Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?

VOV.VN - Liên minh châu Âu tung ra nhiều gói trừng phạt nhằm vào Nga do nước này mở cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Nhưng mặt khác châu Âu cũng phụ thuộc Nga về dầu khí. Lối thoát của EU có thể là Azerbaijan - một quốc gia giàu dầu khí.

Ứng viên Azerbaijan

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hiện nay sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống năng lượng toàn cầu. Phụ thuộc nặng nề vào dầu khí của Nga, châu Âu đặc biệt dễ bị rơi vào thế khủng hoảng nếu Nga quyết định ngừng xuất năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu tìm kiếm các phương án thay thế Nga ngay từ khi chiến sự nổ ra giữa Nga và Ukraine. Azerbaijan ở vào vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ chính sách đa dạng hóa nhằm hạn chế phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga. Xu hướng tránh phụ thuộc vào Nga được dự báo sẽ tăng mạnh sau cuộc chiến hiện nay.

Liệu Baku có khả năng đẩy nhanh cung cấp khí đốt nhằm ngăn ngừa các xáo trộn lớn đối với các nền kinh tế trong EU và kế sinh nhai của người dân ở đây?

Vào ngày 15/11/2020, Đường ống Xuyên Adriatic (TAP) – vận chuyển khí tự nhiên tới châu Âu từ mỏ khí Shah Deniz II ở Azerbaijan bắt đầu hoạt động thương mại.

Orkhan Zeynalov – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Năng lượng Azerbaijan cho biết: “Vào năm 2021, chúng tôi xuất 8,2 tỷ m3 khí tự nhiên sang châu Âu. Năm nay, chúng tôi có kế hoạch tăng xuất khẩu lên mức 9,1 triệu m3.

Trong năm 2023, Azerbaijan dự kiến sẽ cung cấp 11 tỷ m3 khí tự nhiên cho các nước châu Âu.

Hiện tại, EU nhập 169 tỷ m3 khí từ Nga. Nhưng quốc gia Azerbaijan giàu năng lượng có một chiến lược xuất khẩu dài hạn cho thị trường châu Âu, chiến lược này dựa một phần vào việc Azerbaijan gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo của chính mình.

Zeynalov lý giải: “Chúng tôi càng có thêm năng lượng tái tạo thì chúng tôi càng có điều kiện xuất khẩu khí đốt”. Ông này nói thêm., Baku kỳ vọng vào năm 2030 họ sẽ tăng năng lực về năng lượng tái tạo lên mức 30%.

Khí tự nhiên hiện chiếm hơn 2/3 tổng tiêu thụ năng lượng của Azerbaijan. Nếu Azerbaijan cố gắng tăng sản xuất điện từ các nguồn tái sinh, họ sẽ có thêm khí đốt để xuất khẩu.

Đó là lý do vì sao quốc gia Nam Kavkaz này đang tích cực chuẩn bị tạo ra các “vùng năng lượng xanh” ở Nagorno-Karabakh và những vùng phụ cận từng nằm dưới sự kiểm soát của Armenia cho đến năm 2020, khi Azerbaijan phát động cuộc chiến 44 ngày với phần thắng nghiêng hẳn về Azerbaijan. Baku cũng hướng tới việc phát triển năng lượng xanh ở những khu vực khác của Azerbaijan.

Năm 2020, Bộ Năng lượng Azerbaijan và công ty ACWA Power (của Saudi Arabia) ký một thỏa thuận về xây dựng một nông trang gió trị giá 300 triệu USD ở các khu vực Absheron và Khizi của Azerbaijan. Nhà máy này sẽ vận hành thương mại vào quý 3 năm 2023.

Azerbaijan vẫn cẩn trọng với Nga

Tất cả những điều trên sẽ ảnh hưởng ra sao lên Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng chính cho châu Âu?

Vụ trưởng Zeynalov nói: “Chúng tôi muốn có vai trò lớn hơn trong kiến trúc an ninh năng lượng của châu Âu, nhưng chúng tôi sẽ không cố gắng thay thế thị phần của ai khác”.

Baku có khả năng cân bằng một cách thận trọng các mối mối quan hệ năng lượng và chính trị với tất cả các bên lớn. Về phần mình, EU gần đây phân bổ gói trợ giúp tài chính 2 tỷ euro cho Azerbaijan. Động thái này của EU được xem như chất bôi trơn cho bánh xe của các thỏa thuận năng lượng tương lai, cũng như là một cam kết gia tăng ảnh hưởng của họ ở vùng Kavkaz.

Đồng thời, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã ký một “thỏa thuận hợp tác đồng minh” vào ngày 22/2 đóng vai trò như bộ khung thúc đẩy quan hệ song phương.

