6 kịch bản về đại dịch Covid-19 trong năm 2022

VOV.VN - Số ca tử vong tiếp tục tăng, Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, tiêm vaccine tăng cường hàng năm, biến thể mới xuất hiện hay cuộc sống trở lại bình thường… là những dự đoán về đại dịch trong năm 2022 được các chuyên gia đưa ra.

Vào năm 2020, nhiều người hy vọng rằng đại dịch Covid-19 sẽ giảm nhiệt và cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Sang năm 2021, điều đó đã diễn ra theo nhiều cách: trẻ em quay trở lại trường học, các sự kiện thể thao tiếp tục được tổ chức, các gia đình cùng nhau tụ tập trong kỳ nghỉ lễ, người dân đi du lịch và nhiều nhân viên trở lại văn phòng làm trực tiếp.

Tuy nhiên, năm 2021, dù đã có vaccine nhưng số ca tử vong do Covid-19 tại Mỹ vẫn cao hơn năm 2020. Virus SARS-CoV-2 phần lớn đã tấn công những người chưa tiêm chủng, đặc biệt là người cao tuổi.

Hiện tại, khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và các bệnh viện trở nên quá tải, thật khó để biết Covid-19 sẽ kết thúc như thế nào. Politico đã lấy ý kiến từ các chuyên gia y tế, chỉ ra những dự đoán về đại dịch Covid-19 trong năm 2022.

Mỹ sẽ ghi nhận 1 triệu ca tử vong do Covid-19 vào mùa xuân

Tính đến ngày 14/12, Mỹ cán mốc 800.000 ca tử vong do Covid-19 và ghi nhận khoảng 1.300 người chết vì dịch bệnh mỗi ngày. Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, cho biết, ngay cả khi tỷ lệ tử vong do Omicron thấp hơn, tỷ lệ lây nhiễm vẫn sẽ cao hơn dẫn đến những ca tử vong khác.

Omicron đang bắt đầu lây lan nhanh tại Mỹ”, Peter Hotez, chuyên gia về vaccine tại Đại học Y khoa Baylor, cho biết. Ông Hotez dự đoán Mỹ sẽ ghi nhận 1 triệu ca tử vong do Covid-19 vào cuối tháng 3/2022.

Ngay cả những người đã tiêm mũi tăng cường cũng bị lây nhiễm đột phá, dù phần lớn không mắc bệnh nghiêm trọng. Gần 75% dân số Mỹ vẫn chưa tiêm mũi tăng cường và 40% người dân chưa tiêm mũi vaccine đầu tiên. Điều này khiến một số lượng lớn người dân Mỹ vẫn rất dễ bị tổn thương trước cuộc khủng hoảng Covid-19. 

Tiêm mũi tăng cường hàng năm

Ông Hotez cho biết, vaccine mRNA đang được chứng minh là không có hiệu quả lâu dài như hy vọng của mọi người.

Tiêm 3 mũi vaccine cũng có thể là không đủ, “Chúng ta vẫn chưa đạt tới mức độ cao nhất về phản ứng miễn dịch”, Kirsten Lyke, nhà nghiên cứu vaccine tại Đại học Y Maryland, nói.

Điều đó nghĩa là chúng ta sẽ phải tiếp tục tiêm chủng trong tương lai. Không rõ liệu vaccine trong tương lai có giống với vaccine hiện tại không hay sẽ được điều chỉnh để có thể chống lại các biến thể mới. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu một loại vaccine chống lại tất cả các chủng coronavirus cũng như các biến thể SARS-CoV-2. 

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, Tiến sĩ Rochelle Walensky, nói rằng mũi tăng cường là biện pháp bảo vệ tốt nhất hiện có trước mối đe dọa từ các biến thể mới như Omicron. Theo CDC, hiện 27% số người đã tiêm chủng đầy đủ tại Mỹ đủ điều kiện tiêm mũi tăng cường.

Một số chuyên gia cho rằng, vaccine Covid-19 có thể cần tiêm hàng năm, tương tự như tiêm phòng cúm. Nếu các biến thể mới liên tục xuất hiên, mũi tiêm tăng cường hàng năm có thể được điều chỉnh để chống lại bất kỳ biến thể nào đang thống trị vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, việc thuyết phục người dân tiêm chủng hàng năm là một thách thức. Theo CDC, vào mùa cúm cuối cùng trước khi Covid-19 bùng phát, chỉ 48% người Mỹ trưởng thành đi tiêm phòng cúm.

