Phép thử với Tổng thống Mỹ Biden ngay sau khi ký dự luật ngăn chính phủ đóng cửa

VOV.VN - Chính sách của Tổng thống Joe Biden hôm 30/9 (theo giờ Mỹ) đã vấp phải thử thách từ chính các thành viên Đảng Dân chủ trong bối cảnh Hạ viện chuẩn bị bỏ phiếu cho Dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD.

Quốc hội trước đó đã rất chật vật để kéo Washington khỏi bờ vực đóng cửa chính phủ, một sự kiện hoàn toàn có thể trở thành vết nhơ đối với danh tiếng của Đảng Dân chủ, bằng cách bỏ phiếu để tiếp tục hỗ trợ ngân sách cho chính phủ đến hết ngày 3/12. Tổng thống Biden đã ký thông qua dự luật trước khi nguồn quỹ cạn kiệt vào nửa đêm 30/9 (theo giờ Mỹ).

Trong một tuyên bố liên quan, ông Biden cho biết: "Còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, việc thông qua dự luật này nhắc nhở chúng ta rằng thỏa thuận lưỡng đảng là khả thi và điều này giúp chúng ta có đủ thời gian thông qua nguồn tài trợ dài hạn hơn để duy trì hoạt động của chính phủ và mang lại lợi ích cho người dân Mỹ".

Hạ viện đã thông qua dự luật nói trên trong một cuộc bỏ phiếu của lưỡng đảng với tỉ lệ số phiếu 254-175, chỉ vài giờ sau khi được Thượng viện thông qua với tỷ lệ 65-35.

Với việc vượt qua rào cản này, Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sẽ bước vào cuộc cạnh tranh để bỏ phiếu tiếp tục xúc tiến kế hoạch cơ sở hạ tầng, hiện đã được Thượng viện thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng. Theo nguồn tin của Reuters, hai bên đã nói chuyện qua điện thoại về vấn đề này.

Một số đảng viên Đảng Dân chủ tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại dự luật đầu tư vào đường sá, cầu và các cơ sở hạ tầng khác của quốc gia. Họ tức giận vì Đảng Dân chủ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về dự luật đồng hành trị giá hàng tỷ USD tài trợ cho các dịch vụ xã hội và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Bà Pelosi xác nhận Hạ viện bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng vào cùng ngày 30/9 (giờ Mỹ).

Hoàn toàn tự tin? 'Không hề'

Ông Steny Hoyer, nhân vật quyền lực số 2 của đảng Dân chủ tại Hạ viện, đã trả lời là “Không” khi được các phóng viên hỏi liệu ông có tự tin dự luật sẽ được thông qua trong cuộc bỏ phiếu ngày 30/9 (theo giờ Mỹ).

Đại diện Josh Gottheimer, một đảng viên ôn hòa hàng đầu của Đảng Dân chủ, dù không thể tiết lộ khi nào Hạ viện sẽ bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng, đã nói với các phóng viên rằng: "Chúng tôi sẽ lấy phiếu bầu. Chúng tôi sẽ mang về nhà".

Các nhà lập pháp thuộc phe cánh tả của đảng cho biết họ sẽ không bỏ phiếu cho dự luật cơ sở hạ tầng trừ khi họ cảm thấy chắc chắn các ưu tiên của họ sẽ được phản ánh trong dự luật chi tiêu xã hội.

Trả lời báo chí, đại diện đảng Dân chủ Ilhan Omar, một lãnh đạo phe tiến bộ ở Hạ viện, cho biết: "Không có gì thay đổi với các thành viên nhóm họp kín của chúng tôi. Chúng tôi không bỏ phiếu thông qua cơ sở hạ tầng".

Thượng nghị sĩ Joe Manchin, một thành viên chủ chốt của Đảng Dân chủ với quyền lực ngăn chặn thông qua dự luật tại Thượng viện, cũng cho biết dự luật lớn hơn sẽ không vượt quá 1.500 tỷ USD - thấp hơn nhiều so với mức 3.500 tỷ USD mà ông Biden đề xuất.

Một thành viên ôn hòa khác của đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema, từ chối cho biết việc bà có đồng ý với đề xuất của Thượng nghị sĩ Manchin hay không. Bà Sinema đã nhiều lần gặp Tổng thống Biden để thảo luận về dự luật.

Chiếm đa số ghế ở Quốc hội với tỉ lệ rất mong manh, Đảng Dân chủ không thể để mất nhiều phiếu nếu họ muốn chương trình nghị sự của mình được thông qua.

Dự luật chi tiêu ngắn hạn được thông qua tại Thượng viện cũng sẽ hỗ trợ cho các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề do bão, cháy rừng và các thảm họa thiên nhiên khác, cũng như những người tị nạn Afghanistan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa và vỡ nợ
Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa và vỡ nợ

VOV.VN - Chính phủ Mỹ sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa và vỡ nợ nếu đảng Dân chủ và Cộng hòa không đạt được thỏa thuận ngân sách trước ngày mai (1/10), trong bối cảnh Quốc hội phải giải quyết song song nhiều chủ đề.

Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa và vỡ nợ

Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa và vỡ nợ

VOV.VN - Chính phủ Mỹ sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa và vỡ nợ nếu đảng Dân chủ và Cộng hòa không đạt được thỏa thuận ngân sách trước ngày mai (1/10), trong bối cảnh Quốc hội phải giải quyết song song nhiều chủ đề.

Tổng thống Mỹ đề xuất ngân sách 6.000 tỷ USD nhằm tái tạo nền kinh tế
Tổng thống Mỹ đề xuất ngân sách 6.000 tỷ USD nhằm tái tạo nền kinh tế

VOV.VN - Ngày 28/5, Tổng thống Joe Biden đã đề xuất một khoản ngân sách trị giá 6.000 tỷ USD, nhằm tái tạo nền kinh tế Mỹ, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của nước này trong tương lai.

Tổng thống Mỹ đề xuất ngân sách 6.000 tỷ USD nhằm tái tạo nền kinh tế

Tổng thống Mỹ đề xuất ngân sách 6.000 tỷ USD nhằm tái tạo nền kinh tế

VOV.VN - Ngày 28/5, Tổng thống Joe Biden đã đề xuất một khoản ngân sách trị giá 6.000 tỷ USD, nhằm tái tạo nền kinh tế Mỹ, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của nước này trong tương lai.

Mỹ dự tính tăng ngân sách quốc phòng răn đe Trung Quốc
Mỹ dự tính tăng ngân sách quốc phòng răn đe Trung Quốc

VOV.VN - Đề xuất ngân sách quốc phòng 715 tỷ USD của Mỹ sẽ hướng tới việc hiện đại hóa kho hạt nhân nhằm răn đe Trung Quốc, trong khi vẫn tiếp tục phát triển năng lực tác chiến trong tương lai.

Mỹ dự tính tăng ngân sách quốc phòng răn đe Trung Quốc

Mỹ dự tính tăng ngân sách quốc phòng răn đe Trung Quốc

VOV.VN - Đề xuất ngân sách quốc phòng 715 tỷ USD của Mỹ sẽ hướng tới việc hiện đại hóa kho hạt nhân nhằm răn đe Trung Quốc, trong khi vẫn tiếp tục phát triển năng lực tác chiến trong tương lai.