Philippines: Bắc Kinh hối thúc Manila ngừng xem xét lại Hiệp ước quốc phòng với Mỹ

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Manila hôm nay (30/9) cho biết, Trung Quốc đã phản đối việc Philippines xem xét lại Hiệp ước quốc phòng kéo dài suốt 70 năm với Mỹ, đồng thời lo ngại rằng Bắc Kinh có thể coi đây là một nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc.

Philippines mong muốn sửa đổi Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines (MDT) có từ năm 1951 để làm rõ mức độ Mỹ sẽ hỗ trợ và bảo vệ đồng minh trong trường hợp nước này bị tấn công.

Tại sự kiện kỷ niệm 70 năm ký kết Hiệp ước MDT vào đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết, một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc từng hối thúc ông từ bỏ việc xem xét lại Hiệp ước nói trên.

Ông này cho biết: "Mỹ hoan nghênh việc xem xét lại Hiệp ước, nhưng một bên thứ ba lại không mong muốn như vậy”. Bộ trưởng Lorenzana cũng cho biết thêm: "Vị cựu đại sứ Trung Quốc đã tiến tới tôi và nói: Hãy dừng lại việc sửa đổi Hiệp ước, hãy cứ để nguyên Hiệp ước như nó vốn thế”. Ông này sau đó cũng nói rõ cuộc trò chuyện với quan chức Trung Quốc trên đã diễn ra vào năm 2018.

Trả lời với báo chí về phản ứng trước đề nghị trên, Lorenzana cho biết ông đã chỉ mỉm cười với vị cựu Đại sứ Trung Quốc khi đó.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hiện vẫn chưa có bình luận về vụ việc.

Việc yêu cầu làm rõ cam kết của Washington diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng nâng cấp xây dựng các cơ sở hạ tầng hàng hải ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, mà theo Philippines, bao gồm một lực lượng dân quân cải trang dưới hình thức một hạm đội tàu đánh cá khổng lồ gần các đảo được Bắc Kinh quân sự hóa.

Philippines đã hơn chục lần đệ trình các phản đối ngoại giao về lực lượng dân quân nói trên của Bắc Kinh và tuyên bố sẽ gửi thêm một phản đối khác vào hôm nay (30/9).

Liên minh Mỹ-Philippines đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, với sự hiện diện luân phiên của quân đội Mỹ trong các cuộc tập trận chung, trao đổi thông tin tình báo và các hoạt động chuyển giao phần cứng.

Ông Lorenzana cũng khẳng định việc sửa đổi tăng cường Hiệp định MDT không liên quan đến Trung Quốc. Cũng theo ông này, Trung Quốc, vốn đã dấn sâu trong nỗ lực xây dựng các khu vực đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp, sẽ không vội vàng tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề Biển Đông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Lý do Mỹ chọn Australia thay vì Ấn Độ làm đối tác hàng đầu kiềm chế Trung Quốc
Lý do Mỹ chọn Australia thay vì Ấn Độ làm đối tác hàng đầu kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN - Australia được Mỹ chọn làm đối tác hàng đầu để “kiềm chế” Trung Quốc do vị trí địa lý và nền văn hóa chung. Ấn Độ không bao giờ làm được những gì mà quốc đảo có quy mô lục địa Australia có thể, bao gồm cả gánh chịu tổn thất về kinh tế phi đối xứng của Trung Quốc.

Lý do Mỹ chọn Australia thay vì Ấn Độ làm đối tác hàng đầu kiềm chế Trung Quốc

Lý do Mỹ chọn Australia thay vì Ấn Độ làm đối tác hàng đầu kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN - Australia được Mỹ chọn làm đối tác hàng đầu để “kiềm chế” Trung Quốc do vị trí địa lý và nền văn hóa chung. Ấn Độ không bao giờ làm được những gì mà quốc đảo có quy mô lục địa Australia có thể, bao gồm cả gánh chịu tổn thất về kinh tế phi đối xứng của Trung Quốc.

Philippines và Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp ở Biển Đông
Philippines và Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp ở Biển Đông

VOV.VN - Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Washington DC ngày 10/9, hai bên đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương và việc tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông.

