2012 - Nước Pháp vật vã tìm kiếm sự thay đổi

(VOV) - Tân Chính phủ của ông Hollande đã thổi một luồng gió mới vào chính trường Pháp với nhiều gương mặt trẻ, gồm cả phái nữ.

Từ những chuyển động chính trị trên chính trường Pháp tới việc Pháp tổ chức bầu cử và chọn ra Tổng thống mới và việc giải quyết khủng hoảng nợ công tại châu Âu, năm 2012 vừa qua là một năm vất vả nhưng cũng đầy ắp những sự kiện đối với nền chính trị và ngoại giao của Pháp.

Khát khao đổi thay

Năm 2012 có thể nói là một năm nước Pháp vật vã tìm kiếm sự “thay đổi”. Cũng chính vì mong muốn này, cử tri Pháp đã lựa chọn ứng cử viên của đảng Xã hội với khẩu hiệu “Thay đổi từ bây giờ”. Chính phủ mới của Tổng thống Francois Hollande lên nhậm chức vào tháng 5 đã thổi một luồng gió mới vào chính trường Pháp với nhiều gương mặt trẻ, trong đó có một số bộ trưởng nữ trẻ tuổi.  

Phía đảng Liên minh vì Phong trào Nhân dân cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm xốc lại hình ảnh, làm mới mình sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống. Không phải ngẫu nhiên khi cựu Tổng thống Sarkozy và đảng Liên minh vì Phong trào nhân dân (UMP) lại chọn “Nước Pháp mạnh” (La France Forte) làm khẩu hiệu tranh cử nhằm cứu vãn hình ảnh của mình và đánh vào mong muốn của người dân Pháp.

Cựu Tổng thống Sarkozy cũng là người được đánh giá là đầy tham vọng khi đưa ra những ý tưởng cải cách kinh tế và chống khủng hoảng như tăng thuế giá trị gia tăng, tăng thuế thu nhập đánh vào tầng lớp giàu có, đánh thuế vào các giao dịch tài chính…

Tuy nhiên, những nỗ lực cuối cùng của ông Sarkozy đã không đủ để giúp ông tái cử. Sự ra đi của ông Sarkozy đã để lại chỗ trống nghiêm trọng với nguy cơ chia rẽ và tan rã lớn đối với đảng UMP khi các lãnh tụ của đảng này bị cuốn vào cuộc chiến nhằm chọn ra thủ lĩnh mới của đảng.

Nội các mới của ông Hollande, nhậm chức hồi tháng 5/2012 (ảnh: theotherschookofeconomics)

Sự tranh giành quyền lãnh đạo UMP giữa cựu Thủ tướng François Fillon và Thượng nghị sĩ François Copé không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của UMP mà còn tạo cơ hội để các đảng nhỏ như đảng cực hữu Mặt trận quốc gia (FN) của bà Marine Le Pen và đảng Liên minh Dân chủ và Độc lập (UDI) mới được thành lập của ông Jean François Borloo vươn lên hòng giành quyền lãnh đạo phe cánh hữu của Pháp.

Tuy nhiên, tình hình thực tế không cho phép cả đảng Xã hội và đảng Liên minh vì Phong trào Nhân dân tạo nên một hình ảnh mới mẻ và khả quan hơn trong mắt công chúng. Cái vòng luẩn quẩn của khủng hoảng tài chính- chính trị và xã hội tiếp tục đeo bám và làm đau đầu chính quyền của tổng thống Hollande. Từ lời hứa hẹn tranh cử đến thực hiện những cam kết đó là cả một khoảng cách.

Giáo sư Steven Ekovich của trường Đại học Mỹ tại Paris đánh giá: “Những thách thức đối với Tổng thống Hollande trong năm 2012 là cố gắng tôn trọng những hứa hẹn đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Điều này là rất khó vì nước Pháp đang ở vào tình trạng kinh tế khó khăn. Trong hoàn cảnh như vậy, ông Hollande đã cố thử áp dụng một vài biện pháp theo tư tưởng tự do. Và việc áp dụng những biện pháp này cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ một số tôn chỉ lập trường của cánh tả. Do đó, tương lai của những lựa chọn này là khá hạn chế và khó chọn lựa. Và do những ưu tiên chính sách xã hội của ông Hollande rất rộng nên và rất khó thực hiện vì tình hình kinh tế còn rất khó khăn”.

