Quan chức CDC Trung Quốc xác nhận vaccine Sinovac hiệu quả không cao

VOV.VN - Quan chức đứng đầu CDC Trung Quốc đã thừa nhận vaccine Sinovac của nước này hiệu quả không cao.

Trong một động thái hiếm hoi, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) Gao Fu thừa nhận tại buổi họp báo hôm 10/4 ở Thành Đô rằng, vaccine Sinovac của nước này "không có tỷ lệ bảo vệ cao" và chính phủ đang cân nhắc đến việc kết hợp các loại vaccine để nâng cao hiệu quả.

Bắc Kinh đã phân phối hàng triệu liều vaccine Covid-19 ra nước ngoài, đồng thời đặt câu hỏi về tính hiệu quả của vaccine mRNA Covid-19 mà Pfizer-BioNTech sản xuất.

"Hiện chúng tôi vẫn đang xem xét chính thức về việc liệu có nên sử dụng các loại vaccine khác nhau theo các công nghệ khác nhau trong quá trình tiêm chủng hay không", ông Gao Fu nhận định.

Các quan chức Trung Quốc tại buổi họp báo hôm 11/4 không phản hồi trực tiếp trước những câu hỏi về bình luận của ông Gao cũng như những thay đổi có thể xảy ra trong kế hoạch chính thức. Tuy nhiên, một quan chức CDC khác nhận định, các nhà phát triển vaccine của Trung Quốc đang nghiên cứu vaccine mRNA.

"Vaccine mRNA được phát triển tại Trung Quốc cũng đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng", quan chức CDC Wang Huaqing cho biết.

Người phát ngôn Sinovac là Liu Peicheng thừa nhận mức độ hiệu quả khác nhau của vaccine Covid-19 do công ty này sản xuất, song cho rằng sự khác biệt có thể là do độ tuổi của những người tham gia nghiên cứu, chủng virus và các yếu tố khác.

Theo AP, một nghiên cứu ở Brazil đã chỉ ra rằng, vaccine Sinovac, một mẫu vaccine COVID-19 do Trung Quốc chế tạo, có hiệu quả chỉ vào khoảng 50,4% trong ngăn chặn các ca lây nhiễm có triệu chứng. Trong khi đó, tỷ lệ tương tự của vaccine do hãng dược Pfizer điều chế lên đến 97%.

Tờ SCMP ngày 9/4 dẫn kết quả tiêm chủng ở Chile do Đại học Chile thống kê thì thông báo mẫu vaccine Sinovac của Trung Quốc có hiệu quả vào khoảng 56,5% sau hai tuần kể từ khi tiêm mũi thứ hai. Nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả ngừa bệnh sẽ chỉ vào khoảng 3% nếu người tiêm chỉ tiêm một mũi.

Trung Quốc vẫn chưa thông qua bất kỳ vaccine nước ngoài nào được sử dụng ở nước này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình trạng thiếu vaccine ngừa Covid-19 tấn công các nước nghèo
Tình trạng thiếu vaccine ngừa Covid-19 tấn công các nước nghèo

VOV.VN - Trong khi Mỹ và một số nước phát triển đã hoàn thành hoặc bắt đầu tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 2, thì hàng chục quốc gia nghèo trên thế giới vẫn chưa thể và thậm chí còn bị đình trệ ngay từ những mũi tiêm đầu tiên.

Tình trạng thiếu vaccine ngừa Covid-19 tấn công các nước nghèo

Tình trạng thiếu vaccine ngừa Covid-19 tấn công các nước nghèo

VOV.VN - Trong khi Mỹ và một số nước phát triển đã hoàn thành hoặc bắt đầu tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 2, thì hàng chục quốc gia nghèo trên thế giới vẫn chưa thể và thậm chí còn bị đình trệ ngay từ những mũi tiêm đầu tiên.

Hơn 1 triệu người Campuchia đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19
Hơn 1 triệu người Campuchia đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Tính tới hết ngày 11/4, đã có hơn 1 triệu người Campuchia được tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhờ nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng của Chính phủ.

Hơn 1 triệu người Campuchia đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19

Hơn 1 triệu người Campuchia đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Tính tới hết ngày 11/4, đã có hơn 1 triệu người Campuchia được tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhờ nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng của Chính phủ.

Bulgaria đạt thỏa thuận mua 2,7 triệu vaccine Pfizer
Bulgaria đạt thỏa thuận mua 2,7 triệu vaccine Pfizer

VOV.VN - Thủ tướng Bulgaria cho biết nước này dự kiến sẽ tiếp nhận 2,7 triệu liều vaccine Pfizer chống lại Covid-19 vào tháng 4 và tháng 5.

Bulgaria đạt thỏa thuận mua 2,7 triệu vaccine Pfizer

Bulgaria đạt thỏa thuận mua 2,7 triệu vaccine Pfizer

VOV.VN - Thủ tướng Bulgaria cho biết nước này dự kiến sẽ tiếp nhận 2,7 triệu liều vaccine Pfizer chống lại Covid-19 vào tháng 4 và tháng 5.