Bài toán hóc búa của Nga: Tấn công Donbass hay phòng thủ phía Nam

VOV.VN - Khi chiến sự Nga-Ukraine bước sang ngày 172, quân đội Nga đang phải phải đối mặt với câu hỏi hóc búa về chiến lược ở Ukraine: Tăng cường tấn công tại Donbass hay gia tăng phòng thủ ở phía Nam?

Cuộc chiến trên 2 mặt trận

Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Anh, quân đội Nga đang cố gắng tiến hành các hoạt động song song ở trên hai mặt trận. Tuy nhiên, 2 nỗ lực này dựa vào 2 nguồn lực khác nhau và do đó, hiệu quả có thể không giống nhau.

Ở một số khu vực trung tâm của Donbass, chiến dịch tấn công của Nga phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng ly khai do Moscow hậu thuẫn, đang cố gắng tiếp cận với Bakhmut từ thành phố Donetsk. 

Ở mặt trận phía Nam, quân đội Nga đang triển khai thêm nhân lực, củng cố các vị trí của họ tại khu vực Kherson và Zaporizhzhia. Động thái này nhiều khả năng nhằm chống lại cuộc phản công của Ukraine để giành lại những vùng đất đã bị mất vào tay Nga. 

Kherson nằm dọc theo tuyến đường thủy dài nhất Ukraine - sông Dnipro, giúp tiếp cận các khu vực quan trọng của nội địa Ukraine. Nơi đây đóng vai trò lớn trong việc cung cấp nước ngọt cho Crimea, đồng thời là thành trì quan trọng để Nga đẩy mạnh bất cứ hoạt động quân sự nào trong tương lai về phía Nam theo hướng Odessa – “viên ngọc quý” ở Biển Đen. Là khu vực có nhiều cây cầu trọng yếu, quân đội Nga cần phải giữ Kherson nếu muốn tiếp tục tiến lên phía Bắc.

Tình báo quân sự Anh đánh giá: “Trong tuần qua, ưu tiên của Nga có thể là tái định hướng các đơn vị để chi viện cho miền Nam. Tuy nhiên tại Donbass, các lực lượng do Nga hậu thuẫn, phần lớn là dân quân của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng vẫn tiếp tục tấn công vào phía bắc thành phố Donetsk”.

“Giao tranh ác liệt đã tập trung tại ngôi làng Pisky, gần sân bay quân sự Donetsk. Khu vực này nằm ở tuyến đầu của Ranh giới Kiểm soát (LOC) từ năm 2014. Mục đích cuộc tấn công nhiều khả năng là đảm bảo an toàn cho tuyến đường cao tốc M04 – tuyến đường tiếp cận chính với Donetsk từ phía Tây”.

Chiến thuật bào mỏng lực lượng

Một số chuyên gia quân sự cho rằng, Nga đang gặp khó khăn khi phân tán lực lượng theo nhiều hướng ở Ukraine thay vì tập trung vào một mặt trận, do đó rất khó đạt được các mục tiêu mà nước này đặt ra.

Hiện, mục tiêu trước mắt của Moscow là kiểm soát hoàn toàn các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine. Để giành được những vùng lãnh thổ này sẽ đòi hỏi Nga phải triển khai số lượng lớn binh sỹ và khí tài quân sự, đặc biệt là xe bọc thép.

Nhưng sau gần 6 tháng giao tranh, Nga đã mất đi nhiều thiết bị tiên tiến mà họ khó có thể thay thế trong thời gian ngắn. Lực lượng vũ trang Nga cũng chịu tổn thất về binh lực, trong đó mất đi nhiều quân nhân chuyên nghiệp được đào tạo bài bản. Nếu Moscow không thể bố trí đủ nguồn lực để đạt được mục tiêu, quân đội Nga sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm giữ một chiến tuyến dài gần 1.000km.  

Một số nhà phân tích nhận định, ngay cả khi Điện Kremlin sử dụng tất cả các đòn bẩy sẵn có, chẳng hạn như tuyên bố tổng động viên để điều động đủ khí tài và nhân lực, thì quá trình này sẽ mất nhiều thời gian. Quân đội Nga sẽ phải đối mặt với những hạn chế lớn về nguồn lực trong một hoặc hai năm tới. Điều này có thể tạo cơ hội cho các lực lượng Ukraine đẩy lùi nỗ lực của Nga trong việc giành quyền kiểm soát cả 4 khu vực trên.

Trái với quan điểm này, cây bút Dara Massicot của Foreign Affairs cho rằng, những vấn đề Nga gặp phải chưa chắc giúp Ukraine đảm bảo thành công trên chiến trường. Giống như Nga, Ukraine cũng chịu tổn thất lớn trong thời gian qua, mất nhiều binh sỹ và vũ khí. Chưa kể, trên một số lĩnh vực, các lực lượng Ukraine khó bắt kịp với lợi thế quân sự của Nga, trong khi thiếu vũ khí và đạn dược nghiêm trọng, một phần do nỗ lực mà Moscow thực hiện nhằm vô hiệu hóa ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

Cả Nga và Ukraine chuẩn bị bước vào giai đoạn quan trọng của cuộc chiến trong những tuần tới và các bên đang nỗ lực hết sức để tránh đẩy quân đội vào tình trạng kiệt sức.

