Thế giới 24h:

Philippines tố Trung Quốc đang phớt lờ luật Biển của Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Philippines cảnh báo rằng sự nguyên vẹn của các luật Liên Hợp Quốc về biển đang bị thách thức.

Người dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc (Ảnh: AFP)

Đại diện Philippines vừa kêu gọi Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là phi pháp.

Trong các bình luận mở màn phiên tòa ở La Hay hôm 8/7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, Philippines tìm kiếm sự can thiệp tư pháp vì hành vi của Trung Quốc ngày càng “hung hăng” và các đàm phán tỏ ra không hiệu quả.

Ông del Rosario cho biết, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà cả Philippines và Trung Quốc đều phê chuẩn, cần được sử dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước.

Ngoại trưởng Philippines nói rõ trước tòa: “Vụ kiện trước mặt các quý vị có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với Philippines, khu vực và cả thế giới... Trong quan điểm của chúng tôi, vụ kiện này cũng có ý nghĩa lớn lao đối với sự toàn vẹn của Công ước, và đối với cấu trúc trật tự pháp lý của các biển và đại dương.”

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc (Ảnh: AFP)

Trong cuộc họp báo thường kỳ được tổ chức tại Bắc Kinh chiều 8/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại trước khả năng Nhật Bản sẽ đề cập vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông trong Sách trắng Quốc phòng năm 2015.

Đây là lần thứ 2 trong tuần, phía Trung Quốc bày tỏ lo ngại trước việc Nhật Bản sắp thông qua Sách trắng Quốc phòng trong đó có nội dung chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông thời gian qua.

Logo Hội nghị Thượng đỉnh BRICS (Ảnh: Sputnik)

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hôm nay khai mạc tại thành phố Ufa, Nga.

Sự kiện này được các chuyên gia đánh giá là bước chuyển lớn, khẳng định vị thế của BRICS trong trật tự thế giới mới đa cực. 
Dự kiến một loạt văn kiện sẽ được ký kết tại hội nghị lần này, trong đó có Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động Ufa, Chiến lược đối tác kinh tế đến năm 2020 và nhiều văn kiện liên quan.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 này của BRICS được giới quan sát quan tâm đặc biệt. Nhà nghiên cứu chính trị thuộc Đại học New York của Mỹ, Cynthia Roberts cho rằng, Hội nghị năm nay đánh dấu bước chuyển từ trật tự thế giới cũ sang một trật tự mới đa cực mà ở đó, BRICS nổi lên với tư cách là tiếng nói có trọng lực về chính trị và tài chính. 

Thủ tướng Đức Merkel (trái) hết sức bất bình trước thông tin bị nghe lén (ảnh: Getty)

WikiLeaks ngày 8/7 tiếp tục công bố, quy mô do thám Chính phủ Đức của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) lớn hơn rất nhiều so với những gì đã công bố.

Theo WikiLeaks, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ đã do thám các thủ tướng Đức trong hơn 10 năm. Mỹ cũng nghe lén 125 số điện thoại của các quan chức chính phủ Đức. Những nhân vật bị theo dõi là những phụ tá, cố vấn hàng đầu cho Thủ tướng Đức trong các vấn đề đối ngoại và tình báo.

Những tiết lộ của WikiLeaks đưa ra chỉ một tháng sau khi Mỹ và Đức đang cố gắng thể hiện mối quan hệ đồng minh vẫn bền chặt bất chấp những thông tin nghe lén trước đó. Tháng 6 vừa qua, Đức đã kết thúc một cuộc điều tra về việc Mỹ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Merkel sau những tiết lộ của cựu nhân viên NSA Edward Snowden.

Chú thích ảnh

Nếu các chủ nợ châu Âu không nhất trí được việc khởi động lại các cuộc đàm phán về gói cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp vào ngày 12/7 tới, thì điều cần thiết với châu Âu sẽ là bắt đầu nghĩ đến những lựa chọn khác cho vấn đề Hy Lạp.

Hãng tin Reuters của Anh dẫn lời người phát ngôn Bộ Tài chính Đức Martin Jaeger đưa ra trong cuộc họp báo chính phủ thường kỳ 8/7 cho biết, Đức không thấy có lý do gì để cấp cho Hy Lạp một khoản trừ nợ hay bất cứ biện pháp nào có thể làm ảnh hưởng giá trị của các khoản tiền đã cho Hy Lạp vay.

Với câu hỏi của phóng viên về khả năng Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), người phát ngôn Bộ Tài chính Đức cũng khẳng định, chính Đức đã chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Quân đội các nước NATO chuẩn bị cuộc tập trận (Ảnh AP)

Ngày 8/7, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung trong 2 tuần với Gruzia.

