủ công ở Cần Thơ lại dần được nhiều người biết đến. Tới trải nghiệm, tận mắt ngắm nhìn người thợ làm hủ tiếu cần mẫn đứng tráng từng miếng bánh bên bếp lửa tỏa khói nghi ngút, nâng niu từng sợi hủ tiếu sau khi cắt, phơi; du khách sẽ cảm nhận rõ sự vất vả nhưng đầy niềm vui để thêm yêu nghề truyền thống này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghề làm hương truyền thống của người Mông ở Sảng Tủng, Hà Giang
Nghề làm hương truyền thống của người Mông ở Sảng Tủng, Hà Giang

VOV.VN - Xã vùng cao Sảng Tủng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) còn nguyên nét đẹp mơ màng, nên thơ của vùng núi đá hoang sơ và hùng vĩ. Tại đây, bà con người Mông vẫn đang gìn giữ nghề làm hương truyền thống.

Nghề làm hương truyền thống của người Mông ở Sảng Tủng, Hà Giang

Nghề làm hương truyền thống của người Mông ở Sảng Tủng, Hà Giang

VOV.VN - Xã vùng cao Sảng Tủng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) còn nguyên nét đẹp mơ màng, nên thơ của vùng núi đá hoang sơ và hùng vĩ. Tại đây, bà con người Mông vẫn đang gìn giữ nghề làm hương truyền thống.

Du khách Australia mong Hà Nội gìn giữ các làng nghề truyền thống
Du khách Australia mong Hà Nội gìn giữ các làng nghề truyền thống

VOV.VN - Chứng kiến không ít nghề truyền thống tại Hà Nội đứng trước nguy cơ mai một, ký giả Ronan O'Connell (Australia) kỳ vọng sự phát triển của du lịch Thủ đô sẽ giúp các làng nghề hồi sinh. Trên thực tế, Hà Nội đã có kế hoạch đưa làng nghề thành các trung tâm bán hàng lưu niệm cho du khách.

Du khách Australia mong Hà Nội gìn giữ các làng nghề truyền thống

Du khách Australia mong Hà Nội gìn giữ các làng nghề truyền thống

VOV.VN - Chứng kiến không ít nghề truyền thống tại Hà Nội đứng trước nguy cơ mai một, ký giả Ronan O'Connell (Australia) kỳ vọng sự phát triển của du lịch Thủ đô sẽ giúp các làng nghề hồi sinh. Trên thực tế, Hà Nội đã có kế hoạch đưa làng nghề thành các trung tâm bán hàng lưu niệm cho du khách.

Quảng Nam khôi phục du lịch làng nghề truyền thống
Quảng Nam khôi phục du lịch làng nghề truyền thống

VOV.VN - Ngành du lịch và các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực khôi phục loại hình du lịch cộng đồng để thu hút du khách tham quan trải nghiệm.

Quảng Nam khôi phục du lịch làng nghề truyền thống

Quảng Nam khôi phục du lịch làng nghề truyền thống

VOV.VN - Ngành du lịch và các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực khôi phục loại hình du lịch cộng đồng để thu hút du khách tham quan trải nghiệm.

Trải nghiệm nghề “ăn ong” truyền thống ở đất rừng U Minh hạ
Trải nghiệm nghề “ăn ong” truyền thống ở đất rừng U Minh hạ

VOV.VN - Nghề gác kèo ong hay còn gọi “ăn ong” là nghề truyền thống nhiều đời nay của người dân vùng đất rừng U Minh hạ, Cà Mau. Gác kèo ong không chỉ giúp người dân đất rừng vươn lên trong làm kinh tế mà hiện còn là một sản phẩm du lịch đắt khách của người dân địa phương.

Trải nghiệm nghề “ăn ong” truyền thống ở đất rừng U Minh hạ

Trải nghiệm nghề “ăn ong” truyền thống ở đất rừng U Minh hạ

VOV.VN - Nghề gác kèo ong hay còn gọi “ăn ong” là nghề truyền thống nhiều đời nay của người dân vùng đất rừng U Minh hạ, Cà Mau. Gác kèo ong không chỉ giúp người dân đất rừng vươn lên trong làm kinh tế mà hiện còn là một sản phẩm du lịch đắt khách của người dân địa phương.