Trước những “di sản” về một nền kinh tế trên đà suy thoái tưởng như đã “chạm đáy”, sự bảo thủ và phong cách “ì ạch” vốn đã ăn sâu vào nền kinh tế Pháp, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế Pháp giảm sút mạnh…, cộng thêm với một số “chệch choạc” ban đầu trong việc vận hành chính phủ, Tổng thống Hollande và cộng sự của mình, Thủ tướng Jean Marc Ayrault, đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm ra giải pháp nhằm vực dậy nền kinh tế và đưa nước Pháp thoát khỏi khủng hoảng.

Trong cơn bão khủng hoảng, 6 tháng cuối năm 2012 cũng ghi nhận sự xích lại gần về quan điểm và giải pháp giải quyết khủng hoảng, khi chính phủ của Tổng thống mới đắc cử François Hollande đã buộc phải dùng đến những giải pháp mà chính phủ cánh hữu trước kia đã từng đề xuất. Chưa biết tác dụng của các biện pháp này sẽ đi đến đâu và có thể đưa nước Pháp thoát khỏi khủng hoảng hay không, nhưng Tổng thống Hollande và chính phủ của ông đã phải chịu những sức ép không nhỏ của dư luận. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande liên tục giảm và ông Hollande trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa thứ 5 của Pháp có tỷ lệ ủng hộ dưới 40% sau 6 tháng cầm quyền.

Ông Jean Charles Negre, thành viên đảng Cộng sản Pháp (PCF) nhận xét: “Tôi cho rằng tỷ lệ phần trăm ủng hộ đối với Thủ tướng và Tổng thống Pháp cho thấy một sự đáng lo ngại từ phía đa số người dân Pháp, nhất là đối với các cử tri cánh tả - những người đã trao quyền lực cho ông Hollande, đã kỳ vọng những chính sách được chính phủ áp dụng sẽ khác với những chính sách dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy. Nếu các cử tri cánh tả và cử tri nói chung bỏ phiếu chờ đợi chính phủ sẽ thực thi những chính sách theo nhu cầu của họ, thì hiện họ lại rất nghi ngờ về những chính sách đang được chính phủ hiện nay áp dụng”.

Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn này, Tổng thống Hollande đã cho thấy hình ảnh của một người lãnh đạo có bản lĩnh, tạo niềm tin và sẵn sàng cùng chính phủ của mình đương đầu với những khó khăn thử thách phía trước.

Vấn đề kinh tế chi phối chính trường Pháp năm 2012

Năm 2012, tình hình kinh tế - xã hội của Pháp tiếp tục đi xuống do tác động của cuộc khủng hoảng toàn diện tài chính- nợ công- khủng hoảng xã hội. Chính vấn đề kinh tế là yếu tố quyết định dẫn đến việc người dân Pháp muốn có “sự thay đổi” và điều này được thể hiện mạnh mẽ trong các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội. Năm 2012 chứng kiến những nỗ lực không thành của nước Pháp trong việc bảo vệ mức tín nhiệm AAA và rốt cuộc các cố gắng đến cùng để bảo vệ mức tín nhiệm đó đã phải nhường chỗ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và việc làm.

Giống như ở nhiều nước châu Âu khác, kinh tế Pháp năm 2012 gần như không tăng trưởng khi chỉ số tăng trưởng ở các quý và của cả năm đều ở mức xấp xỉ 0%. Tỷ lệ thất nghiệp của Pháp cũng ở mức kỷ lục (xấp xỉ 10% vào tháng 5 - tháng bầu cử Tổng thống và xấp xỉ 13% vào thời điểm chuẩn bị đón năm mới 2013). Những giải pháp của chính phủ Pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và giữ chỉ số xếp hạng tín dụng AAA… đã ảnh hưởng nặng tới nền kinh tế - xã hội Pháp khi hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, đời sống nhân dân tiếp tục khó khăn với các biện pháp thắt chặt chi tiêu của chính phủ, cắt giảm nhân công...

