Bầu cử giữa kỳ 2022 định hình chính trường Mỹ 2 năm tới như thế nào?

VOV.VN - Đối với Tổng thống Joe Biden, lá phiếu của cử tri trong cuộc bầu cử giữa kỳ này được xem như một “bài sát hạch” đối với 2 năm cầm quyền vừa qua của ông. Nga và Ukraine đang theo dõi sát sao cuộc bầu cử này.

Đến thời điểm này, các đơn vị bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ đã gần như hoàn tất quá trình bầu cử. Dù không phải cuộc bầu cử để tìm ra người lãnh đạo đất nước song cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ có ý nghĩa quan trọng khi quyết định đảng Dân chủ hay Cộng hòa sẽ nắm giữ thế đa số trong quốc hội, từ đó ảnh hưởng đến chính trường Mỹ trong 2 năm tiếp theo.

Trong lịch sử chính trường Mỹ, đảng của đương kim tổng thống thường sẽ gặp bất lợi và mất ghế tại lưỡng viện Quốc hội trong các cuộc bầu cử giữa kỳ. Đối với Tổng thống Joe Biden, lá phiếu của cử tri trong cuộc bầu cử này cũng được xem như một “bài sát hạch” đối với 2 năm cầm quyền vừa qua của ông.

Diễn biến mới nhất và tương quan lực lượng 2 đảng

Các điểm bỏ phiếu ở hầu hết các bang ở Mỹ đóng cửa trong khoảng từ 19-20h tối (giờ địa phương), trừ một số bang ở bờ Tây nơi các điểm bỏ phiếu đóng cửa vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều ngày 9/11 (theo giờ Việt Nam). Ngay sau khi đóng cửa thì các điểm bỏ phiếu sẽ bắt đầu quá trình kiểm phiếu và những quy định về bầu cử ở các bang không giống nhau, do đó kết quả bỏ phiếu sẽ không có cùng một lúc mà thậm chí còn có thể kéo sang vài ngay sau đó ở một số bang.

Có tới gần một nửa số bang ở Mỹ cho phép cử tri đăng ký và bỏ phiếu trong ngày bầu cử, điều đó có nghĩa lá phiếu của những người bỏ phiếu qua bưu điện vẫn được tính nếu dấu bưu điện là ngày 8/11, và với những trường hợp này, kể cả lá phiếu của họ tới sau ngày bầu cử thì vẫn có giá trị.

Thông qua rất nhiều các cuộc khảo sát trong những ngày trước bầu cử, ưu thế dẫn đầu của các đảng thay đổi theo từng giai đoạn và ở giai đoạn sát bầu cử thì đảng Cộng hòa dường như có ưu thế hơn, nhất là trong cuộc chạy đua vào Hạ viện nơi họ cần giành được khoảng 5 ghế trong khi vẫn duy trì được số ghế hiện nay để có thể chiếm thế đa số. Lịch sử bầu cử ở Mỹ cũng thiên về đảng Cộng hòa khi đảng của Tổng thống đương nhiệm thường mất quyền kiểm soát ở 1 hoặc thậm chí cả 2 viện của Quốc hội.

Kết quả các cuộc khảo sát và một số nhà phân tích thì cho rằng kịch bản có thể xảy ra nhất là đảng Dân chủ vẫn giữ được Thượng viện trong khi đảng Cộng hòa lấy lại được Hạ viện. Tuy nhiên, bầu cử Mỹ luôn tiềm ẩn yếu tố bất ngờ và không ai có thể xác định được đảng nào sẽ giành chiến thắng trong từng cuộc đua cụ thể. Do đó, cán cân quyền lực giữa hai đảng trong Quốc hội Mỹ sẽ chỉ được xác định rõ ràng khi kết quả chính thức được công bố sau ngày 8/11.  