Ukraine cho biết, ưu tiên hàng đầu của nước này là chiến dịch phản công tại Kherson. Để thành công tại Kherson, quân đội Ukraine cần phải tấn công hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Nga, đồng thời bào mỏng lực lượng của đối phương đến mức họ không thể chiến đấu hiệu quả ở bất cứ khu vực nào. Đây có thể là lý do Kiev đã tấn công các căn cứ xa xôi của Nga, khiến Moscow phải phân bổ lại lực lượng để bảo vệ những khu vực quan trọng hơn, chẳng hạn như Crimea và lơ là việc phòng thủ Kherson.  

Nhưng Ukraine có vẻ như đang tính toán sai lầm. Lực lượng của Nga ở Kherson dễ bị tổn thương nhất vào đầu mùa Hè song trong những tuần gần đây, Moscow đã chuyển hướng các đơn vị ở Donbass để củng cố tuyến phòng thủ trong khu vực.

Các nhà hoạch định quân sự Nga nghiên cứu chặt chẽ xem lực lượng của họ có hiệu quả trong chiến đấu hay không, bằng cách xem xét tỷ lệ tiêu hao (còn được gọi là "tổn thất nghiêm trọng" trong khoa học quân sự Nga). Đối với lực lượng mặt đất của Nga, các nhà hoạch định quân sự dự đoán rằng một đơn vị sẽ trở nên kém hiệu quả khi mất từ ​​50 đến 60% sức mạnh ban đầu. Họ ước tính, một mạng lưới chỉ huy và kiểm soát trong một khu vực bị phá vỡ vĩnh viễn khi 40% thiết bị  bị phá hủy. Họ cũng cho rằng phi đội không quân sẽ không thể tiếp tục hoạt động khi bị mất 70% số máy bay.

Với cách đánh giá này, Nga đang làm mọi thứ trong khả năng có thể để bảo toàn lực lượng. Đó có thể là lý do Nga tạm dừng chiến dịch tấn công ở miền Đông Ukraine, dưỡng sức quân và chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới mang quyết định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đặc nhiệm Ukraine được trang bị “khủng” cỡ nào?
Đặc nhiệm Ukraine được trang bị “khủng” cỡ nào?

VOV.VN - Với sự hỗ trợ về khí tài và sự huấn luyện của phương Tây, phương thức hoạt động và vũ khí của lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Đặc nhiệm Ukraine được trang bị “khủng” cỡ nào?

Đặc nhiệm Ukraine được trang bị “khủng” cỡ nào?

VOV.VN - Với sự hỗ trợ về khí tài và sự huấn luyện của phương Tây, phương thức hoạt động và vũ khí của lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Nước cờ đầy rủi ro của Ukraine trong chiến lược phản công tại Kherson
Nước cờ đầy rủi ro của Ukraine trong chiến lược phản công tại Kherson

VOV.VN - Nếu Ukraine chiếm được Kherson thì điều này sẽ giáng một đòn nặng nề vào tham vọng của Tổng thống Nga Putin. Nhưng thời gian không chờ đợi Kiev và những diễn biến trên chiến trường làm gia tăng rủi ro với Ukraine.

Nước cờ đầy rủi ro của Ukraine trong chiến lược phản công tại Kherson

Nước cờ đầy rủi ro của Ukraine trong chiến lược phản công tại Kherson

VOV.VN - Nếu Ukraine chiếm được Kherson thì điều này sẽ giáng một đòn nặng nề vào tham vọng của Tổng thống Nga Putin. Nhưng thời gian không chờ đợi Kiev và những diễn biến trên chiến trường làm gia tăng rủi ro với Ukraine.

Lực lượng Ukraine khai hỏa pháo phòng không vào cứ điểm của Nga
Lực lượng Ukraine khai hỏa pháo phòng không vào cứ điểm của Nga

VOV.VN - Các binh sỹ của Lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine đã sử dụng pháo phòng không tấn công vào các cứ điểm của quân đội Nga ngày 10/8.

Lực lượng Ukraine khai hỏa pháo phòng không vào cứ điểm của Nga

Lực lượng Ukraine khai hỏa pháo phòng không vào cứ điểm của Nga

VOV.VN - Các binh sỹ của Lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine đã sử dụng pháo phòng không tấn công vào các cứ điểm của quân đội Nga ngày 10/8.

Vì sao nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia thành tâm điểm cáo buộc của Nga và Ukraine?
Vì sao nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia thành tâm điểm cáo buộc của Nga và Ukraine?

VOV.VN - Trong bối cảnh Nga và Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu những ngày qua, nỗi lo về một thảm họa hạt nhân nghiêm trọng như thảm họa Chernobyl lại trỗi dậy.

Vì sao nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia thành tâm điểm cáo buộc của Nga và Ukraine?

Vì sao nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia thành tâm điểm cáo buộc của Nga và Ukraine?

VOV.VN - Trong bối cảnh Nga và Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu những ngày qua, nỗi lo về một thảm họa hạt nhân nghiêm trọng như thảm họa Chernobyl lại trỗi dậy.

Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí có thể đánh bại “rồng lửa” S-400
Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí có thể đánh bại “rồng lửa” S-400

VOV.VN - Tên lửa chống bức xạ được cho là sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho Ukraine khi thời gian gần đây khi có nhiều báo cáo cho rằng các hệ thống phòng không của Nga đã hạn chế khả năng hoạt động của không quân Ukraine ở khu vực Donbass.   

Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí có thể đánh bại “rồng lửa” S-400

Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí có thể đánh bại “rồng lửa” S-400

VOV.VN - Tên lửa chống bức xạ được cho là sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho Ukraine khi thời gian gần đây khi có nhiều báo cáo cho rằng các hệ thống phòng không của Nga đã hạn chế khả năng hoạt động của không quân Ukraine ở khu vực Donbass.