Các điểm 31 và 32 của tài liệu trên đặc biệt thú vị do liên quan đến khía cạnh năng lượng trong hợp tác Nga-Azerbaijan. Theo thỏa thuận, hai nước có ý định làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong ngành nhiên liệu và năng lượng, bao gồm việc phát triển các mỏ dầu khí và vận tải các tài nguyên năng lượng.

Hiện tại, công ty năng lượng khổng lồ Lukoil của Nga sở hữu 9,9% mỏ Shah Deniz của Azerbaijan – mỏ khí tự nhiên lớn nhất tại nước này. Các cổ đông chính khác bao gồm hãng BP, SOCAR (của Azerbaijan), công ty TPAO (của Thổ Nhĩ Kỳ), hãng Petronas (của Malaysia), và NIOC (của Iran).

Có các dấu hiệu cho thấy cuối cùng EU có thể (tình nguyện hoặc do chịu sức ép của Mỹ) ngừng mua năng lượng của Nga. Nhưng một động thái như vậy sẽ chẳng khác nào tự bắn vào chân mình vì châu Âu nhận tới 40% lượng khí đốt của mình từ Nga.

Theo một số báo cáo, chỉ một ngày sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu thông qua Ukraine tăng 38%, cho thấy có khả năng châu Âu lo lắng chiến tranh có thể tác động mạnh lên an ninh năng lượng của họ.

Nhận thức rõ xung đột ở Ukraine có thể đẩy nhanh quá trình “chia ly” giữa Nga và châu Âu, nhiều nước châu Âu đang hy vọng tìm các nguồn thay thế cho năng lượng nhập từ Nga. Đến cả Ukraine cũng hy vọng được lấy dầu từ Azerbaijan, mặc dù kịch bản này trông không khả thi chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn.

Tuy nhiên Ukraine vẫn có thể trông cậy vào khí đốt của Azerbaijan. Vào thời điểm này, việc vận chuyển khí tự nhiên từ quốc gia Nam Kavkaz này sang Ukraine là khả thi thông qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó là thông qua đường ống Xuyên Balkan, từ Hy Lạp, thông qua Bulgaria, và Romania./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ áp đặt trừng phạt đối với công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2
Mỹ áp đặt trừng phạt đối với công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2

VOV.VN - Mỹ sẽ áp đặt trừng phạt đối với công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 và các quan chức của công ty này.

Mỹ áp đặt trừng phạt đối với công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2

Mỹ áp đặt trừng phạt đối với công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2

VOV.VN - Mỹ sẽ áp đặt trừng phạt đối với công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 và các quan chức của công ty này.

Cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ Ukraine sẽ kéo dài bao lâu?
Cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ Ukraine sẽ kéo dài bao lâu?

VOV.VN - Phương Tây gọi cuộc tiến công vừa rồi của Nga nhằm vào Ukraine là một cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, phía Nga khẳng định đây chỉ là một "chiến dịch quân sự đặc biệt", không phải là chiến tranh. Chiến dịch có quy mô lớn, triển khai đồng loạt ở nhiều nơi nhưng có thể sẽ không kéo dài lâu.

Cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ Ukraine sẽ kéo dài bao lâu?

Cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ Ukraine sẽ kéo dài bao lâu?

VOV.VN - Phương Tây gọi cuộc tiến công vừa rồi của Nga nhằm vào Ukraine là một cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, phía Nga khẳng định đây chỉ là một "chiến dịch quân sự đặc biệt", không phải là chiến tranh. Chiến dịch có quy mô lớn, triển khai đồng loạt ở nhiều nơi nhưng có thể sẽ không kéo dài lâu.

Nga cần tiền và sẽ không chỉ vì Ukraine mà dễ từ bỏ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu
Nga cần tiền và sẽ không chỉ vì Ukraine mà dễ từ bỏ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu

VOV.VN - Bấy lâu nay người ta vẫn hay đồn đoán rằng vì căng thẳng liên quan đến Ukraine, Nga có thể ngừng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Tuy nhiên trên thực tế, Nga vẫn rất cần tiền và kịch bản ngưng xuất khẩu được cho là khó xảy ra.

Nga cần tiền và sẽ không chỉ vì Ukraine mà dễ từ bỏ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu

Nga cần tiền và sẽ không chỉ vì Ukraine mà dễ từ bỏ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu

VOV.VN - Bấy lâu nay người ta vẫn hay đồn đoán rằng vì căng thẳng liên quan đến Ukraine, Nga có thể ngừng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Tuy nhiên trên thực tế, Nga vẫn rất cần tiền và kịch bản ngưng xuất khẩu được cho là khó xảy ra.

