Bầu cử giữa kỳ Mỹ nóng dần, Ukraine lo ngại mất nguồn viện trợ từ Washington

VOV.VN - Khi các quan chức Mỹ đang theo dõi diễn biến các cuộc phản công của Ukraine trên chiến trường, những người đồng cấp Ukraine lại hướng sự chú ý tới một sự kiện quan trọng sắp tới tại Mỹ, đó là cuộc bầu cử giữa kỳ.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ ảnh hưởng thế nào đến hỗ trợ cho Ukraine?

Một số quan chức Ukraine hy vọng rằng cuộc bầu cử vào tháng 11 sẽ không gây ảnh hưởng tới dòng vũ khí và viện trợ an ninh của Mỹ dành do Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở nước láng giềng.

Giới chức Ukraine đang lo ngại về sự ủng hộ của Mỹ dành cho Kiev trong tương lai khi các nhà thăm dò dự đoán rằng đảng Cộng hòa sẽ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới. Một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đã bày tỏ sự không hài lòng với số tiền viện trợ khổng lồ của Mỹ gửi cho Ukraine, viện dẫn những lo ngại về cạnh tranh an ninh với Trung Quốc và các ưu tiên trong nước.

Daria Kaleniuk, nhà hoạt động chống tham nhũng, người dẫn đầu một phái đoàn Ukraine đến Mỹ vào tháng 9, lưu ý rằng gần như tất cả các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại dự luật tài trợ gồm 12 tỷ USD cho Ukraine.

Những lo ngại rằng sự hỗ trợ của Mỹ có thể giảm bớt trong bối cảnh diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ, đang gia tăng áp lực trên chiến trường ở Ukraine.  

Một quan chức Ukraine nói rằng việc Ukraine phụ thuộc gần như hoàn toàn vào viện trợ quân sự và kinh tế nước ngoài có nghĩa là quân đội nước này phải nhanh chóng giành lại càng nhiều vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát càng tốt trước khi sự hỗ trợ từ phương Tây suy giảm.

“Cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ là một trong những yếu tố khiến chúng tôi lo ngại về cục diện chiến trường vào mùa đông. Nga có thể giành được lợi thế khi Quốc hội Mỹ có sự thay đổi và trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng. Đó là lý do tại sao cuộc phản công hiện tại rất quan trọng”, vị quan chức nói. 

Trong khi đó, nhiều quan chức Ukraine khác cho biết họ vẫn tin tưởng rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.

Oleksander Zavytnevych, người đứng đầu ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Ukraine, cho biết, sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine trong chiến dịch quân sự vẫn mạnh mẽ bất chấp sự miễn cưỡng của một số đảng viên Cộng hòa, vì vậy ông không lo lắng rằng sự giúp đỡ của Mỹ sẽ giảm đi.

Tuần trước, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky, Tổng thống Joe Biden nhắc lại cam kết rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine đến “khi nào còn có thể”, đồng thời đề xuất một chiến dịch dài hạn nhằm cung cấp vũ khí cần thiết cho Ukraine để đẩy lùi lực lượng Nga.  

Kể từ tháng 2, chính quyền Tổng thống Biden đã gửi cho Ukraine hơn 17 tỷ USD viện trợ quân sự, bao gồm các hệ thống tên lửa và máy bay không người lái.

Tuy nhiên, khi người tiêu dùng Mỹ đối mặt với lạm phát và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có ít thành viên đảng Cộng hòa tin rằng Mỹ cần có trách nhiệm hỗ trợ Ukraine. Theo một cuộc thăm dò vào tháng 8 của Morning Consult, sự quan tâm về cuộc xung đột của các thành viên đảng Cộng hòa đã giảm so với các thành viên đảng Dân chủ.

Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine?

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, phần lớn sự ủng hộ của lưỡng đảng Mỹ đối với Ukraine đã gặp vấp phải nhiều tranh cãi ở Quốc hội.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell và Thượng nghị sĩ James M. Inhofe, hai thành viên trong Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ là những nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa ủng hộ Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, các thành viên đảng Cộng hòa khác như Thượng nghị sĩ Josh Hawley và Hạ nghị sĩ Roger Williams đã bày tỏ sự miễn cưỡng. Trong khi đó, đã có những câu hỏi về nguồn tài trợ dành cho Ukraine được chi vào đâu và cảnh báo về sự hỗ trợ của Mỹ.

Điều này đã khiến một số thành viên đảng Cộng hòa lo lắng về việc duy trì sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine.

