Bài học mở cửa ở Israel và “chương mới” của đại dịch Covid-19

VOV.VN - Israel, đất nước từng dẫn đầu về chiến dịch tiêm vaccine, hiện đang tập trung triển khai mũi vaccine tăng cường để bảo vệ những người dễ tổn thương sau khi ghi nhận số ca mắc tăng kỷ lục.

Kịch bản sống chung với Covid-19 sẽ diễn ra như thế nào?

Israel, từng là nước dẫn đầu trong cuộc đua toàn cầu trong nỗ lực thoát khỏi Covid-19, hiện là một trong những điểm nóng đại dịch lớn nhất thế giới.

Quốc gia này, từng được dự báo sẽ trở thành nước đầu tiên tiêm vaccine cho toàn bộ dân số, đã có số ca mắc trên đầu người cao hơn bất kỳ nơi nào khác trong tuần tính tới 4/9, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Israel - đất nước 9 triệu dân, đã trở thành phép thử cho việc mở cửa trở lại vào tháng 4 trong khi nhiều nước ở châu Âu và Mỹ vẫn đang phong tỏa. Tuy nhiên, hiện nay, trường hợp của Israel đã cho thấy những tính toán có thể thay đổi như thế nào tại những khu vực mà sự tiến triển đạt được nhanh nhất. Người ta không còn chỉ nói về việc liệu mọi người có mắc Covid-19 hay không mà còn nói về tình trạng bệnh của họ thế nào và việc đảm bảo vacicne vẫn có hiệu quả khi biến thể Delta dễ lây nhiễm đang đe dọa làm suy yếu hệ miễn dịch.

Gần đây, Israel đã đi theo hướng này khi triển khai tiêm vaccine cho trẻ em và tiêm mũi thứ ba vaccine Pfizer-BioNTech sau khi các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vaccine giảm dần qua thời gian. Khoảng 100.000 người Israel được chủng ngừa mỗi ngày, phần lớn trong số đó là tiêm mũi vaccine tăng cường.

"Nếu bạn có thể duy trì cuộc sống mà không cần phong tỏa cũng như tránh số ca nhập viện và số ca tử vong quá cao thì đây chính là những gì của việc sống chung với Covid-19 sẽ diễn ra", Eyal Leshem, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Sheba ở Tel Ha-Shomer nhận định.

Kể từ tháng 4, Israel đã tụt từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ 33 trong dữ liệu của Bloomberg nhằm theo dõi tỷ lệ tiêm vaccine đầy đủ của các nước trên thế giới. Chương trình tiêm chủng của nước này đã chững lại giữa bối cảnh một số người trong cộng đồng người Do Thái chính thống (Orthodox Jewish) và người Arab có tâm lý ngần ngại tiêm vaccine. Khoảng 61% người Israel đã được tiêm 2 mũi vaccine.

Sau khi biến thể Delta lây lan trong mùa hè này, Israel đã chứng kiến số ca mắc gia tăng, cao nhất từ trước đến nay với 11.316 ca mắc mới ngày 2/9. Dù vậy, số người mắc bệnh nặng và phải nhập viện đã tăng ít hơn so với làn sóng dịch bệnh gần đây nhất khi đạt đỉnh với 751 trường hợp vào cuối tháng 8/2021, giảm so với 1.183 ca hồi giữa tháng 1.

Số ca mắc tăng chủ yếu ở những người chưa được tiêm vaccine, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra, cũng có những ca mắc đột phá ở những người đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, việc những người chưa được tiêm vaccine chiếm số ca bệnh nặng nhiều gấp 10 lần so với những người đã được tiêm 2 mũi vaccine, cho thấy thậm chí cả khi mức độ miễn dịch đã giảm thì việc tiêm vaccine vẫn cung cấp sự bảo vệ nhất định.

"Chương mới" của đại dịch

Với các quan chức y tế công cộng và các chính trị gia, chương mới nhất của đại dịch là tập trung vào việc đảm bảo những người cao tuổi có rủi ro cao được bảo vệ khi số ca mắc gia tăng ở trẻ em. Tầm quan trọng của việc này ngày càng được nâng cao khi hàng triệu trẻ em quay lại trường học vào tuần trước ở Israel.

Các nhà dịch tễ học cho biết số ca mắc ở những người trên 30 tuổi đang giảm nhờ mũi vaccine tăng cường và việc hạn chế đến quán bar cũng như nhà hàng với những người đã được tiêm vaccine đầy đủ. Trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất số ca mắc mới trong những tuần gần đây, Ran Balicer, chủ tịch cơ quan cố vấn cho chính phủ cho hay. Ngoài ra, Israel cũng có mức độ xét nghiệm kỷ lục.