Philippines và Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp ở Biển Đông

Philippines và Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp ở Biển Đông

VOV.VN - Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Washington DC ngày 10/9, hai bên đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương và việc tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông.

Philippines triệu Đại sứ Trung Quốc về việc đội tàu trên Biển Đông
Philippines triệu Đại sứ Trung Quốc về việc đội tàu trên Biển Đông

VOV.VN - Hôm 13/4, Philippines cho biết, họ đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ việc Philippines “hết sức không hài lòng” trước sự tiếp tục hiện diện của tàu bè Trung Quốc ở vùng biển quanh một rạn san hô ở Biển Đông.

Philippines triệu Đại sứ Trung Quốc về việc đội tàu trên Biển Đông

Philippines triệu Đại sứ Trung Quốc về việc đội tàu trên Biển Đông

VOV.VN - Hôm 13/4, Philippines cho biết, họ đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ việc Philippines “hết sức không hài lòng” trước sự tiếp tục hiện diện của tàu bè Trung Quốc ở vùng biển quanh một rạn san hô ở Biển Đông.

Tổng thống Philippines tuyên bố phải bảo vệ phán quyết PCA về Biển Đông
Tổng thống Philippines tuyên bố phải bảo vệ phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Trong phát biểu gửi tới tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 22/9, Tổng thống Philippines khẳng định kiên quyết bảo vệ phán quyết về Biển Đông năm 2016.

Tổng thống Philippines tuyên bố phải bảo vệ phán quyết PCA về Biển Đông

Tổng thống Philippines tuyên bố phải bảo vệ phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Trong phát biểu gửi tới tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 22/9, Tổng thống Philippines khẳng định kiên quyết bảo vệ phán quyết về Biển Đông năm 2016.

Trung Quốc cố gắng lấy lòng Philippines trong vụ Biển Đông mới đây
Trung Quốc cố gắng lấy lòng Philippines trong vụ Biển Đông mới đây

VOV.VN - Có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang mở cuộc “tấn công quyến rũ” để lấy lòng Philippines trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông.

Trung Quốc cố gắng lấy lòng Philippines trong vụ Biển Đông mới đây

Trung Quốc cố gắng lấy lòng Philippines trong vụ Biển Đông mới đây

VOV.VN - Có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang mở cuộc “tấn công quyến rũ” để lấy lòng Philippines trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông.

Đối mặt tham vọng của Trung Quốc về lãnh thổ, Malaysia và Philippines càng xích lại gần Mỹ
Đối mặt tham vọng của Trung Quốc về lãnh thổ, Malaysia và Philippines càng xích lại gần Mỹ

VOV.VN - Ngày nay, nỗi sợ về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ đã thúc đẩy một số nước Đông Nam Á xích lại gần Mỹ hơn nữa dưới thời Tổng thống Biden.

Đối mặt tham vọng của Trung Quốc về lãnh thổ, Malaysia và Philippines càng xích lại gần Mỹ

Đối mặt tham vọng của Trung Quốc về lãnh thổ, Malaysia và Philippines càng xích lại gần Mỹ

VOV.VN - Ngày nay, nỗi sợ về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ đã thúc đẩy một số nước Đông Nam Á xích lại gần Mỹ hơn nữa dưới thời Tổng thống Biden.

Chỉ huy tàu chiến Mỹ trong vụ va chạm với tàu Philippines bị cách chức
Chỉ huy tàu chiến Mỹ trong vụ va chạm với tàu Philippines bị cách chức

VOV.VN - Sau khi xảy ra vụ tai nạn giữa chiến hạm Mỹ và tàu dân sự Philippines, hải quân Mỹ đã điều tra và quyết định sẽ cách chức các chỉ huy trên tàu.

Chỉ huy tàu chiến Mỹ trong vụ va chạm với tàu Philippines bị cách chức

Chỉ huy tàu chiến Mỹ trong vụ va chạm với tàu Philippines bị cách chức

VOV.VN - Sau khi xảy ra vụ tai nạn giữa chiến hạm Mỹ và tàu dân sự Philippines, hải quân Mỹ đã điều tra và quyết định sẽ cách chức các chỉ huy trên tàu.