5 bí ẩn chưa lời đáp về điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ của Mueller

VOV.VN - Mặc dù bản báo cáo dài tới 448 trang, nhưng Công tố viên đặc biệt Mueller vẫn để lại những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ hoặc mới chỉ được giải đáp một phần.

Bản báo cáo 448 trang, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã bao quát một lượng lớn các cơ sở, từ các mối liên hệ chiến dịch tranh cử của ông Trump với phía Nga cho tới việc Tổng thống Trump cố cản trở cuộc điều tra của Mueller.

Tuy nhiên, dù Mueller đã kết luận ban chiến dịch của ông Trump không câu kết với Nga, nhưng bản báo cáo của ông cũng không giải đáp hết mọi bí mật xung quanh cáo buộc Nga cố can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Ảnh: CNN

Dưới đây là 5 bí mật vẫn chưa được giải đáp liên quan đến điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Liên kết bí mật giữa Tổ chức Trump và Alfa Bank của Nga?

Ngay từ trước khi ông Mueller được chỉ định điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, FBI đã đang kiểm tra vì sao Alfa Bank, Ngân hàng thương mại lớn nhất của Nga do nhân vật có quan hệ thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng đầu, đã nhiều lần tìm cách kết nối với một máy chủ do Tổ chức Trump (Trump Organization) sử dụng từ tháng 5-9/2016.

Rất nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia an ninh mạng độc lập, trong đó có nhiều người từng là nhân viên cấp cao trong Lâu Năm Góc, Nhà Trắng và cộng đồng tình báo, vẫn khẳng định rằng thời gian và mức độ thường xuyên của hoạt động tìm cách kết nối với máy chủ là không phù hợp với một quy trình được tự động hóa.

“Thời gian của liên lạc không phải là ngẫu nhiên và nó cũng không mang tính chu kỳ thường xuyên. Nó giống với các hoạt động do con người tác động hơn”, một nhà nghiên cứu nói với New Yorker hồi tháng 10 [năm 2016].

Theo báo cáo của Mueller, CEO Alfa Bank là Petr Aven đã từng muốn kết nối với nhóm chuyển giao của ông Trump vào tháng 12/2016. Những nỗ lực này sau đó có vẻ như đã không thành công và Văn phòng Công tố viên đặc biệt Mueller cho rằng hoạt động liên quan đến máy chủ của Tổ chức Trump là không quan trọng và gạt nó ra khỏi báo cáo của mình.

Tuy nhiên, vẫn chưa có lời giải thích toàn diện về việc những nỗ lực liên kết tới máy chủ của Tổ chức Trump đã chấm dứt đột ngột chỉ 2 ngày sau khi New York Times đăng tải các thông tin về vấn đề này.

Cambridge Analytica có quan hệ với Nga hay WikiLeaks hay không

Một trong những “âm mưu phụ” khác của cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ là vai trò của công ty khai thác dữ liệu Cambridge Analytica. Tuy nhiên, công ty này không xuất hiện lần nào trong báo cáo của Mueller, bất chấp các dấu hiệu cho thấy, Công tố viên Mueller đã thẩm vấn và đưa trát đòi hầu tòa các cựu nhân viên công ty này.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã thuê Cambridge Analytica mùa hè 2016 và công ty này đóng vai trò chủ chốt trong việc gây ảnh hưởng tới các cử tri bằng cách sử dụng các dữ liệu Facebook bị đánh cắp.

Bắt đầu từ 2014, Aleksandr Kogan, một người Mỹ gốc Nga từng làm việc tại Đại học Cambridge, đã giúp công ty này thu thập các dữ liệu thô của 87 triệu hồ sơ Facebook. Cambridge Analytica sau đó đã sử dụng các dữ liệu này cho các mục tiêu quảng cáo chính trị.

Cũng có những nghi vấn về mối liên hệ với WikiLeaks: Alexander Nix, CEO của Cambridge Analytica, thừa nhận tiếp cận Nhà sáng lập Julian Assange mùa hè năm 2016 để đề xuất giúp “dàn xếp” bất cứ thư điện tử nào liên quan tới Hillary Clinton mà WikiLeaks dự kiến sẽ công bố.

Mueller đã gửi trát hầu tòa cho Brittany Kaiser, cựu Giám đốc phát triển kinh doanh của Cambridge Analytica hồi đầu năm nay. Bà Brittany Kaiser nói với The Guardian rằng bà ta hợp tác đầy đủ với văn phòng Công tố viên.

