Qatar đối mặt khủng hoảng lương thực vì căng thẳng ngoại giao

VOV.VN - Là quốc gia phải nhập khẩu hơn 90% lương thực, bất đồng ngoại giao có thể đẩy Qatar lâm vào khủng hoảng lương thực nghiêm trọng.

5 quốc gia Arab và Chính phủ miền Đông Libya cùng Maldives hôm qua (5/6) đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực.

Người dân Qatar đổ xô tới các siêu thị để mua sắm tích trữ lương thực đề phòng khủng hoảng thiếu. (Ảnh: Washington Post)

Là một quốc gia nhỏ và phải nhập khẩu đến hơn 90% lương thực, những bất đồng ngoại giao mới nhất có thể đẩy quốc gia Vùng Vịnh này lâm vào một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng.

Ngay sau khi 4 quốc gia Arab thông báo cắt kết nối bằng đường hàng không, đường biển và trên bộ, những hình ảnh ngập tràn trên các phương tiện truyền thông xã hội về các kệ hàng siêu thị trống rỗng tại Qatar- dấu hiệu cho thấy các chủ cửa hàng đang dự trữ thực phẩm để đề phòng trường hợp thiếu lương thực.

Qatar có diện tích sa mạc lớn, không phù hợp cho nông nghiệp. Ông Karasik, một cố vấn của Viện nghiên cứu các nước vùng Vịnh có trụ sở tại Mỹ cho rằng, Qatar nhận đến 99% lương thực từ bên ngoài. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài, đặc biệt là thực phẩm. Hầu hết thực phẩm Qatar cần phải đi qua đường biên giới trên bộ duy nhất với Saudi Arabia để vào nước này.

Vốn dĩ, lượng thực phẩm tại Qatar vào thời điểm này cũng không dồi dào vì đang trong tháng lễ Ramadan. Hiện nhiều xe tải chở thực phẩm đang bị chặn tại khu vực biên giới Saudi Arabia và Qatar. Do đó, ngay khi căng thẳng ngoại giao nổ ra, nhiều người dân đã kéo đến siêu thị để mua đồ.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay đó là nếu các nước áp đặt biện pháp trừng phạt có thể gây ra các tác động lớn về kinh tế, dẫn đến những bất ổn xã hội và chính trị. Nội các Qatar ngay lập tức trấn an người dân về nguy cơ xảy ra thiếu lương thực, đồng thời khẳng định chính phủ sẽ đưa ra mọi biện pháp cần thiết để đảm cuộc sống của người dân diễn ra bình thường.

Bên cạnh hàng dài người xếp hàng ngoài các siêu thị và các kệ trống rỗng tại những cửa hàng, căng thẳng ngoại giao cũng sẽ có tác động lớn đến kinh tế quốc gia này.

Chủ yếu các nguyên vật liệu cần thiết cho các dự án cơ sở hạ tầng và xây dựng tại Qatar cũng là nhập khẩu. Các cảng và ngành công nghiệp đóng tàu của Qatar cũng có thể đối mặt với những vấn đề lớn. Hệ thống ngân hàng cũng chịu sức ép nếu người dân rút tiền ồ ạt.

Thị trường chứng khoán tại Qatar cũng như một số nước láng giềng hôm nay giảm điểm mạnh sau khi khủng hoảng ngoại giao nổ ra.

Một chuyên gia phân tích chứng khoán tại các Tiểu vương quốc Arab thống nhất Ahmed Abdelwahid nhận định: “Các thị trường bị ảnh hưởng lẫn nhau. Trong phiên giao dịch sáng nay thị trường Qatar mở cửa đã  sụt giảm mạnh và điều này ảnh hưởng đến chúng tôi. Tôi hy vọng đây chỉ là những tác động tạm thời và thị trường sẽ sớm quay trở lại bình thường”.

