3 lý do thúc đẩy Hàn Quốc “sốt sắng” đối thoại với Triều Tiên

VOV.VN - Hàn Quốc những ngày qua sốt sắng thúc đẩy đối thoại với Triều Tiên.  Đâu là các lý do khiến Hàn Quốc làm vậy?

Hàn Quốc hôm 17/7 kêu gọi CHDCND Triều Tiên tích cực đáp lại đề xuất của nước này, nhằm hướng tới nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và phát triển quan hệ liên Triều.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: NK News.

Lời kêu gọi này đưa ra sau đề nghị đối thoại quân sự liên Triều của Hàn Quốc - được cho là cơ hội để hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Theo giới quan sát nhận định, đối mặt với một Triều Tiên khó định đoán và năng lực quốc phòng gia tăng, Chính phủ mới của Hàn Quốc đang phải đối mặt với sức ép cần phải bắt đầu các cuộc đối thoại mới với Triều Tiên.

Hàn Quốc hôm qua (17//7) tiếp tục đề nghị Triều Tiên tổ chức cuộc họp Hội chữ thập đỏ liên Triều vào ngày 4/10 tới, nhân dịp Tết Trung thu và cũng là kỷ niệm 10 năm ngày hai nước ký Tuyên bố chung liên Triều (4/10/2007).

Cuộc họp này nhằm mục đích chuẩn bị cho chương trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Đề xuất được đưa ra theo "Sáng kiến hòa bình Bán đảo Triều Tiên", được Tổng thống Moon Jae-in công bố hôm 6/7 vừa qua tại Berlin (Đức).

Các quan chức Hàn Quốc hôm qua cũng kêu gọi Triều Tiên tích cực đáp lại đề xuất đối thoại quân sự, cho rằng đây là cơ hội để thúc đẩy quan hệ hai miền, tạo nên những bước tiến mới trong tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Ngay sau khi Hàn Quốc đưa ra đề xuất nói trên, Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng, hai bên sẽ có những bước đi đúng đắn để nối lại đối thoại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nhấn mạnh: “Chúng tôi hi vọng Triều Tiên và Hàn Quốc có thể đi theo định hướng đúng đắn và tạo ra các điều kiện để phá vỡ các bế tắc, nối lại đối thoại và tham vấn. Chúng tôi cũng hi vọng tất cả các bên và cộng đồng quốc tế có thể hiểu và hỗ trợ các điều kiện, đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”.

Nếu Triều Tiên đồng ý với đề xuất của Hàn Quốc, đây sẽ là cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai chính phủ kể từ năm 2015. Đề xuất đưa ra sau một loạt các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên, bao gồm vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hôm mùng 4/7 vừa qua có thể chạm tới lãnh thổ Mỹ.

Mặc dù vào thời điểm này khó có thể đánh giá chính xác liệu chính sách đối thoại của Hàn Quốc với Triều Tiên có hiệu quả không và có thể vấp phải sự phản đối của Mỹ, nhưng giới quan sát nhận định có 3 lí do buộc chính quyền mới tại Hàn Quốc phải thúc đẩy đối thoại với Triều Tiên.

Thứ nhất, áp dụng bất cứ hành động quân sự nào với Triều Tiên vào thời  điểm này cũng là một “thảm kịch” đối với Hàn Quốc. Bất chấp sự trấn an của Mỹ thì Hàn Quốc vẫn phải lo cho mình trước tiên. Lo ngại của quốc tế hiện nay đó là các loại vũ khí và công nghệ tên lửa tiên tiến của Triều Tiên.

Các quan chức Mỹ vẫn cho rằng, Triều Tiên chưa đủ khả năng để thực hiện vụ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể nhằm mục tiêu đến Mỹ. Tuy nhiên đối với Hàn Quốc thì mối lo ngại này thực sự hiện hữu.

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ cách 30 dặm từ Khu vực phi quân sự (DMZ). Thành phố này dễ dàng nằm trong tầm ngắm trong các vụ tấn công của Triều Tiên, có thể gây thiệt hại lớn trong thời gian ngắn.

Theo ước tính năm 2012, có khoảng 64.000 người có thể bị thiệt mạng trong ngày đầu tiên nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc. Viễn cảnh xấu hơn nữa đó là Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân có thể làm “con bài răn đe quân sự” hiệu quả đối với bất cứ hành động quân sự nào trong tương lai nhằm vào nước này.

Lí do thứ 2 là chính quyền mới tại Hàn Quốc hiểu rõ các biện pháp trừng phạt thời gian qua không làm thay đổi lập trường của Triều Tiên. Một lựa chọn mà các nước sử dụng nhằm đối phó với Triều Tiên đó là gia tăng sức ép kinh tế. Mặc dù giải pháp này đã có hiệu quả trong việc đưa Iran ngồi vào bàn đàm phán hạt nhân, nhưng Triều Tiên là một trường hợp hoàn toàn khác.

Triều Tiên đã bị áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt nhiều năm qua. Tuy nhiên, càng bị trừng phạt, Triều Tiên dường như càng củng cố quyết tâm theo đuổi các công nghệ  vũ khí hạt nhân.