Tuy nhiên, giống như các hoạt động máy chủ của Tổ chức Trump, Cambridge Analytica không được đề cập trong báo cáo của Mueller. Do đó, vẫn chưa rõ, liệu công ty này có biết điều gì về kế hoạch của WikiLeaks hay không và liệu những mục tiêu quảng cáo chính trị có được phối hợp với chiến dịch chiến tranh thông tin của Nga hay không.

Quan hệ của NRA với chiến dịch của Trump và Nga

Kể từ cuộc bầu cử năm 2016, đã có một số thông tin mập mờ về việc Nga có thể cố thâm nhập Hiệp hội súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) như một cách để kết nối với đảng Cộng hòa và chiến dịch của Trump.

Tuy nhiên, báo cáo của Mueller lại không đề cập đến chủ đề này, mặc dù các hãng truyền thông đưa tin Công tố viên đặc biệt có đặt câu hỏi.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy ông Mueller quan tâm đến các mối quan hệ tiềm tàng này là đầu năm 2019, khi cựu cố vấn chiến dịch của Trump, ông Sam Nunberg nói với CNN rằng, nhóm điều tra của Công tố viên Mueller đã hỏi ông về mối quan hệ giữa chiến dịch của ông Trump với NRA và các điều kiện để ông Trump có bài phát biểu với nhóm này năm 2015.

Bản cáo trạng hồi tháng 7/2018 của Maria Butina, một công dân Nga đã tìm cách thâm nhập cả chiến dịch của Trump và NRA trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, cũng dấy lên câu hỏi về tình trạng của NRA như một bên trung gian giữa Trump và Nga.

Butina bị cáo buộc hoạt động như một tình báo của chính phủ nước ngoài mà không thông báo với Bộ Tư Pháp.

Butina là người đầu tiên hỏi ông Trump trước công chúng về quan điểm của ông đối với các lệnh trừng phạt Nga – trong một sự kiện năm 2015 ở Las Vegas - và đã cố giàn xếp một cuộc gặp giữa ông Trump và người quản lý người Nga của cô, Alexander Torshin, tại một hội nghị của NRA hồi tháng 5/2016.

Bất chấp mối quan tâm của các nhà điều tra, NRA cũng ko được nhắc đến 1 lần nào trong báo cáo của Mueller. Và vụ việc của Butina cũng được các công tố viên ở Washington phụ trách chứ không phải nhóm của ông Mueller.

WikiLeaks biết gì về nguồn gốc những email bị đánh cắp

Mueller đã trả lời một câu hỏi kéo dài về các cuộc tấn công mạng từ phía Nga trong chiến dịch bầu cử Mỹ 2016: điệp viên Nga Nga đã làm thế nào để rò rỉ các email bị đánh cắp cho WikiLeaks. Tuy nhiên ông không trả lời câu hỏi: WikiLeaks có biết họ nhận được dữ liệu từ gián điệp Nga hay không.

Trong báo cáo của mình, Công tố viên Mueller đã đưa ra chi tiết về việc làm thế nào cơ quan tình báo quân sự Nga, GRU, tấn công các cơ quan của đảng Dân chủ Mỹ trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Theo báo cáo, khoảng tháng 3-4/2016, “GRU đã đánh cắp hàng trăm nghìn văn bản từ các tài khoản email” và rò rỉ chúng bằng nhiều cách, trong đó có cả tiết lộ thông qua các hacker độc lập như Guccifer 2.0 hay DCLeaks và cả WikiLeaks.

Theo Báo cáo của Mueller, GRU đã dùng các nhân vật trực tuyến giả để đăng tải một số dữ liệu đánh cắp được cho WikiLeaks. Tuy nhiên, Văn phòng công tố viên đã không thể giải thích WikiLeaks biết những gì về các nhân dạng thực sự của các hacker.

“Cả GRU và WikiLeaks đều tìm cách che giấu mối liên lạc của họ, điều này nằm ngoài khả năng của văn phòng Mueller”, báo cáo nhấn mạnh.

Những đoạn băng video bê bối trong hồ sơ Steele

Có thể không yếu tố nào trong vụ bê bối Trump-Nga gây ra sự giật gân như đoạn video bê bối tình dục khi ông Trump ở khách sạn tại Moscow, do điệp viên Nga thu thập bằng cách ghi âm và quay video.

Người đứng sau tiết lộ chấn động về vụ việc này là Christopher Steele, cựu điệp viên người Anh. Đoạn video được xem là “bằng chứng” của phía Nga để “tống tiền” ông Trump trong tương lai. Tuy nhiên, ông Trump cho rằng điều này là bịa đặt và Nga cũng bác bỏ cáo buộc.