"Miễn dịch giảm dần là một thách thức thực sự đòi hỏi mỗi quốc gia phải chuẩn bị kế hoạch dự phòng để đối phó với những diễn biến bất ngờ", chuyên gia Balicer nhận định. Dữ liệu từ Israel trong những tuần tới sẽ giúp thể giới đánh giá hiệu quả của chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường.

Ngày 6/9, ít nhất 2,6 triệu người Israel, chiếm khoảng 28% dân số đã được tiêm mũi tăng cường vaccine Pfizer-BioNTech, Bộ Y tế Israel cho hay. Tỷ lệ này tăng lên mức ít nhất là 64% với những người trên 60 tuổi. Ngoài ra, mũi vaccine tăng cường cũng sẵn có với bất kỳ ai trên 12 tuổi đã được tiêm vaccine cách đó 5 tháng.

Những ảnh hưởng khó đoán trước của dịch bệnh hiện nay tại Israel nằm ở việc trẻ em quay lại trường học. Điều đó có thể khiến mọi nhóm tuổi đều bị phơi nhiễm trước dịch bệnh bởi trẻ em có thể mang Covid-19 về nhà, chuyên gia Balicer nhận định.

Theo WHO, những dữ liệu thu thập được cho thấy các khu vực với tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong 7 ngày đều ở Scotland, nơi mà 68% dân số đã được tiêm vaccine. Số ca mắc đã tăng lên sau khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ và các trường học quay lại từ giữa tháng 8.

"Nếu như nhìn lại thời điểm cách đây 1 năm, chúng ta gần như không có sự bảo vệ nào ngoài phong tỏa hoàn toàn. Hiện nay, chúng ta có hệ thống giáo dục đã mở lại, thương mại mở cửa hoàn toàn và mặc dù vẫn chứng kiến hơn 50.000 ca mắc/tuần, chúng ta cũng không chứng kiến sự gia tăng số ca bệnh nặng và số ca nhập viện", chuyên gia Leshem đánh giá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mũi vaccine Covid-19 thứ ba có giúp thế giới ngăn chặn các biến thể tiếp theo?
Mũi vaccine Covid-19 thứ ba có giúp thế giới ngăn chặn các biến thể tiếp theo?

VOV.VN - Theo Asia Times, chiến lược tốt nhất để ngăn chặn các biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai là một chương trình tiêm chủng đầy đủ trên toàn cầu, thay vì triển khai tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường ở một số nước giàu có.

Mũi vaccine Covid-19 thứ ba có giúp thế giới ngăn chặn các biến thể tiếp theo?

Mũi vaccine Covid-19 thứ ba có giúp thế giới ngăn chặn các biến thể tiếp theo?

VOV.VN - Theo Asia Times, chiến lược tốt nhất để ngăn chặn các biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai là một chương trình tiêm chủng đầy đủ trên toàn cầu, thay vì triển khai tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường ở một số nước giàu có.

Kinh nghiệm cho Đông Nam Á khi đặt cược "sống chung với Covid-19"
Kinh nghiệm cho Đông Nam Á khi đặt cược "sống chung với Covid-19"

VOV.VN - Về lý thuyết, sống chung với Covid-19 có thể đem đến những giải pháp bền vững và lâu dài nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện chiến lược này không hề đơn giản.

Kinh nghiệm cho Đông Nam Á khi đặt cược "sống chung với Covid-19"

Kinh nghiệm cho Đông Nam Á khi đặt cược "sống chung với Covid-19"

VOV.VN - Về lý thuyết, sống chung với Covid-19 có thể đem đến những giải pháp bền vững và lâu dài nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện chiến lược này không hề đơn giản.

Sống chung với Covid-19, Singapore làm gì để ngăn số ca mắc đang tăng phi mã?
Sống chung với Covid-19, Singapore làm gì để ngăn số ca mắc đang tăng phi mã?

VOV.VN - Singapore cần "hành động nhanh chóng" để ngăn chặn nguy cơ số ca mắc Covid-19 "tăng lên theo cấp số nhân", Bộ Y tế Singapore nhận định ngày 6/9.

Sống chung với Covid-19, Singapore làm gì để ngăn số ca mắc đang tăng phi mã?

Sống chung với Covid-19, Singapore làm gì để ngăn số ca mắc đang tăng phi mã?

VOV.VN - Singapore cần "hành động nhanh chóng" để ngăn chặn nguy cơ số ca mắc Covid-19 "tăng lên theo cấp số nhân", Bộ Y tế Singapore nhận định ngày 6/9.