Báo Anh: Bob Kerrey “sẵn sàng từ chức” Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam

VOV.VN - Tờ Financial Times của Anh nói rằng việc ông Kerrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright đã xới lại vết thương chiến tranh ở Việt Nam và ông có thể từ chức.

Tờ báo Anh hôm 31/5 đăng bài nói rằng việc mở một trường đại học (được Mỹ hậu thuẫn) ở Việt Nam trong thời gian Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam là nhằm tạo biểu tượng về sự hòa giải và tiềm năng phát triển sâu đậm quan hệ giữa 2 nước.

Bài Bùi Thị Nhị (73 tuổi) đứng bên ngôi mộ cha mẹ và các cháu của mình - những người đã bị sát hại trong vụ đột kích của đặc nhiệm Mỹ năm 1969 ở làng Thạnh Phong thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: AP.

Thế nhưng tờ báo cũng ghi nhận đã có một phản ứng mạnh nhất định đối với quyết định trao chức chủ tịch Hội đồng Tín thác trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) cho một cựu nghị sĩ Mỹ bị tố cáo dính líu vào một vụ thảm sát thời Chiến tranh Việt Nam.

Ông Bob Kerrey, một cựu nghị sĩ Dân chủ và thống đốc bang Nebraska, đã bày tỏ sự ăn năn về cuộc tập kích năm 1969 nhằm vào một ngôi làng do các du kích cộng sản kiểm soát. Trong vụ này, trung đội của ông – một trung đội đặc nhiệm SEAL thuộc hải quân Mỹ, đã sát hại ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em không một tấc sắt trong tay. Vụ tấn công này đã được đưa ra ánh sáng công luận vào năm 2001 sau một cuộc điều tra của hãng truyền thông CBS News và tờ New York Times (đều của Mỹ).

Tuy nhiên việc chọn ông Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường FUV đã khơi dậy các tình cảm đau đớn trong người dân địa phương về một cuộc xung đột khiến tới hơn 1 triệu người Việt thiệt mạng, trong đó có nhiều dân thường.

Thai Bao Anh, một luật sư Việt Nam nói: “Tôi biết ông Kerrey muốn hàn gắn các nỗi đau chiến tranh, của cả ông ấy và người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tôi phân vân là liệu ông ý có bao giờ tự hỏi bản thân về việc bổ nhiệm này có mở toang một vết thương cũ trong lòng người Việt hay không?”.

Cựu nghị sĩ Bob Kerrey. Ảnh: Getty.

Luật sư Thai, từng giành học bổng Fulbright danh tiếng để theo học ở Mỹ vào năm 2003, cho biết, một mặt ông hoàn toàn ủng hộ sứ mệnh của FUV là cải thiện chất lượng giáo dục ở Việt Nam, mặt khác ông không thể tha thứ cho ông Kerrey.

Vị luật sư này nói: “Tôi không có quyền làm điều này vì đó là quyền của các nạn nhân đã chết cũng như những người còn sống trong gia đình họ”.

Tờ báo Anh dẫn lại những lời bình luận trái chiều của nhiều người Việt sau một bài viết đăng trên Báo điện tử Zing nhắc lại câu chuyện năm xưa của ông Bob Kerrey.

Độc giả Dinh Thi Thu Ha viết: “Việc một con người đã từng phạm tội chống lại đồng bào của chúng ta được bổ nhiệm làm lãnh đạo một đại học danh tiếng của Mỹ ở Việt Nam giống như là đâm thêm một nhát dao nữa vào vết sẹo cũ của người dân Việt Nam”.

Nhưng một độc giả khác, Lieu Ngo, lại lập luận rằng “thế hệ từng đối mặt với Bob Kerrey trên chiến trường” giờ không muốn sống trong hận thù.

Độc giả này viết tiếp: “Chúng ta hãy ủng hộ Bob Kerrey giúp dự án Đại học Fulbright ở Việt Nam thành công”.

Trong khi đó, Viet Thanh Nguyen - tác giả người Mỹ gốc Việt của một cuốn tiểu thuyết giành được giải thưởng Pulitzer viết về chiến tranh, cho biết ông ngạc nhiên về việc lựa chọn một nhân vật “có vấn đề” như vậy cho chiếc ghế chủ tịch Đại học FUV.