Giới quan sát cho rằng, nếu căng thẳng hiện nay không được hóa giải, Qatar có thể sẽ phải xem xét các lựa chọn khác. Theo Hãng thông tấn bán chính thức Fars của Iran, Iran có thể chuyến thực phẩm tới Qatar để bù vào lượng nhập khẩu đã mất. Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu nông nghiệp Iran Reza Nouranim cho biết, những chuyến tàu như vậy có thể sẵn sàng trong 12 giờ.

Theo các chuyên gia, với những bước đi mới nhất trong nỗ lực cô lập ngoại giao nhằm vào Qatar, đi đầu là Saudi Arabia, thay vì đẩy Qatar ra khỏi Iran, thì cuộc khủng hoảng này dường như đang kéo họ về gần nhau hơn./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liệu có xảy ra cuộc chiến giữa Qatar và các nước Arab?
Liệu có xảy ra cuộc chiến giữa Qatar và các nước Arab?

VOV.VN - Khủng hoảng ngoại giao Qatar được coi là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh kể từ khi thành lập vào năm 1981.

Liệu có xảy ra cuộc chiến giữa Qatar và các nước Arab?

Liệu có xảy ra cuộc chiến giữa Qatar và các nước Arab?

VOV.VN - Khủng hoảng ngoại giao Qatar được coi là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh kể từ khi thành lập vào năm 1981.

Mỹ lên tiếng sau khi 5 nước Arab cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar
Mỹ lên tiếng sau khi 5 nước Arab cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 5/6 kêu gọi các nước vùng Vịnh giải quyết các bất đồng sau khi 5 nước cắt đứt quan hệ ngoai giao với Qatar.

Mỹ lên tiếng sau khi 5 nước Arab cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar

Mỹ lên tiếng sau khi 5 nước Arab cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 5/6 kêu gọi các nước vùng Vịnh giải quyết các bất đồng sau khi 5 nước cắt đứt quan hệ ngoai giao với Qatar.

Ai Cập yêu cầu Đại sứ Qatar phải rời khỏi Cairo trong vòng 48 giờ
Ai Cập yêu cầu Đại sứ Qatar phải rời khỏi Cairo trong vòng 48 giờ

VOV.VN - Ai Cập hôm nay (5/6) đã ra tối hậu thư yêu cầu Đại sứ Qatar tại Cairo, phải rời nước này trong 48 giờ.

Ai Cập yêu cầu Đại sứ Qatar phải rời khỏi Cairo trong vòng 48 giờ

Ai Cập yêu cầu Đại sứ Qatar phải rời khỏi Cairo trong vòng 48 giờ

VOV.VN - Ai Cập hôm nay (5/6) đã ra tối hậu thư yêu cầu Đại sứ Qatar tại Cairo, phải rời nước này trong 48 giờ.

Qatar kêu gọi giải quyết khủng hoảng ngoại giao
Qatar kêu gọi giải quyết khủng hoảng ngoại giao

VOV.VN - Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdul Rahman khẳng định, không có bất kỳ hành động làm leo thang căng thẳng nào từ phía Qatar.

Qatar kêu gọi giải quyết khủng hoảng ngoại giao

Qatar kêu gọi giải quyết khủng hoảng ngoại giao

VOV.VN - Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdul Rahman khẳng định, không có bất kỳ hành động làm leo thang căng thẳng nào từ phía Qatar.

Vụ cô lập ngoại giao: Mỹ cố gắng dàn hòa giữa Qatar và Saudi Arabia
Vụ cô lập ngoại giao: Mỹ cố gắng dàn hòa giữa Qatar và Saudi Arabia

VOV.VN - Qatar là một nước nhỏ cả về diện tích và dân số nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng về chính trị và ngoại giao đối với cường quốc Mỹ.

Vụ cô lập ngoại giao: Mỹ cố gắng dàn hòa giữa Qatar và Saudi Arabia

Vụ cô lập ngoại giao: Mỹ cố gắng dàn hòa giữa Qatar và Saudi Arabia

VOV.VN - Qatar là một nước nhỏ cả về diện tích và dân số nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng về chính trị và ngoại giao đối với cường quốc Mỹ.