Thành tích kinh tế yếu kém trong 5 năm cầm quyền, những rắc rối liên quan đến phong cách cá nhân và những phát biểu “gây sốc”, những mối liên hệ mờ ám tới các vụ bê bối kinh tế, cộng thêm với những sai lầm trong tranh cử… đã khiến đa số cử tri Pháp quay lưng lại với Tổng thống Nicolas Sarkozy và đảng Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP), chấm dứt sự lãnh đạo của cánh hữu sau hơn 17 năm cầm quyền.

Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Hollande lại không dễ tạo nên một tình hình kinh tế khả quan hơn. Làn sóng cắt giảm nhân công lớn của các tập đoàn hàng đầu của Pháp như hãng sản xuất ô-tô PSA Peugeot Citoyen, hãng hàng không Pháp Air France, tập đoàn về dụng cụ làm vườn Neo Security… đã khiến cả nước Pháp bàng hoàng. Thêm vào đó, xu hướng tầng lớp giàu có của Pháp đổ xô ra nước ngoài xin quốc tịch để “né thuế thu nhập” như vụ tỷ phú Bernard Arnault đệ đơn xin quốc tịch Bỉ và vụ diễn viên điện ảnh Gérard Depardieu từ chối quốc tịch Pháp… và việc Pháp mất hệ số xếp hạng tín dụng vàng AAA tiếp tục “gây sốc” và đẩy dồn sức ép lên chính phủ. Những vấn đề này cho thấy kinh tế sẽ tiếp tục là thách thức lớn đối với chính phủ của Tổng thống Hollande trong năm 2013.

Nét mới trong quan hệ đối ngoại

Mặc dù sự sôi động của tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của Pháp có vị trí lấn lướt, nhưng không thể phủ nhận những thành tựu về đối ngoại của Pháp trong năm 2012.

Đầu tiên, không thể không nhắc đến là sự gắn kết chặt chẽ trong quan hệ Pháp-Đức trên trận tuyến chung đối phó với cơn bão khủng hoảng tài chính và nợ công Châu Âu.

Giáo sư Steven Ekovich đánh giá trục Pháp- Đức đã được duy trì tốt dưới thời tổng thống mới Francois Hollande.

“Phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Pháp là chính sách của nước này đối với Châu Âu và Liên minh Châu Âu,” Giáo sư Ekovich nói. “Ở một mức độ nào đó, nước Pháp và nước Đức, Tổng thống Hollande và Thủ tướng Merkel đã thể hiện sự đồng thuận về một chính sách chung đối với những vấn đề lớn của châu Âu, như vấn đề nợ công hiện nay ở Hy Lạp”.

Có thể nói, mặc dù có sự thay đổi lãnh đạo trên chính trường Pháp và dù trong quá trình vận động tranh cử, Tổng thống Hollande từng nhiều lần lớn tiếng đòi đàm phán lại các thỏa thuận trước đây dưới thời ông Sarkozy, nhưng không vì thế mà “cặp bài trùng” Pháp-Đức lại mất đi sự thống nhất trong việc đưa ra hầu như mọi quyết sách của Liên minh châu Âu (EU). Trong cuộc chiến chống khủng hoảng nợ công châu Âu, Pháp tiếp tục bảo vệ 3 ưu tiên “cơ bản” là tăng trưởng, ổn định lại tài chính và củng cố liên minh kinh tế và tiền tệ; thúc đẩy việc thực hiện thuế đánh vào các giao dịch tài chính; sử dụng tổng thể các công cụ của liên minh và định hướng lại các công cụ này; đồng thời hối thúc việc thành lập một “liên minh ngân hàng” nhằm giảm gánh nặng cho Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (MES)...

