Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tới Mỹ để dự hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của liên minh Quad vào cuối tháng 9/2021. Quad hay Đối thoại An ninh Bốn Bên - bao gồm Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, và Mỹ, đã thu hút nhiều sự chú ý của truyền thông kể từ năm 2020. Với việc Trung Quốc thường xuyên phô diễn sức mạnh quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Quad lại nổi lên một lần nữa với tư cách là công cụ đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên đứng trước ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, các liên minh của phương Tây không dừng lại ở đó. Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 15/9/2021 (giờ Mỹ) đã công bố một liên minh mới giữa Mỹ với Anh và Australia, được gọi tắt là AUKUS. Thỏa thuận quốc phòng ba bên này tập trung đặc biệt vào khía cạnh an ninh của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

AUKUS (viết tắt theo theo tiếng Anh tên 3 nước tương ứng Australia, Anh, và Mỹ) có vẻ là nền tảng để 3 nước này đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và công nghệ, cũng như quản lý các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI) và không gian mạng.

Ấn Độ không chỉ cần thiết đối với Quad mà còn có khả năng giúp AUKUS đạt được các mục tiêu của mình. Chuyến gặp gỡ sắp tới giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Biden có thể tạo hành lang để Ấn Độ hỗ trợ cho hoạt động của AUKUS.

Vai trò của công nghệ đối với an ninh quốc gia

Ngay từ khi hình thành, nhóm Quad đã coi an ninh hàng hải như một trong các lĩnh vực trọng tâm của mình. Với việc Trung Quốc xây dựng năng lực hải quân trong suốt 2 thập kỷ qua, nhóm Quad hướng tới xây dựng các liên minh với phần còn lại của khu vực dưới hình thức các cuộc tập trận hải quân chung và đầu tư vào phát triển các hạm đội hiện đại.

Trong 5 năm qua, các công nghệ thiết yếu nằm ở cốt lõi các cuộc cạnh tranh địa chiến lược. Các công nghệ mới nổi này vẫn là tài sản chiến lược lớn đối với các quốc gia khác nhau. Công nghệ có khả năng sẽ là chiến trường tương lai cho việc giành ngôi bá chủ địa chính trị, còn chiến tranh quy ước truyền thống sẽ lùi lại phía sau một chút. Không gian mạng, vũ trụ, và thông tin liên lạc là các khu vực tiềm tàng cho xung đột giữa các nước.

Hợp tác xuyên biên giới, đặc biệt là trong các công nghệ chiến lược, có thể giúp các quốc gia trong khu vực giải quyết các mối đe dọa tấn công trong địa hạt số.

Nguy cơ leo thang căng thẳng thành chiến tranh hạt nhân đang gia tăng ở châu Á, nơi không hiếm các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Hàn Quốc gần đây đã thử một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm dù cho đây không phải là một nước hạt nhân. Triều Tiên phản ứng bằng việc thử tên lửa đạn đạo của họ. Ở Nam Á, người ta lo ngại vũ khí hạt nhân của Pakistan có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố.

Liên minh AUKUS được cho là sẽ tập trung vào năng lực phòng thủ ngầm dưới biển, lấy đó làm yếu tố răn đe đối với sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong vùng. Việc tập trung riêng vào phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia đã tái khẳng định chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Biden theo hướng chú trọng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thế mạnh của Ấn Độ và tiềm năng hợp tác hiệu quả với AUKUS

Trong AUKUS, Mỹ là quốc gia đi tiên phong toàn thế giới về đổi mới công nghệ, trong khi Anh và Australia vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Còn Ấn Độ chiếm một vị trí đáng kể trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu và họ có khả năng mang lại lợi thế lớn về cả nguồn nhân lực và nguồn tài chính cho hợp tác trong các công nghệ mới nổi.

Ấn Độ là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới về mặt năng lượng hạt nhân. Ấn Độ nổi bật với tư cách là một trong các nước đầu tiên thực hiện phát triển tàu ngầm hạt nhân. Tàu INS Arihant - được Ấn Độ hạ thủy vào năm 2009, là tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên được phát triển bởi một nước không thuộc 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Kinh nghiệm mà Ấn Độ sở hữu trong lĩnh vực tác chiến ngầm dưới biển và cự ly tương đối gần giữa nước này và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể là tiền đề quan trọng để AUKUS và Ấn Độ hợp tác xây dựng năng lực phòng thủ hạt nhân với điểm nhấn là an ninh và ổn định trong khu vực.

Tri thức công nghệ loại này có thể giúp ích cho mỗi quốc gia cả trên khía cạnh chiến lược lẫn phương diện kinh tế.

AUKUS hướng tới xây dựng một liên minh thúc đẩy hợp tác công nghệ đa lĩnh vực. Mỹ có thế mạnh về công nghệ quốc phòng còn Australia sở hữu thế mạnh về ngành chế biến đất hiếm (đang ngày càng phát triển) - đây là 2 mảng tiềm năng cho chuyển giao công nghệ lẫn nhau.

Trong khi đó, Ấn Độ có thể đóng góp thêm ở các ngành công nghệ mới nổi, như chương trình vũ trụ giá rẻ và ngành công nghiệp năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo.