Một số chuyên gia nhận định rằng, Covid-19 có thể trở thành bệnh theo mùa vào năm 2022. Các căn bệnh đặc hữu luôn lưu hành khắp nơi trên thế giới, nhưng có xu hướng gây bệnh nhẹ hơn vì nhiều người có khả năng miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc do từng mắc bệnh.

Giống như các virus gây bệnh đường hô hấp khác, sẽ có những thời điểm trong năm số ca mắc Covid-19 lên đến đỉnh điểm, đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông. Điều này có nghĩa là Covid-19 và cúm có thể bùng phát cùng một thời điểm trong tương lai.

Biến thể mới xuất hiện

“Có khả năng chúng ta sẽ phải sử dụng hết bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho các biến thể mới. Có thể sẽ không phải sử dụng chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái Hy Lạp trong năm 2022, nhưng đó không phải là một kịch bản xa vời”, Syra Madad, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm, cho biết.

Chuyên gia Hotez cho rằng, khi trên thế giới còn nhiều người chưa được tiêm chủng, các biến thể mới vẫn có nguy cơ xuất hiện. Tới nay, chưa tới 50% dân số trên thế giới đã tiêm chủng đầy đủ. 

Theo ông Hotez, Mỹ có trách nhiệm cung cấp vaccine cho các quốc gia khác và ngăn chặn các thông tin chống vaccine trên toàn cầu. “Nếu không tiêm chủng cho người dân ở các nước Nam bán cầu, dịch bệnh có thể lan sang Mỹ”, ông Hotez nói.

Các phương pháp điều trị Covid-19

Các quan chức Mỹ đã dỡ bỏ phần lớn các biện pháp hạn chế được áp dụng vào thời kỳ đầu của đại dịch. Những biện pháp hạn chế như cho học sinh nghỉ học và đóng cửa các doanh nghiệp sẽ đi kèm với những chi phí kinh tế và xã hội rất lớn.

Năm 2022 hứa hẹn sẽ đạt được những tiến bộ mới trong những phương pháp điều trị Covid-19. Những phương pháp này có thể không ngăn chặn được sự lây lan của virus hoặc làm phẳng đường cong đại dịch nhưng có thể giảm tỷ lệ tử vong do dịch bệnh. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đang xem xét phê duyệt hai loại thuốc kháng virus của Pfizer và của Merck/Ridgeback Biotherapeutics, có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do Covid-19. Vấn đề quan trọng là loại thuốc này cần phải được thử nghiệm rộng rãi nếu muốn cho ra mắt sớm.

“Tôi nghĩ rằng dựa vào các biện pháp can thiệp bằng dược phẩm sẽ không thành công. Có những điều chúng ta có thể làm để ngăn chặn sự lây truyền hơn là cố gắng đối phó với những hậu quả của việc lây nhiễm”, Spencer Fox, Phó Giám đốc của Hiệp hội mô hình Covid-19 tại Đại học Texas, cho biết.

Trẻ em sẽ được tiêm chủng nhiều hơn

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 2/11 đã chấp thuận việc tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer cho trẻ em 5-11 tuổi với liều nhỏ hơn so với liều dành cho người trưởng thành.

Tiến sĩ Rochelle Walensky cho biết, tính đến ngày 13/12, đã có 7 triệu mũi vaccine Covid-19 được tiêm cho trẻ em trong độ tuổi từ 5-11.

Các nhà khoa học hiện đang xem xét việc tiêm chủng cho trẻ em dưới 5 tuổi bằng cách xác định liều lượng phù hợp cho độ tuổi này. Đây là một vấn đề quan trọng bởi liều lượng quá cao có thể dẫn đến các tác dụng phụ, trong khi liều lượng quá thấp sẽ không thể bảo vệ trẻ em hiệu quả trước Covid-19.

Pfizer dự đoán sẽ có dữ liệu về vaccine ở nhóm 5-11 tuổi vào cuối năm 2021 và sẽ xin cấp phép vào đầu năm 2022.