Các chuyên gia cho rằng, Triều Tiên có đủ khôn ngoan để tránh những giới hạn kinh tế mà các nước áp đặt. Mỹ hiện vẫn mong muốn thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế, trong đó gia tăng sức ép lên các công ty của Trung Quốc hợp tác với Triều Tiên.

Tuy nhiên sẽ khó để các nước lớn như Nga hay Trung Quốc thực hiện đầy đủ các biện pháp gia tăng sức ép kinh tế với Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên nhưng cũng không muốn làm xấu đi mối quan hệ với Trung Quốc.

Lí do cuối cùng mà giới chuyên gia cho là sẽ buộc chính phủ Hàn Quốc phải cải thiện quan hệ với Triều Tiên là các cuộc đối thoại trước đây luôn chứng minh mang lại hiệu quả tích cực.

Ông Moon Jae-in không phải là nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên tìm cách đối thoại với Triều Tiên. Hai Tổng thống tiền nhiệm Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun đã áp dụng “Chính sách Ánh dương” năm 1998 và 2008, khuyến khích kết nối chính trị và kinh tế với Triều Tiên.

Là một nhà hoạt động trong chiến dịch của Tổng thống Roh Moo-hyun ông Moon Jae-in hiểu rõ chính sách này. Lập trường mềm mỏng với Triều Tiên cũng được cho là một yếu tố quan trọng giúp tăng tỉ lệ ủng hộ cho ông Moon Jae-in trong đợt bầu cử Tổng thống Hàn Quốc vừa qua. Ông Moon Jae-in cũng là một Tổng thống có tỉ lệ ủng hộ cao nhất trong thời gian đầu của nhiệm kì. 

Hiện chưa rõ liệu Hàn Quốc có đề xuất quá nhiều nhượng bộ và chính sách đối thoại này có hiệu quả hay không nhưng chính phủ Hàn Quốc cho rằng, đối thoại sẽ là lựa chọn tốt nhất vào thời điểm hiện nay. Một cuộc khảo sát gần đây cũng cho thấy, 76,9% người dân Hàn Quốc mong muốn đối thoại liên Triều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói về vụ THAAD gây “sốc” cho Tổng thống Moon
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói về vụ THAAD gây “sốc” cho Tổng thống Moon

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Moon tuyên bố bị “sốc” khi không được báo cáo về việc triển khai THAAD, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã phải hứng chịu bùa rìu dư luận.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói về vụ THAAD gây “sốc” cho Tổng thống Moon

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói về vụ THAAD gây “sốc” cho Tổng thống Moon

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Moon tuyên bố bị “sốc” khi không được báo cáo về việc triển khai THAAD, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã phải hứng chịu bùa rìu dư luận.

Hàn Quốc chủ động đề nghị đàm phán quân sự với Triều Tiên
Hàn Quốc chủ động đề nghị đàm phán quân sự với Triều Tiên

VOV.VN - Đây là đề nghị đàm phán chính thức đầu tiên với Triều Tiên của Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Hàn Quốc chủ động đề nghị đàm phán quân sự với Triều Tiên

Hàn Quốc chủ động đề nghị đàm phán quân sự với Triều Tiên

VOV.VN - Đây là đề nghị đàm phán chính thức đầu tiên với Triều Tiên của Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Cuộc họp Ngoại trưởng EU: Ưu tiên vấn đề Triều Tiên và di cư
Cuộc họp Ngoại trưởng EU: Ưu tiên vấn đề Triều Tiên và di cư

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) tiến hành nhóm họp, trong đó đặt trọng tâm vào vấn đề liên quan đến Triều Tiên và nạn di cư trên Địa Trung Hải.

Cuộc họp Ngoại trưởng EU: Ưu tiên vấn đề Triều Tiên và di cư

Cuộc họp Ngoại trưởng EU: Ưu tiên vấn đề Triều Tiên và di cư

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) tiến hành nhóm họp, trong đó đặt trọng tâm vào vấn đề liên quan đến Triều Tiên và nạn di cư trên Địa Trung Hải.

Mỹ thanh minh về vụ Tổng thống Hàn Quốc Moon bị “sốc” về THAAD
Mỹ thanh minh về vụ Tổng thống Hàn Quốc Moon bị “sốc” về THAAD

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 31/5 khẳng định “minh bạch hoàn toàn” với chính phủ Hàn Quốc về việc triển khai hệ thống vũ khí THAAD.

Mỹ thanh minh về vụ Tổng thống Hàn Quốc Moon bị “sốc” về THAAD

Mỹ thanh minh về vụ Tổng thống Hàn Quốc Moon bị “sốc” về THAAD

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 31/5 khẳng định “minh bạch hoàn toàn” với chính phủ Hàn Quốc về việc triển khai hệ thống vũ khí THAAD.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lần đầu công du Mỹ
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lần đầu công du Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 29/6 đã có cuộc tọa đàm với lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong chuyến công du đầu tiên tới nước này.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lần đầu công du Mỹ

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lần đầu công du Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 29/6 đã có cuộc tọa đàm với lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong chuyến công du đầu tiên tới nước này.