Valery Chaly, người từng là Đại sứ Ukraine tại Mỹ từ năm 2015-2019, cho biết, dù ông đang kêu gọi Mỹ cung cấp thêm cho Ukraine các thiết bị quân sự hiện đại hơn bao gồm xe tăng và máy bay chiến đấu, ông cũng đồng tình với quan điểm của một số nhà lập pháp Mỹ rằng cần tập trung vào các vấn đề trong nước.

“Mọi quốc gia đều phải tập trung vào chi phí cho y tế, giáo dục, các chương trình nội bộ và việc làm. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nếu bạn không đảm bảo an toàn cho đất nước và người dân, bạn không thể nghĩ đến sự phát triển”, ông Chaly nói.

Ukraine cũng lo sợ rằng Nga sẽ sử dụng cuộc bầu cử giữa kỳ để loại bỏ sự ủng hộ của lưỡng đảng dành cho Kiev.

Các quan chức đảng Cộng hòa nói rằng cuộc bỏ phiếu dự luật bổ sung viện trợ cho Ukraine gần đây không cho thấy sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine suy giảm, lưu ý rằng viện trợ cho Ukraine chỉ là một trong những khoản mà dự luật tài trợ. Họ cũng cho biết sự ủng hộ của đảng Cộng hòa có thể được thúc đẩy bởi lợi ích quân sự của Ukraine hoặc các mối đe dọa hạt nhân từ Nga.

Trước đó, vào đầu tháng 10, Tổng thống Putin ký ban hành luật, hoàn tất quá trình chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Nga 4 vùng của Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson. Ông Putin và các quan chức Nga khẳng định sẽ bảo vệ lãnh thổ mới sáp nhập, trong đó để ngỏ cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Khi sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine tăng lên, các nhà lập pháp của mỗi bên đang kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn với hy vọng ngăn chặn sự lãng phí.

Theo ông Oleksander Zavytnevych, Ukraine đang tăng cường các nỗ lực giải trình, thành lập cơ quan giám sát mới của quốc hội và tổ chức các chuyến thăm tới các kho vũ khí. Ông Zavytnevych cho biết, cho đến nay chưa có khiếu nại nào về việc chuyển hướng hoặc lạm dụng nguồn cung vũ khí từ nước ngoài.

Trong khi nhận ra rằng kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ có thể ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine, Kiev vẫn tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của phương Tây.

“Nếu chúng ta được trang bị vũ khí thích hợp, chúng ta có thể chiến thắng và cuộc xung đột này sẽ kết thúc sớm hơn”, Daria Kaleniuk, người đứng đầu Trung tâm Hành động Chống tham nhũng của Ukraine, nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ nói không có dấu hiệu Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine
Mỹ nói không có dấu hiệu Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

VOV.VN - Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết, Mỹ muốn cuộc xung đột ở Ukraine được giải quyết một cách hòa bình và đàm phán cần diễn ra càng sớm càng tốt.

Mỹ nói không có dấu hiệu Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Mỹ nói không có dấu hiệu Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

VOV.VN - Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết, Mỹ muốn cuộc xung đột ở Ukraine được giải quyết một cách hòa bình và đàm phán cần diễn ra càng sớm càng tốt.

Mỹ không có kế hoạch tấn công phủ đầu lực lượng Nga ở Ukraine
Mỹ không có kế hoạch tấn công phủ đầu lực lượng Nga ở Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Ukraine đã kêu gọi Mỹ tấn công phủ đầu Nga ở Ukraine. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, họ không có kế hoạch nào như vậy.

Mỹ không có kế hoạch tấn công phủ đầu lực lượng Nga ở Ukraine

Mỹ không có kế hoạch tấn công phủ đầu lực lượng Nga ở Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Ukraine đã kêu gọi Mỹ tấn công phủ đầu Nga ở Ukraine. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, họ không có kế hoạch nào như vậy.

Mỹ sẽ không thể cung cấp sớm đạn dược cần thiết cho Ukraine?
Mỹ sẽ không thể cung cấp sớm đạn dược cần thiết cho Ukraine?

VOV.VN - Mỹ sẽ không thể cung cấp sớm cho Ukraine một số loại đạn dược cần thiết trong cuộc xung đột với Nga khi số vũ khí được sử dụng nhiều hơn số lượng thay thế.

Mỹ sẽ không thể cung cấp sớm đạn dược cần thiết cho Ukraine?

Mỹ sẽ không thể cung cấp sớm đạn dược cần thiết cho Ukraine?

VOV.VN - Mỹ sẽ không thể cung cấp sớm cho Ukraine một số loại đạn dược cần thiết trong cuộc xung đột với Nga khi số vũ khí được sử dụng nhiều hơn số lượng thay thế.