Qua mặt lệnh trừng phạt, Triều Tiên thu về gần 200 triệu USD

Triều Tiên vi phạm các biện pháp trừng phạt và thu về gần 200 triệu USD từ các mặt hàng xuất khẩu bị cấm trong năm 2017.

Reuters ngày 3/2 trích dẫn báo cáo mật của nhóm giám sát Liên Hợp Quốc độc lập cho biết thông tin trên. Theo báo cáo được gửi lên Ủy ban các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Triều Tiên vận chuyển than đến cảng của một số quốc gia như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia. Để "qua mặt" lệnh trừng phạt, Bình Nhưỡng sử dụng giấy tờ giả nói rằng lượng than này có nguồn gốc từ những quốc gia như Nga và Trung Quốc, không phải Triều Tiên.

Triều Tiên vẫn duy trì xuất khẩu than đá bất chấp lệnh trừng phạt. Ảnh: New Yorrk Times.

"Triều Tiên đang qua mặt loạt biện pháp trừng phạt mới nhất thông qua việc lợi dụng chuỗi cung ứng dầu toàn cầu, các quốc gia đồng lõa, các công ty đăng ký nước ngoài và hệ thống ngân hàng quốc tế" – Reuters trích dẫn báo cáo của nhóm giám sát Liên Hợp Quốc cho biết.

Phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc hiện vẫn chưa bình luận về báo cáo nêu trên. Trước đó, Nga và Trung Quốc từng nhiều lần tuyên bố rằng họ thực hiện nghiêm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Kể từ năm 2016, Liên Hợp Quốc tăng cường trừng phạt Triều Tiên liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của quốc gia này. Lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Triều Tiên như than, sắt, chì, hàng may dệt và hải sản trong khi hạn chế quốc gia này nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Ngoài ra, báo cáo trên còn cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Syria và Myanmar. Nhóm giám sát Liên Hợp Quốc khẳng định họ đã điều tra vụ việc Syria và Myanmar đang hợp tác mua tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, bao gồm hơn 40 lô hàng được Triều Tiên bí mật cung cấp cho Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria trong giai đoạn 2012-2017.

Cuộc điều tra cho thấy "các chứng cứ mới về việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí bên cạnh những vi phạm khác, bao gồm vận chuyển các mặt hàng hỗ trợ chương trình vũ khí hóa học và tên lửa đạn đạo" – nhóm giám sát Liên Hợp Quốc khẳng định.

Trong khi phái đoàn Syria ở Liên Hợp Quốc vẫn chưa bình luận về thông tin trên, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Hau Do Suan khẳng định chính phủ Myanmar "không có bất cứ mối quan hệ vũ trang hiện hành nào với Triều Tiên" và đang tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sức mạnh quân sự đáng sợ của Triều Tiên và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên
Sức mạnh quân sự đáng sợ của Triều Tiên và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Triều Tiên lần thứ 2 táo bạo phóng tên lửa đạn đạo tầm xa qua lãnh thổ Nhật Bản bay ra Thái Bình Dương. Bán đảo Triều Tiên đã nóng lại càng nóng hơn.

Sức mạnh quân sự đáng sợ của Triều Tiên và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên

Sức mạnh quân sự đáng sợ của Triều Tiên và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Triều Tiên lần thứ 2 táo bạo phóng tên lửa đạn đạo tầm xa qua lãnh thổ Nhật Bản bay ra Thái Bình Dương. Bán đảo Triều Tiên đã nóng lại càng nóng hơn.

Triều Tiên tố Mỹ sử dụng “luật rừng” thống trị thế giới
Triều Tiên tố Mỹ sử dụng “luật rừng” thống trị thế giới

VOV.VN - Tuyên bố “nước Mỹ trên hết” sẽ làm giảm vai trò và sự ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. 

Triều Tiên tố Mỹ sử dụng “luật rừng” thống trị thế giới

Triều Tiên tố Mỹ sử dụng “luật rừng” thống trị thế giới

VOV.VN - Tuyên bố “nước Mỹ trên hết” sẽ làm giảm vai trò và sự ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. 

Mỹ nghi Triều Tiên đang che giấu bí mật về tên lửa ICMB
Mỹ nghi Triều Tiên đang che giấu bí mật về tên lửa ICMB

VOV.VN - Theo phía Mỹ, có thể Triều Tiên đã sở hữu tất cả công nghệ và phần phụ trợ của ICBM nhưng chưa công khai. 

Mỹ nghi Triều Tiên đang che giấu bí mật về tên lửa ICMB

Mỹ nghi Triều Tiên đang che giấu bí mật về tên lửa ICMB

VOV.VN - Theo phía Mỹ, có thể Triều Tiên đã sở hữu tất cả công nghệ và phần phụ trợ của ICBM nhưng chưa công khai.