Mặc dù đoạn băng đã thu hút sự chú ý của dư luận trong 2 năm qua, nhưng ông Mueller chỉ đề cập tới nó một cách ngắn gọn. Báo cáo của ông nói rằng, doanh nhân người Nga Giorgi Rtskhiladze đã gửi tin nhắn cho luật sư của ông Trump khi đó là Michael Cohen ngày 30/10/2016 và nói rằng: “Đã ngăn chặn các đoạn băng từ Nga nhưng không rõ liệu có còn cái nào khác nữa không. Chỉ như ông biết…”. Rtskhiladze nói với các nhà điều tra rằng “đoạn băng” mà ông đề cập tới là các đoạn băng xúc phạm về ông Trump.

Rtskhiladze nói rằng ông tin những đoạn băng đó là giả. Nhưng dù là lý do gì, ông cũng không nhắc tới luật sư Cohen.

Mueller không đưa ra kết luận. Nhưng vẫn chưa rõ ai có thể tạo ra và phát tán những đoạn băng đó, và động cơ của họ là gì, và liệu ai đó trong nhóm của Mueller từng xem một trong số các đoạn băng đó hay không./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ: Sự thật báo cáo của Mueller
Điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ: Sự thật báo cáo của Mueller

VOV.VN - Theo nhà phân tích John Malcolm, báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã không đưa ra một kết luận dứt khoát.

Điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ: Sự thật báo cáo của Mueller

Điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ: Sự thật báo cáo của Mueller

VOV.VN - Theo nhà phân tích John Malcolm, báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã không đưa ra một kết luận dứt khoát.

Mỹ phản ứng trái chiều về báo cáo của Robert Mueller
Mỹ phản ứng trái chiều về báo cáo của Robert Mueller

VOV.VN - Vài giờ trước khi báo cáo được công bố, trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump liên tục đăng thông tin chỉ trích cuộc điều tra...

Mỹ phản ứng trái chiều về báo cáo của Robert Mueller

Mỹ phản ứng trái chiều về báo cáo của Robert Mueller

VOV.VN - Vài giờ trước khi báo cáo được công bố, trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump liên tục đăng thông tin chỉ trích cuộc điều tra...

Điều tra của Mueller tiết lộ 5 điều Putin muốn đạt được với Trump
Điều tra của Mueller tiết lộ 5 điều Putin muốn đạt được với Trump

VOV.VN - Báo cáo điều tra của Công tố viên đặc biệt Mueller đã tiết lộ mục đích thực sự của Tổng thống Putin trước việc muốn hàn gắn quan hệ Nga Mỹ.

Điều tra của Mueller tiết lộ 5 điều Putin muốn đạt được với Trump

Điều tra của Mueller tiết lộ 5 điều Putin muốn đạt được với Trump

VOV.VN - Báo cáo điều tra của Công tố viên đặc biệt Mueller đã tiết lộ mục đích thực sự của Tổng thống Putin trước việc muốn hàn gắn quan hệ Nga Mỹ.

Nga muốn “đọc toàn bộ bản báo cáo” của ông Mueller
Nga muốn “đọc toàn bộ bản báo cáo” của ông Mueller

VOV.VN - Nga khẳng định muốn “đọc toàn bộ bản báo cáo” của ông Mueller trong cuộc điều tra can thiệp bầu cử năm 2016 và kêu gọi Mỹ công khai tài liệu này.

Nga muốn “đọc toàn bộ bản báo cáo” của ông Mueller

Nga muốn “đọc toàn bộ bản báo cáo” của ông Mueller

VOV.VN - Nga khẳng định muốn “đọc toàn bộ bản báo cáo” của ông Mueller trong cuộc điều tra can thiệp bầu cử năm 2016 và kêu gọi Mỹ công khai tài liệu này.

Điểm nhấn trong báo cáo của Mueller và tương lai của Tổng thống Trump
Điểm nhấn trong báo cáo của Mueller và tương lai của Tổng thống Trump

VOV.VN - Dưới đây là những điểm nhấn trong họp báo công khai báo cáo của công tố viên đặc biệt Mueller và tương lai chính trị của Tổng thống Trump.

Điểm nhấn trong báo cáo của Mueller và tương lai của Tổng thống Trump

Điểm nhấn trong báo cáo của Mueller và tương lai của Tổng thống Trump

VOV.VN - Dưới đây là những điểm nhấn trong họp báo công khai báo cáo của công tố viên đặc biệt Mueller và tương lai chính trị của Tổng thống Trump.