Thách thức và thuận lợi của đảng Dân chủ

Kết quả bầu cử giữa kỳ có thể tác động rất lớn đến hai năm còn lại trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden cũng như xu hướng chính trị Mỹ. Tuy nhiên Tổng thống Joe Biden tỏ ra rất lạc quan với những gì chính quyền của ông đã làm cho nước Mỹ.

Lợi thế lớn nhất của đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử lần này chính là việc đương kim Tổng thống là người của đảng này cộng với quyền kiểm soát ở cả hai viện Quốc hội Mỹ. Về mặt chính quyền, ngay từ năm 2021, Tổng thống Biden đã yêu cầu khoảng 600 cơ quan liên bang mở rộng cơ hội cho công dân Mỹ có thể đăng ký bỏ phiếu, thu thập thông tin và tham gia vào tiến trình bầu cử. Hoạt động này được cho là dựa trên các kết quả trong kỳ bầu cử 2020, khi tại các văn phòng bầu cử địa phương, bang có xu hướng nghiêng về Dân chủ, các nhà tổ chức của đảng Dân chủ đã nỗ lực phối hợp rộng rãi với các nhà tài trợ, vận động người dân đi bỏ phiếu.

Về mặt quốc hội, Tổng thống Biden và đảng Dân chủ đã thông qua và ký ban hành được nhiều đạo luật quan trọng, có tác động lớn đến đời sống của người dân cũng như nền kinh tế nước này, ví dụ như Đạo luật kiểm soát an toàn súng đạn, Đạo luật khoa học và chip, Đạo luật chống lạm phát… Việc thông qua được các đạo luật quan trọng này cũng là cơ hội để đảng Dân chủ khuếch trương thành tích cả trong phối hợp lưỡng đảng lẫn điều hành kinh tế…

Tuy nhiên, một số khía cạnh lợi thế của đảng Dân chủ thì cũng chính là điểm bất lợi trước đảng Cộng hòa. Mặc dù Tổng thống Biden là người đảng Dân chủ nhưng uy tín lại thấp ở mức kỷ lục. Trong các cuộc thăm dò cuối tháng 10, tỷ lệ ủng hộ đối với ông chủ Nhà Trắng chỉ ở mức 40%, có xu hướng giảm so với trong tháng 9 và chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức thấp nhất 36% hồi tháng 5-6 vừa qua. Tỷ lệ không ủng hộ hoặc cho rằng nước Mỹ đang đi chệch hướng lên tới gần 60% cho thấy số người dân Mỹ ủng hộ ông Biden đang giảm đi và rơi vào thời điểm không thể tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, xu hướng lịch sử cũng cho thấy các đảng của Tổng thống đương nhiệm thường mất ghế Quốc hội, thậm chí là mất thế đa số trong bầu cử giữa nhiệm kỳ. Đây cũng là tâm lý chung của cử tri Mỹ khi muốn duy trì cân bằng quyền lực trong Quốc hội và giữa Quốc hội với Chính quyền. Cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay cũng nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ tiếp tục diễn ra xu hướng này.

Một yếu tố nữa cũng có thể tác động đến lá phiếu của cử tri và không có lợi cho đảng Dân chủ là thực trạng nền kinh tế Mỹ. Mặc dù lạm phát đã có một số dấu hiệu hạ nhiệt nhưng giá cả hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng, nhiên liệu vẫn tăng khoảng 8-10% so với mức trung bình năm ngoái. Đây cũng là điểm mà đảng Cộng hòa tập trung chỉ trích, cho rằng việc điều hành kinh tế yếu kém và các gói kích thích khổng lồ được chính quyền Tổng thống Biden ưa thích là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hiện nay.