Ông Viet Thanh Nguyen nói: “Nói chung khó mà bỏ qua lịch sử của ông này và sự kiện rõ ràng đã xảy ra. Người ta có thể dễ dàng chọn người khác, các nhân vật thích hợp hơn để lãnh đạo cơ sở đào tạo này”.

Ông Bob Kerrey, từng hoạt động cùng với các cựu binh Mỹ khác đã trở thành các chính trị gia như là John Kerry và John McCain để thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ trong thập niên 1990. Ông nói với tờ Financial Times rằng ông hiểu sự chỉ trích mà người Việt dành cho ông và cho biết ông “sẵn sàng vui vẻ từ chức” nếu như sự tham gia của ông khiến cho FUV gặp rủi ro thất bại.

Bob Kerrey, người đã mất một phần chân phải trong chiến tranh, nói: “Tôi đã đối diện với quá khứ của mình một cách sòng phẳng và trung thực. Tôi đã làm một điều kinh khủng và tôi sẽ chung sống với điều đó suốt cả đời mình. Nhưng tôi không sống trong quá khứ. Tôi sống ở hiện tại và đang cố gắng làm những gì có thể để giúp Việt Nam xây một tương lai tốt đẹp hơn”.

Sát cánh bên Bob Kerrey là ông Ben Wikinson thuộc “Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam” (một tổ chức chuyên hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam).

Ông Ben nói rằng Kerrey có kinh nghiệm trong giáo dục đại học và trong hàn gắn quan hệ Mỹ-Việt và điều này đã khiến ông Kerrey trở thành người rất phù hợp cho vị trí lãnh đạo trường FUV./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch ĐH Fulbright liên quan vụ thảm sát trong Chiến tranh Việt Nam
Chủ tịch ĐH Fulbright liên quan vụ thảm sát trong Chiến tranh Việt Nam

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Fulbright Việt Nam – ông Bob Kerrey từng tham gia vụ thảm sát đẫm máu ở Thạnh Phong năm 1969.

Chủ tịch ĐH Fulbright liên quan vụ thảm sát trong Chiến tranh Việt Nam

Chủ tịch ĐH Fulbright liên quan vụ thảm sát trong Chiến tranh Việt Nam

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Fulbright Việt Nam – ông Bob Kerrey từng tham gia vụ thảm sát đẫm máu ở Thạnh Phong năm 1969.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama
Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.

Giới học giả Mỹ ghi nhận thành công chuyến thăm Việt Nam của ông Obama
Giới học giả Mỹ ghi nhận thành công chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

VOV.VN - Theo đánh giá của giới học giả Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Obama rất thành công với những dấu mốc lớn trong quan hệ song phương.

Giới học giả Mỹ ghi nhận thành công chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

Giới học giả Mỹ ghi nhận thành công chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

VOV.VN - Theo đánh giá của giới học giả Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Obama rất thành công với những dấu mốc lớn trong quan hệ song phương.

Hình ảnh Tổng thống Obama ở Việt Nam qua ống kính phóng viên các nước
Hình ảnh Tổng thống Obama ở Việt Nam qua ống kính phóng viên các nước

VOV.VN - Đêm 22/5 Tổng thống Mỹ Obama đã tới Hà Nội, mở đầu chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam nhằm mở rộng quan hệ giữa 2 nước trong nhiều lĩnh vực.

Hình ảnh Tổng thống Obama ở Việt Nam qua ống kính phóng viên các nước

Hình ảnh Tổng thống Obama ở Việt Nam qua ống kính phóng viên các nước

VOV.VN - Đêm 22/5 Tổng thống Mỹ Obama đã tới Hà Nội, mở đầu chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam nhằm mở rộng quan hệ giữa 2 nước trong nhiều lĩnh vực.

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong
Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong

VOV.VN - Vụ thảm sát Thạnh Phong đã được Chủ tịch Đại học Fulbright Bob Kerrey nhắc đến nhiều lần với sự hối hận.

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong

VOV.VN - Vụ thảm sát Thạnh Phong đã được Chủ tịch Đại học Fulbright Bob Kerrey nhắc đến nhiều lần với sự hối hận.