Tuy nhiên, những thay đổi thật sự trong quan hệ đối ngoại của Pháp là sự “can dự trở lại” tại những nơi trong quá khứ nước Pháp từng có ảnh hưởng như Algeria, Libya, xung đột giữa Israel và Palestine, khu vực Trung và Tây Phi… (dĩ nhiên là có tính toán về lợi ích mà nước Pháp có thể có được). Trong đó, khu vực châu Phi và Trung Đông được Chính phủ mới của Pháp đặc biệt chú ý thông qua các chuyến thăm của Tổng thống và Thủ tướng mới của Pháp tới các khu vực này nhằm tìm lối thoát và mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp Pháp.

Ở khu vực châu Á, không còn chỉ tập trung vào Trung Quốc như chính phủ tiền nhiệm, chuyến thăm của tân Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault tới Singapore và Philippines được đánh giá là động thái “ngoại giao kinh tế”, mà theo lời ông Ayrault, chuyến thăm là để sửa chữa tình trạng vắng mặt “không bình thường” của Pháp tại khu vực này.

Cũng trong năm 2012, Pháp đã hoàn thành sớm việc rút quân tại Afghanistan theo cam kết tranh cử của Tổng thống Hollande, chấm dứt chuỗi những thống kê buồn về tình trạng thương vong của binh lính Pháp tại đây kể từ khi tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO (ISAF) tại Afghanistan năm 2001.

Năm 2012 khép lại một bức tranh không sáng sủa hơn nhiều so với trước về nhiều mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Sự ra đi của nhiều nhân vật nổi tiếng nước Pháp diễn ra vào cuối năm như một lời cảnh báo nghiêm túc đối với chính quyền của Tổng thống Francois Hollande, rằng cần phải xem lại chính sách đánh thuế 75% xem có hợp lí hay không; hoặc là phải tính toán lại các kẽ hở để những nhân vật giàu sụ không thể rời bỏ nước Pháp. Trong năm 2013, người dân Pháp đặt kỳ vọng chính phủ của đảng Xã hội sẽ “quen tay” hơn trong chèo lái đất nước và đưa nước Pháp đạt được một số kết quả. Nhưng cũng không ít người tỏ ra “hoài nghi” trước lời hứa đầu năm về việc làm và tăng trưởng mà ông Hollande đưa ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Hollande liệu có chấm dứt 17 năm cầm quyền của cánh hữu?
Ông Hollande liệu có chấm dứt 17 năm cầm quyền của cánh hữu?

Vẫn còn một lượng quan trọng cử tri, chiếm khoảng 20%, cho biết họ vẫn chưa quyết định sẽ chọn lựa ai trong 2 ứng cử viên François Hollande và Nicolas Sarkozy

Ông Hollande liệu có chấm dứt 17 năm cầm quyền của cánh hữu?

Ông Hollande liệu có chấm dứt 17 năm cầm quyền của cánh hữu?

Vẫn còn một lượng quan trọng cử tri, chiếm khoảng 20%, cho biết họ vẫn chưa quyết định sẽ chọn lựa ai trong 2 ứng cử viên François Hollande và Nicolas Sarkozy

Nhiều người Pháp hoài nghi chính sách của chính phủ Hollande
Nhiều người Pháp hoài nghi chính sách của chính phủ Hollande

100 ngày sau khi trúng cử Tổng thống Pháp, ông Hollande chưa thực sự thuyết phục được đa số người dân nước này.

Nhiều người Pháp hoài nghi chính sách của chính phủ Hollande

Nhiều người Pháp hoài nghi chính sách của chính phủ Hollande

100 ngày sau khi trúng cử Tổng thống Pháp, ông Hollande chưa thực sự thuyết phục được đa số người dân nước này.

Pháp: Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande giảm mạnh
Pháp: Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande giảm mạnh

(VOV) -Theo cuộc khảo sát, chỉ có 43% cử tri Pháp cảm thấy hài lòng với vị Tổng thống thuộc Đảng Xã hội Pháp.