Ông Trump và vấn đề Ukraine

Trong trường hợp đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện, thậm chí cả Thượng viện, có hai vấn đề được dư luận quan tâm đó là sự trở lại của cựu Tổng thống Donald Trump và sự can dự của Mỹ trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Lên quan đến cựu Tổng thống Trump, trong động thái mới nhất tối hôm qua, trước ngày bầu cử, ông này tuyên bố sẽ đưa ra “thông báo cực lớn” vào thứ Ba tuần tới. Mặc dù không nói rõ thông báo này cụ thể là gì nhưng nhiều ý kiến cho rằng, đây có thể sẽ là tuyên bố ra tranh cử Tổng thống lần thứ ba vào năm 2024 của ông Trump. Với khả năng đảng Cộng hòa giành được lợi thế tại Quốc hội thì đây sẽ là cơ hội thuận lợi và lợi thế lớn cho ông Trump khi công bố ý định tái tranh cử Tổng thống năm 2024.

Cho đến nay, cựu Tổng thống Trump vẫn là nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đến lá phiếu của nhiều cử tri đảng Cộng hòa. Theo các kết quả thăm dò dư luận Mỹ đến trước bầu cử, ông Trump vẫn là người có ảnh hưởng lớn nhất trong đảng Cộng hòa khi đa số cử tri xác định cựu Tổng thống vẫn là lãnh đạo đảng và có thể giành chiến thắng trong kỳ bầu cử Tổng thống 2 năm tới. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, nhiều ứng cử viên được ông Trump ủng hộ đã giành thắng lợi trước các ứng cử viên có quan điểm phản đối hoặc không ủng hộ ông Trump.

Một vấn đề nữa, đó là phần lớn các thành viên đảng Cộng hòa đều cho rằng, các cuộc điều tra nhằm vào ông Trump hiện nay là không công bằng. Với việc giành chiến thắng tại Hạ viện, đảng Cộng hòa có thể khởi động một loạt các cuộc điều tra và cáo buộc nhằm vào thành viên gia đình Tổng thống Biden và các thành viên nội các.

Đồng thời, đảng Cộng hòa cũng nỗ lực ngăn cản các cuộc điều tra đối với ông Trump, ví dụ như giải tán Ủy ban 06.01 điều tra về vụ bạo loạn tại trụ sở Quốc hội Mỹ… Các hành động này của đảng Cộng hòa sẽ giúp giảm bớt áp lực pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho cựu Tổng thống Trump tuyên bố ra tranh cử lần thứ 3.

Cuộc bầu cử lần này cũng đang được Nga và Ukraine theo dõi rất sát sao vì kết quả bầu cử sẽ có tác động phần nào đến chính sách đối với cuộc chiến tại Ukraine của chính quyền Tổng thống Biden trong thời gian tới. Hiện nay thì Mỹ đang dẫn đầu các nỗ lực quốc tế và cũng là quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Ukraine với cách tiếp cận đơn giản, đó là ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế đồng thời sử dụng các biện pháp trừng phạt để gây sức ép đối với Nga.

Mặc dù trong nội bộ đảng Cộng hòa đang có nhiều tiếng nói phản đối việc cung cấp viện trợ vô điều kiện, vô hạn như hiện nay cho Ukraine, thậm chí một số thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa còn khẳng định Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ cho Ukraine khi đảng này giành được quyền kiểm soát Quốc hội. Tuy nhiên, chính sách của Chính quyền Tổng thống Biden đối với Ukraine, có thể là một trong những vấn đề đạt được đồng thuận của cả hai đảng bất chấp việc đảng Cộng hòa có kiểm soát Quốc hội Mỹ hay không.

Một yếu tố nữa, đó là đa số dư luận Mỹ vẫn ủng hộ các chính sách hỗ trợ cho Ukraine. Trong các cuộc thăm dò dư luận vừa qua, có tới hơn 2/3 số người được hỏi cho rằng, Washington nên duy trì sự ủng hộ đối với Ukraine, trong đó khoảng 65% cho rằng nên cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, tăng hơn 10% so với các cuộc thăm dò hồi tháng 8.