Đối đầu Armenia-Azerbaijan 2020: Đột biến ngoài sức tưởng tượng
Đối đầu Armenia-Azerbaijan 2020: Đột biến ngoài sức tưởng tượng

VOV.VN - Cuộc đối đầu trên thực địa giữa Armenia và Azerbaijan trong năm 2020 chứng kiến những đột biến lớn đầu tiên sau 3 thập kỷ...

Đối đầu Armenia-Azerbaijan 2020: Đột biến ngoài sức tưởng tượng

Đối đầu Armenia-Azerbaijan 2020: Đột biến ngoài sức tưởng tượng

VOV.VN - Cuộc đối đầu trên thực địa giữa Armenia và Azerbaijan trong năm 2020 chứng kiến những đột biến lớn đầu tiên sau 3 thập kỷ...

Xung đột Azerbaijan-Armenia đe dọa hành lang năng lượng của chính Thổ Nhĩ Kỳ
Xung đột Azerbaijan-Armenia đe dọa hành lang năng lượng của chính Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Nguy cơ hàng lang năng lượng ở vùng Kavkaz và châu Âu có thể bị đe dọa nghiêm trọng là điều hiện hữu nếu xung đột giữa Azerbaijan và Armenia mở rộng.

Xung đột Azerbaijan-Armenia đe dọa hành lang năng lượng của chính Thổ Nhĩ Kỳ

Xung đột Azerbaijan-Armenia đe dọa hành lang năng lượng của chính Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Nguy cơ hàng lang năng lượng ở vùng Kavkaz và châu Âu có thể bị đe dọa nghiêm trọng là điều hiện hữu nếu xung đột giữa Azerbaijan và Armenia mở rộng.

Nga - Đức hợp tác dự án Dòng chảy phương Bắc 2: Mỹ làm ngơ, Ukraine chịu thiệt
Nga - Đức hợp tác dự án Dòng chảy phương Bắc 2: Mỹ làm ngơ, Ukraine chịu thiệt

VOV.VN - Thỏa thuận chính trị ngầm giữa Nga và Mỹ về dự án dòng chảy phương Bắc 2 đồng nghĩa với việc Ukaine sẽ mất hàng tỷ USD hàng năm khi hệ thống đường ống khí đốt của dự án đi vào hoạt động.

Nga - Đức hợp tác dự án Dòng chảy phương Bắc 2: Mỹ làm ngơ, Ukraine chịu thiệt

Nga - Đức hợp tác dự án Dòng chảy phương Bắc 2: Mỹ làm ngơ, Ukraine chịu thiệt

VOV.VN - Thỏa thuận chính trị ngầm giữa Nga và Mỹ về dự án dòng chảy phương Bắc 2 đồng nghĩa với việc Ukaine sẽ mất hàng tỷ USD hàng năm khi hệ thống đường ống khí đốt của dự án đi vào hoạt động.

Nga và Azerbaijan dự kiến ​​ký tuyên bố hợp tác đồng minh
Nga và Azerbaijan dự kiến ​​ký tuyên bố hợp tác đồng minh

VOV.VN - Điện Kremlin cho biết  Nga và Azerbaijan dự kiến ​​ký tuyên bố hợp tác đồng minh nhân chuyến thăm chính thức Nga của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev.

Nga và Azerbaijan dự kiến ​​ký tuyên bố hợp tác đồng minh

Nga và Azerbaijan dự kiến ​​ký tuyên bố hợp tác đồng minh

VOV.VN - Điện Kremlin cho biết  Nga và Azerbaijan dự kiến ​​ký tuyên bố hợp tác đồng minh nhân chuyến thăm chính thức Nga của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev.

“Tham vọng” của Putin về xóa đói giảm nghèo ở Nga và giảm phụ thuộc vào dầu mỏ
“Tham vọng” của Putin về xóa đói giảm nghèo ở Nga và giảm phụ thuộc vào dầu mỏ

VOV.VN - Trong buổi họp báo cuối năm thường niên vào ngày 17/12, Tổng thống Putin đã công bố kế hoạch lớn lao là cắt giảm đi một nửa số người Nga sống dưới ngưỡng nghèo vào năm 2030.

“Tham vọng” của Putin về xóa đói giảm nghèo ở Nga và giảm phụ thuộc vào dầu mỏ

“Tham vọng” của Putin về xóa đói giảm nghèo ở Nga và giảm phụ thuộc vào dầu mỏ

VOV.VN - Trong buổi họp báo cuối năm thường niên vào ngày 17/12, Tổng thống Putin đã công bố kế hoạch lớn lao là cắt giảm đi một nửa số người Nga sống dưới ngưỡng nghèo vào năm 2030.