Pháp: Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande giảm mạnh

Pháp: Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande giảm mạnh

(VOV) -Theo cuộc khảo sát, chỉ có 43% cử tri Pháp cảm thấy hài lòng với vị Tổng thống thuộc Đảng Xã hội Pháp.

Những làn sóng ngầm trong chính trường Pháp
Những làn sóng ngầm trong chính trường Pháp

(VOV) - Khơi mào cho những bất ổn trên chính trường Pháp là sự kiện thành lập đảng mới của Chủ tịch đảng Cấp tiến Jean- Louis Borloo.

Những làn sóng ngầm trong chính trường Pháp

Những làn sóng ngầm trong chính trường Pháp

(VOV) - Khơi mào cho những bất ổn trên chính trường Pháp là sự kiện thành lập đảng mới của Chủ tịch đảng Cấp tiến Jean- Louis Borloo.

“Bóng ma” cực hữu lại lơ lửng trên chính trường Pháp
“Bóng ma” cực hữu lại lơ lửng trên chính trường Pháp

Những ngày gần đây chính trường Pháp “dậy sóng”gây chú ý của công luận

“Bóng ma” cực hữu lại lơ lửng trên chính trường Pháp

“Bóng ma” cực hữu lại lơ lửng trên chính trường Pháp

Những ngày gần đây chính trường Pháp “dậy sóng”gây chú ý của công luận

Ông Hollande quan tâm tới sự phát triển của EU
Ông Hollande quan tâm tới sự phát triển của EU

Nếu giành chiến thắng, ngay trong tối 6/5, ông Hollande có thể trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel để bàn về thúc đẩy sự phát triển của EU.  

Ông Hollande quan tâm tới sự phát triển của EU

Ông Hollande quan tâm tới sự phát triển của EU

Nếu giành chiến thắng, ngay trong tối 6/5, ông Hollande có thể trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel để bàn về thúc đẩy sự phát triển của EU.  

100 ngày cầm quyền của Tổng thống Pháp Hollande: Không có mật ngọt
100 ngày cầm quyền của Tổng thống Pháp Hollande: Không có mật ngọt

Giành chiến thắng lịch sử, nhưng vị tổng thống mới không thể tận hưởng những ngày “trăng mật” sau bầu cử, bởi tình hình đất nước và kỳ vọng của người dân.

100 ngày cầm quyền của Tổng thống Pháp Hollande: Không có mật ngọt

100 ngày cầm quyền của Tổng thống Pháp Hollande: Không có mật ngọt

Giành chiến thắng lịch sử, nhưng vị tổng thống mới không thể tận hưởng những ngày “trăng mật” sau bầu cử, bởi tình hình đất nước và kỳ vọng của người dân.

Pháp: Đình công đầu tiên dưới thời Tổng thống Hollande
Pháp: Đình công đầu tiên dưới thời Tổng thống Hollande

(VOV) - Hôm 25/10, một loạt các chuyến tàu đã bị hủy do các công nhân đường sắt Pháp đình công.

Pháp: Đình công đầu tiên dưới thời Tổng thống Hollande

Pháp: Đình công đầu tiên dưới thời Tổng thống Hollande

(VOV) - Hôm 25/10, một loạt các chuyến tàu đã bị hủy do các công nhân đường sắt Pháp đình công.

Ông François Hollande chính thức trở thành Tổng thống Pháp
Ông François Hollande chính thức trở thành Tổng thống Pháp

Cuộc chuyển giao quyền lực chính thức hoàn tất ngày hôm nay khi ông Francois Hollande làm lễ nhậm chức tại Điện Elysee.

Ông François Hollande chính thức trở thành Tổng thống Pháp

Ông François Hollande chính thức trở thành Tổng thống Pháp

Cuộc chuyển giao quyền lực chính thức hoàn tất ngày hôm nay khi ông Francois Hollande làm lễ nhậm chức tại Điện Elysee.