Hy vọng về một “bình thường mới”

Nếu vào năm 2020, mọi người đều sợ hãi trước sự xuất hiện của dịch bệnh, thì năm 2021 là sự tuyệt vọng. Nhiều người dường như đưa virus vào quên lãng, một số người cố gắng sống chung với đại dịch.

Các chuyên gia hy vọng rằng, 2022 sẽ là năm các nhà hoạch định chính sách nhìn vào thực tế và tìm ra cách sống chung với đại dịch, hướng tới coi Covid-19 là bệnh đặc hữu.

“Chúng ta sẽ không quay trở lại vạch xuất phát của đại dịch. Đại dịch sẽ kết thúc”, bà Madad nói.

Theo chuyên gia Madad, điều này đồng nghĩa với việc phải tìm ra các chính sách và hướng dẫn y tế bền vững hơn. Một số chính sách đơn giản như ưu tiên tiêm mũi tăng cường cho những người được chăm sóc dài hạn, xét nghiệm SARS-CoV-2 thường xuyên và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, việc thiết kế chính sách phòng dịch ở văn phòng và trường học cùng như lập kế hoạch cho các bữa tiệc và chuyến du lịch sẽ trở nên phức tạp hơn, nhưng là điều rất quan trọng trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm có thể ập đến bất cứ lúc nào.

“Covid-19 thực sự khiến chúng ta phải nhún nhường. Cuộc sống bình thường mới của chúng ta là lập kế hoạch linh hoạt để ứng phó với đại dịch”, ông Spencer Fox nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bức tranh Covid-19 trái ngược giữa Nhật Bản và phần còn lại của châu Á
Bức tranh Covid-19 trái ngược giữa Nhật Bản và phần còn lại của châu Á

VOV.VN - Số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản đang giảm mạnh, trái ngược với sự gia tăng trở lại ở các nước châu Á khác, khiến các chuyên gia cảm thấy bối rối khi tìm câu trả lời.

Bức tranh Covid-19 trái ngược giữa Nhật Bản và phần còn lại của châu Á

Bức tranh Covid-19 trái ngược giữa Nhật Bản và phần còn lại của châu Á

VOV.VN - Số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản đang giảm mạnh, trái ngược với sự gia tăng trở lại ở các nước châu Á khác, khiến các chuyên gia cảm thấy bối rối khi tìm câu trả lời.

Covid-19 dần trở thành “bệnh đặc hữu” ở Singapore như thế nào?
Covid-19 dần trở thành “bệnh đặc hữu” ở Singapore như thế nào?

VOV.VN - Singapore đang thay đổi cách tiếp cận đối với Covid-19, theo hướng coi đây là “bệnh đặc hữu”.

Covid-19 dần trở thành “bệnh đặc hữu” ở Singapore như thế nào?

Covid-19 dần trở thành “bệnh đặc hữu” ở Singapore như thế nào?

VOV.VN - Singapore đang thay đổi cách tiếp cận đối với Covid-19, theo hướng coi đây là “bệnh đặc hữu”.

Vaccine Covid-19 đã thay đổi thế giới thế nào trong năm 2021?
Vaccine Covid-19 đã thay đổi thế giới thế nào trong năm 2021?

VOV.VN - Cách đây 1 năm, việc phát triển vaccine Covid-19 chỉ mới bắt đầu. Hiện nay, hơn 4,4 tỷ người được được tiêm từ 1 mũi trở lên, chiếm 56% dân số toàn cầu. Việc triển khai tiêm chủng trong thời gian ngắn đã cứu sống nhiều sinh mạng cũng như là chiến thắng cho khoa học và nghiên cứu.

Vaccine Covid-19 đã thay đổi thế giới thế nào trong năm 2021?

Vaccine Covid-19 đã thay đổi thế giới thế nào trong năm 2021?

VOV.VN - Cách đây 1 năm, việc phát triển vaccine Covid-19 chỉ mới bắt đầu. Hiện nay, hơn 4,4 tỷ người được được tiêm từ 1 mũi trở lên, chiếm 56% dân số toàn cầu. Việc triển khai tiêm chủng trong thời gian ngắn đã cứu sống nhiều sinh mạng cũng như là chiến thắng cho khoa học và nghiên cứu.