Những rải đất xen kẹt ở Đà Nẵng chưa có giải pháp xử lý

VOV.VN - Trong quá trình chỉnh trang đô thị thành phố Đà Nẵng hiện còn hàng nghìn rẻo đất, phần diện tích đất thừa nhỏ hẹp nằm xen lẫn trong các khu dân cư.

Hầu hết những phần đất rẻo này bị bỏ hoang nhiều năm nay, trở thành bãi tập kết rác gây ô nhiễm môi trường. Người dân có nhu cầu mua lại đất trống để hợp thửa nhưng không được giải quyết. Điều đáng nói là có những miếng đất tồn tại hàng chục năm trong khu dân cư, cả chính quyền và cơ quan chức năng không quản lý được.

Trước dãy nhà dân trên đường Trân Xuân Lê, thuộc tổ 59 phường Hoà Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng là khu đất rẻo chừng 150 m2 bỏ hoang hàng chục năm nay. Các hộ dân tại đây nhiều lần xin mua phần đất rẻo trước nhà mình để hợp thửa liền khoảnh nhưng không được giải quyết.

Nhiều lô đất để trống trở thành bãi tập kết rác, gây ô nhiễm môi trường.

Bà Phan Thị Phương ở tổ 59, phường Hoà Khê, quận Thanh Khê cho biết, phần đất rẻo và đất nhà bà đang ở trước đây của ông bà để lại nhưng chưa có sổ đỏ. Năm 1996, khi gia đình làm giấy tờ nhà đất, chính quyền địa phương yêu cầu chừa lại 6 m phía trước để mở rộng đường. Bà Phương cho rằng, đường đã làm xong từ lâu, phần đất khoảng 30 m2 phía trước nhà đã bỏ hoang nhiều năm nay, trông rất nhếch nhác.

“Thời điểm đó, mình có phổ biến mỗi hộ phải lùi vào 6 m để khi làm đường khỏi bị vướng. Khi làm đường thì không đụng chạm đến phần đất mình hiến. Giờ diện tích đất là của Nhà nước không còn quyền của mình nữa. Gia đình cũng muốn xin mua lại rẻo đất ở phía trước, nhập vô sổ thuận tiện sử dụng cho hợp pháp” - bà Phương nói.

Ông Đinh Viết Hồng Lễ, Chủ tịch UBND phường Hoà Khê, quận Thanh Khê cho biết, hiện trên địa bàn phường có 23 miếng đất rẻo, mỗi miếng từ vài m2 cho đến hàng trăm m2 với tổng diện tích gần cả nghìn m2. Hầu hết phần đất rẻo này nằm trước mặt nhà hoặc bên hông nhà dân, rất khó sử dụng vào mục đích khác. Theo ông Đinh Viết Hồng Lễ, nhiều năm nay người dân có đơn xin mua phần đất này để hợp thửa nhưng không được giải quyết, gây trở ngại trong công tác quản lý.

“Nếu để lâu dài không giải quyết nhu cầu cho dân thì rõ ràng rất khó trong công tác quản lý. Tình trạng lấn chiếm, chiếm dụng về lâu dài sẽ trở thành của họ. Không gian về mỹ quan đô thị cũng nhếch nhác, rồi vấn đề ô nhiễm môi trường. Cách giải quyết làm sao có cơ chế thoáng, tức là hộ nào có nhu cầu hợp thửa thì giải quyết cho họ” - ông Lễ cho biết.

Đất rẻo trước dãy nhà dân được người dân trưng dụng trồng cây đậu phương tiện.

Trong một thời gian dài thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, số lượng đất rẻo, phần diện tích đất còn lại sau khi bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, chỉnh trang đô thị còn rất lớn. Nguồn tài nguyên đất bị bỏ hoang nhiều năm, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường.

UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt hơn 200 tỷ đồng cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện “Đề án cơ sở dữ liệu đất đai”. Thế nhưng, cơ quan này không kiểm soát đầy đủ hiện trạng đất rẻo trên địa bàn thành phố.

Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Đà Nẵng thừa nhận, cơ quan này không thể kiểm soát được đất rẻo, chỉ đến khi dân có nhu cầu mua mới biết.

“Một thời gian rất dài, việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ. Đặc biệt, những thửa đất hình thành trong quá trình còn lại sau khi triển khai dự án đô thị thì trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện còn rất nhiều. Chúng ta không thể ngày một ngày hai thống kê được, vì có những lô đất chỉ có người dân mới biết được, còn địa chính của phường cũng không biết được” - ông Hùng nói.

Vì sao cơ quan chức năng và chính quyền địa phương không kiểm soát được hiện trạng đất rẻo và lúng túng trong quản lý? Ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng đề nghị làm rõ trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành về quản lý tài nguyên đất.

Theo ông Nguyễn Nho Trung, đất là tài nguyên, một lô đất ở trong khu dân cư mà cơ quan quản lý không biết là không thể chấp nhận, cần có biện pháp quản lý tránh lãng phí.

"Đất ở trong dân là tài nguyên, quản lý tài nguyên mà không biết đất thì biết cái gì? Dân bây giờ cần vườn dạo, vườn cây xanh cũng không có, nhà sinh hoạt cộng đồng cũng không có. Dân đang ở nhà chật cần đất mở rộng cho con cháu ở nhưng cũng không được giải quyết, để hoang hoá và ô nhiễm môi trường, lãng phí" - ông Trung bày tỏ./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt một số kết quả quan trọng
Hà Nội phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt một số kết quả quan trọng

VOV.VN - Sau gần 1 năm thực hiện nhận thức về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng được nâng lên

Hà Nội phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt một số kết quả quan trọng

Hà Nội phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt một số kết quả quan trọng

VOV.VN - Sau gần 1 năm thực hiện nhận thức về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng được nâng lên

Siết chặt quản lý để tránh lãng phí đất công
Siết chặt quản lý để tránh lãng phí đất công

VOV.VN - Tại TPHCM, tình trạng lãng phí đất công của các doanh nghiệp Nhà nước nhiều năm qua khiến cho nguồn lực bị thất thoát, gây bức xúc cho người dân.

Siết chặt quản lý để tránh lãng phí đất công

Siết chặt quản lý để tránh lãng phí đất công

VOV.VN - Tại TPHCM, tình trạng lãng phí đất công của các doanh nghiệp Nhà nước nhiều năm qua khiến cho nguồn lực bị thất thoát, gây bức xúc cho người dân.

Lãng phí đất công ở TP.HCM: Ai chịu trách nhiệm?
Lãng phí đất công ở TP.HCM: Ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Tình trạng lãng phí đất công của các doanh nghiệp Nhà nước kéo dài nhiều năm qua tại TP.HCM gây bức xúc cho người dân. 

Lãng phí đất công ở TP.HCM: Ai chịu trách nhiệm?

Lãng phí đất công ở TP.HCM: Ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Tình trạng lãng phí đất công của các doanh nghiệp Nhà nước kéo dài nhiều năm qua tại TP.HCM gây bức xúc cho người dân.