Như vậy, chính sách đối với Ukraine của Chính quyền Tổng thống Biden có thể sẽ tiếp tục được duy trì như hiện nay ít nhất là trong ngắn hạn. Việc thay đổi chính sách sẽ phụ thuộc vào mức độ đối phó lạm phát, thực tế thắng thua trong cuộc chiến Nga-Ukraine trên thực địa hơn là việc đảng Cộng hòa kiểm soát bao nhiêu quyền lực tại Quốc hội Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những ứng viên có thể đi vào lịch sử trong bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022
Những ứng viên có thể đi vào lịch sử trong bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022

VOV.VN - Cuộc đua giành quyền kiểm soát Quốc hội cũng như vị trí Thống đốc và những vị trí quan trọng khác của các bang sẽ được quyết định trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022.

Những ứng viên có thể đi vào lịch sử trong bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022

Những ứng viên có thể đi vào lịch sử trong bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022

VOV.VN - Cuộc đua giành quyền kiểm soát Quốc hội cũng như vị trí Thống đốc và những vị trí quan trọng khác của các bang sẽ được quyết định trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022.

Hàng triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022
Hàng triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022

VOV.VN - Hàng triệu cử tri Mỹ ngày 8/11 (theo giờ địa phương) đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022, sự kiện được cho là sẽ định hình đường lối, chính sách của Mỹ trong hai năm tới.

Hàng triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022

Hàng triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022

VOV.VN - Hàng triệu cử tri Mỹ ngày 8/11 (theo giờ địa phương) đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022, sự kiện được cho là sẽ định hình đường lối, chính sách của Mỹ trong hai năm tới.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ nóng đến phút chót
Bầu cử giữa kỳ Mỹ nóng đến phút chót

VOV.VN - Hàng triệu cử tri Mỹ chiều tối 8/11 (theo giờ Việt Nam) bước vào ngày bỏ phiếu chính thức cho cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2022. Do tính chất quan trọng của cuộc bầu cử, đến những phút cuối trước thời điểm bầu cử, cuộc cạnh tranh giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn vô cùng gay gắt.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ nóng đến phút chót

Bầu cử giữa kỳ Mỹ nóng đến phút chót

VOV.VN - Hàng triệu cử tri Mỹ chiều tối 8/11 (theo giờ Việt Nam) bước vào ngày bỏ phiếu chính thức cho cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2022. Do tính chất quan trọng của cuộc bầu cử, đến những phút cuối trước thời điểm bầu cử, cuộc cạnh tranh giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn vô cùng gay gắt.

Lạm phát “đốt nóng” bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 ở Mỹ
Lạm phát “đốt nóng” bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 ở Mỹ

VOV.VN - Quyền phá thai, tỷ lệ tội phạm và một số vấn đề khác, giá cả leo thang đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.

Lạm phát “đốt nóng” bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 ở Mỹ

Lạm phát “đốt nóng” bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 ở Mỹ

VOV.VN - Quyền phá thai, tỷ lệ tội phạm và một số vấn đề khác, giá cả leo thang đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 sẽ thay đổi chính trường Mỹ ra sao?
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 sẽ thay đổi chính trường Mỹ ra sao?

VOV.VN - Đảng Dân chủ nắm cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng trong 2 năm qua, tuy nhiên điều này có thể thay đổi sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 sẽ thay đổi chính trường Mỹ ra sao?

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 sẽ thay đổi chính trường Mỹ ra sao?

VOV.VN - Đảng Dân chủ nắm cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng trong 2 năm qua, tuy nhiên điều này có thể thay đổi sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này.

Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt
Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt

VOV.VN - Ngay cả trong tình huống ban lãnh đạo của Nga không còn tồn tại do một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu từ phía NATO, Nga vẫn có phương án dự phòng để tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào Mỹ và NATO.

Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt

Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt

VOV.VN - Ngay cả trong tình huống ban lãnh đạo của Nga không còn tồn tại do một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu từ phía NATO, Nga vẫn có phương án dự phòng để tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào Mỹ và NATO.