Cuộc tập trận được thực hiện tại căn cứ quân sự Vaziani, gần thủ đô Tbilisi của Gruzia, nơi từng là căn cứ của lực lượng Không quân Nga 10 năm trước đây.

Cuộc tập trận sẽ tập trung vào kiểm tra các hành động gìn giữ hòa bình và sự phối hợp hỗ trợ giữa lực lượng hai bên.

Các sĩ quan trong lực lượng NATO tham gia cuộc tập trận khẳng định, Gruzia là một trong những đối tác thân cận nhất với NATO và là một trong những nước có đóng góp quan trọng nhất cho nỗ lực của NATO trong lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế.

Phía Grudia cũng khẳng định, cuộc tập trận sẽ giúp nước này xây dựng khả năng phòng thủ và phối hợp với NATO.

Grudia có được ủng hộ từ Mỹ để gia nhập NATO, tuy nhiên, động thái này vấp phải sự phản đối từ Nga./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản khiến Trung Quốc lo ngại
Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản khiến Trung Quốc lo ngại

VOV.VN -Trong Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản có nội dung chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông thời gian qua.

Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản khiến Trung Quốc lo ngại

Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản khiến Trung Quốc lo ngại

VOV.VN -Trong Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản có nội dung chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông thời gian qua.

Hoa Kỳ và NATO bắt đầu cuộc tập trận 2 tuần tại Gruzia
Hoa Kỳ và NATO bắt đầu cuộc tập trận 2 tuần tại Gruzia

VOV.VN - Ngày 8/7, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung trong 2 tuần với Gruzia.

Hoa Kỳ và NATO bắt đầu cuộc tập trận 2 tuần tại Gruzia

Hoa Kỳ và NATO bắt đầu cuộc tập trận 2 tuần tại Gruzia

VOV.VN - Ngày 8/7, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung trong 2 tuần với Gruzia.

Bê bối nghe lén đe dọa quan hệ đồng minh Mỹ - Đức
Bê bối nghe lén đe dọa quan hệ đồng minh Mỹ - Đức

VOV.VN - WikiLeaks hôm qua tiếp tục công bố, quy mô do thám Chính phủ Đức của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) lớn hơn rất nhiều so với những gì đã công bố.

Bê bối nghe lén đe dọa quan hệ đồng minh Mỹ - Đức

Bê bối nghe lén đe dọa quan hệ đồng minh Mỹ - Đức

VOV.VN - WikiLeaks hôm qua tiếp tục công bố, quy mô do thám Chính phủ Đức của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) lớn hơn rất nhiều so với những gì đã công bố.

Thượng đỉnh BRICS: Thời điểm đột phá của các nền kinh tế mới nổi
Thượng đỉnh BRICS: Thời điểm đột phá của các nền kinh tế mới nổi

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hôm nay khai mạc tại thành phố Ufa, Nga.

Thượng đỉnh BRICS: Thời điểm đột phá của các nền kinh tế mới nổi

Thượng đỉnh BRICS: Thời điểm đột phá của các nền kinh tế mới nổi

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hôm nay khai mạc tại thành phố Ufa, Nga.

Đức đã chuẩn bị cho tình huống Hy Lạp rời khỏi Eurozone
Đức đã chuẩn bị cho tình huống Hy Lạp rời khỏi Eurozone

VOV.VN - Bộ Tài chính Đức thấy không có lý do gì để cấp cho Hy Lạp một khoản trừ nợ số tiền nước này đã vay

Đức đã chuẩn bị cho tình huống Hy Lạp rời khỏi Eurozone

Đức đã chuẩn bị cho tình huống Hy Lạp rời khỏi Eurozone

VOV.VN - Bộ Tài chính Đức thấy không có lý do gì để cấp cho Hy Lạp một khoản trừ nợ số tiền nước này đã vay

Trước tòa án quốc tế, Philippines tố Trung Quốc phớt lờ luật biển
Trước tòa án quốc tế, Philippines tố Trung Quốc phớt lờ luật biển

VOV.VN - Philippines vừa kêu gọi một tòa án quốc tế khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là phi pháp.

Trước tòa án quốc tế, Philippines tố Trung Quốc phớt lờ luật biển

Trước tòa án quốc tế, Philippines tố Trung Quốc phớt lờ luật biển

VOV.VN - Philippines vừa kêu gọi một tòa án quốc tế khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là phi pháp.