AUKUS và Ấn Độ có thể tiến tới hợp tác phát huy sức mạnh của mỗi bên để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tạo ra một liên minh công nghệ lợi hại nhằm bảo vệ khu vực.

Việc chú ý đúng mực đến Ấn Độ và hợp tác với các cường quốc mới nổi có thể tăng cường vai trò của AUKUS và giúp liên minh này đạt được các mục tiêu ban đầu của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?
Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?

VOV.VN - Chỉ 2 tuần sau cuộc họp trực tuyến với giới chức Pháp, cam kết thúc đẩy hợp tác quốc phòng, Australia bất ngờ hủy hợp đồng tàu ngầm chạy diesel-điện với Pháp để theo đuổi chương trình tàu ngầm năng lượng hạt nhân với công nghệ của Mỹ và Anh.

Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?

Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?

VOV.VN - Chỉ 2 tuần sau cuộc họp trực tuyến với giới chức Pháp, cam kết thúc đẩy hợp tác quốc phòng, Australia bất ngờ hủy hợp đồng tàu ngầm chạy diesel-điện với Pháp để theo đuổi chương trình tàu ngầm năng lượng hạt nhân với công nghệ của Mỹ và Anh.

Lý do Mỹ chọn Australia thay vì Ấn Độ làm đối tác hàng đầu kiềm chế Trung Quốc
Lý do Mỹ chọn Australia thay vì Ấn Độ làm đối tác hàng đầu kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN - Australia được Mỹ chọn làm đối tác hàng đầu để “kiềm chế” Trung Quốc do vị trí địa lý và nền văn hóa chung. Ấn Độ không bao giờ làm được những gì mà quốc đảo có quy mô lục địa Australia có thể, bao gồm cả gánh chịu tổn thất về kinh tế phi đối xứng của Trung Quốc.

Lý do Mỹ chọn Australia thay vì Ấn Độ làm đối tác hàng đầu kiềm chế Trung Quốc

Lý do Mỹ chọn Australia thay vì Ấn Độ làm đối tác hàng đầu kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN - Australia được Mỹ chọn làm đối tác hàng đầu để “kiềm chế” Trung Quốc do vị trí địa lý và nền văn hóa chung. Ấn Độ không bao giờ làm được những gì mà quốc đảo có quy mô lục địa Australia có thể, bao gồm cả gánh chịu tổn thất về kinh tế phi đối xứng của Trung Quốc.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh quyền lực quyết liệt trên dòng sông Mekong
Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh quyền lực quyết liệt trên dòng sông Mekong

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã cạnh tranh với nhau rất quyết liệt trên nhiều mặt trận. Khu vực sông Mekong cũng là một mặt trận như thế.

Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh quyền lực quyết liệt trên dòng sông Mekong

Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh quyền lực quyết liệt trên dòng sông Mekong

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã cạnh tranh với nhau rất quyết liệt trên nhiều mặt trận. Khu vực sông Mekong cũng là một mặt trận như thế.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy
Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

VOV.VN - Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đan cài phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, theo hướng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau hơn người ta vẫn tưởng.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

VOV.VN - Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đan cài phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, theo hướng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau hơn người ta vẫn tưởng.

Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc
Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc

VOV.VN - Thực tế Trung Quốc phát triển mạnh UAV quân sự và các cuộc đụng độ với Trung Quốc ở biên giới đã khiến Ấn Độ chịu áp lực lớn phải có được nhiều UAV vũ trang theo kịp thời đại...

Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc

Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc

VOV.VN - Thực tế Trung Quốc phát triển mạnh UAV quân sự và các cuộc đụng độ với Trung Quốc ở biên giới đã khiến Ấn Độ chịu áp lực lớn phải có được nhiều UAV vũ trang theo kịp thời đại...

Tân Chiến tranh Lạnh và cân bằng sức mạnh trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Ấn Độ
Tân Chiến tranh Lạnh và cân bằng sức mạnh trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Ấn Độ

VOV.VN - Do sức mạnh của mình gia tăng vượt trội, Trung Quốc đã phá vỡ thế cân bằng cũ và đòi hỏi xác lập thế cân bằng mới với Mỹ và Ấn Độ...

Tân Chiến tranh Lạnh và cân bằng sức mạnh trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Ấn Độ

Tân Chiến tranh Lạnh và cân bằng sức mạnh trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Ấn Độ

VOV.VN - Do sức mạnh của mình gia tăng vượt trội, Trung Quốc đã phá vỡ thế cân bằng cũ và đòi hỏi xác lập thế cân bằng mới với Mỹ và Ấn Độ...

Trung Quốc bị tố theo dõi tình báo đối với hải quân Australia
Trung Quốc bị tố theo dõi tình báo đối với hải quân Australia

VOV.VN - Căng thẳng chính trị và tình báo giữa Trung Quốc và Australia giờ đã lan sang cả lĩnh vực an ninh của các dự án hải quân Australia.

Trung Quốc bị tố theo dõi tình báo đối với hải quân Australia

Trung Quốc bị tố theo dõi tình báo đối với hải quân Australia

VOV.VN - Căng thẳng chính trị và tình báo giữa Trung Quốc và Australia giờ đã lan sang cả lĩnh vực an ninh của các dự án hải quân Australia.