Biden dự G7 không để hồi tưởng quá khứ, tập trung vào Nga, Trung Quốc và Covid-19

VOV.VN - Bất kỳ chuyến công du nước ngoài đầu tiên nào của một tổng thống Mỹ đều thu hút sự chú ý đặc biệt, chuyến đi xuyên Đại Tây Dương của Tổng thống Joe Biden sắp tới sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của Mỹ đối với một loạt vấn đề.

Các nhà lãnh đạo thế giới đang chờ đợi gặp ông Biden ở Anh với kỳ vọng Tổng thống Mỹ sẽ mang đến cho họ cảm giác nhẹ nhõm hơn sau 4 năm đầy khó khăn dưới thời ông Donald Trump – người đã rút Washington ra khỏi một số thỏa thuận đa phương và thậm chí đe dọa từ bỏ cả NATO. Sau 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump, các nhà lãnh đạo châu Âu hiện đặt nhiều kỳ vọng vào một Tổng thống Mỹ tin tưởng vào nền dân chủ và hiểu rõ về nguyên tắc ngoại giao.

Mục đích chuyến đi của Tổng thống Biden đã được công khai rõ ràng, đó là cố gắng tập hợp đồng minh chống lại các mối đe dọa và khó khăn chung, bao gồm đại dịch Covid-19, sự gia tăng ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc và vấn đề biến đổi khí hậu.

Washington Post trích phát biểu của Tổng thống Biden trước chuyến công du khẳng định cam kết của Mỹ “đổi mới” và “kiên định” với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương dựa trên việc “chia sẻ các giá trị dân chủ”.

Chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bắt đầu tại Cornwall, Anh để gặp gỡ các nhà lãnh đạo G7. Sau đó, ông Biden sẽ đến Brussels, Bỉ để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO và có các cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Chặng dừng chân cuối cùng của Tổng thống Mỹ sẽ là Geneva, Thụy Sĩ – nơi ông có cuộc gặp được cả thế giới chú ý với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những vấn đề nóng trên bàn nghị sự

Ông Biden muốn cố gắng đạt được tiếng nói chung của G7 trong việc xử lý mối quan hệ với Nga, có thể là liên quan đến vấn đề an ninh mạng, việc Nga gần đây điều động lực lượng ở khu vực biên giới với Ukraine hay như việc Nga vẫn ủng hộ Belarus sau sự cố ép máy bay Ryanair hạ cánh để bắt giữ một nhà báo bất đồng chính kiến...

Tiếng nói thống nhất trong vấn đề này sẽ càng quan trọng hơn đối với ông Biden vì cuộc gặp của ông với Tổng thống Putin sẽ diễn ra ngay sau hội nghị thượng đỉnh G7.

Tuy nhiên, bình luận trên tờ The Guardian, nhà báo Rafael Behr cho rằng, thực tế, Mỹ coi Nga là một thế lực đang mất dần ưu thế và Moscow đang tìm cách bù đắp cho ảnh hưởng bị thu hẹp của mình bằng cách gieo rắc bất ổn ở một số khu vực. Lãnh đạo Mỹ coi Tổng thống Putin là nhân vật gây “phá bĩnh” hơn là đối thủ trực tiếp.

Quan điểm của Mỹ với Trung Quốc thì hoàn toàn khác. Mối đe dọa thực sự từ Bắc Kinh được cho là động lực chính khiến Tổng thống Biden phải nghĩ ngay đến việc hồi sinh một liên minh của các nền dân chủ phương Tây. Chuyến đi lần này của ông Biden đến châu Âu cũng nhằm mục đích kêu gọi các đồng minh truyền thống cùng hành động để ngăn Trung Quốc giành vị thế ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu.

Theo Behr, nếu kinh tế Trung Quốc yếu hơn thì sứ mệnh của ông Biden sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo một số dự báo, Trung Quốc có thể vượt Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội vào cuối thập kỷ này. Tiền của Trung Quốc đang mang lại động lực thương mại cho châu Âu. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức. Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhỏ hơn cũng đã hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp ở nước họ, bất chấp tâm lý lo ngại đang gia tăng dần đều liên quan đến sự phụ thuộc về mặt chính trị hay nguy cơ bẫy nợ...

Một vấn đề khác chắc chắn sẽ nằm trong chương trình nghị sự khi Tổng thống Mỹ gặp các lãnh đạo G7, đó là đại dịch Covid-19. Việc ngăn chặn đà lây lan của các biến thể virus SARS-CoV-2 và cung cấp vaccine cho các nước nghèo được cho là sẽ chiếm phần lớn thời gian thảo luận của G7. Mỹ đã cam kết cung cấp 80 triệu liều vaccine cho các nước khác và ông Biden sẽ muốn các nhà lãnh đạo G7 tái khẳng định cam kết chung tay hành động để giải quyết thách thức toàn cầu từ đại dịch Covid-19.

Về vấn đề bảo vệ môi trường, ông Biden đã làm đúng cam kết khi đưa nước Mỹ trở lại tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ngay ngày đầu tiên ông có mặt tại Phòng Bầu dục. G7 sẽ cho Tổng thống Biden cơ hội để nhắc lại niềm tin của cá nhân ông rằng các nền dân chủ hàng đầu phải cùng nhau làm việc để giải quyết các vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt.

Giới quan sát cũng tò mò xem cái được gọi là “mối quan hệ đặc biệt” giữa Mỹ và Vương quốc Anh sẽ được thể hiện ra sao khi ông Biden lần đầu tiên có cuộc họp với các lãnh đạo G7. Ông Biden dự kiến có cuộc gặp Thủ tướng Anh Boris Johnson – người không mấy hứng thú với thuật ngữ mô tả quan hệ giữa hai nước nêu trên, bởi ông Johnson cho rằng nó khiến người ta có cảm giác Vương quốc Anh đứng ở thế yếu hơn.

Biden không phải là người ủng hộ Brexit, ông coi đây là thách thức đối với sự thống nhất của EU. Tuy nhiên, chắc chắn điều này sẽ được gạt sang một bên bởi đây là chuyến đi quan trọng trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực xây dựng lại các mối quan hệ và cam kết quốc tế sau 4 năm cầm quyền của ông Trump.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Biden được cho là đã làm tốt công việc của mình nhờ sự kiên nhẫn và mềm mỏng trong phát ngôn. Phong cách đó giúp ông được lòng các lãnh đạo châu Âu, nhưng cách ứng xử đó không nên bị nhầm lẫn với sự yếu đuối; phong cách khiêm tốn ấy là để phục vụ cho việc phát đi những thông điệp cứng rắn. Ông Biden sẽ không thực hiện chuyến đi xuyên Đại Tây Dương để đắm chìm trong hồi tưởng về liên minh từng thành công trong cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên. Biden đang phất cờ để hướng tới một thành công khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kế hoạch xuyên Đại Tây Dương đối phó Trung Quốc: Bó đũa không bị xé lẻ
Kế hoạch xuyên Đại Tây Dương đối phó Trung Quốc: Bó đũa không bị xé lẻ

VOV.VN - Hội đồng Đại Tây Dương đã vạch ra một kế hoạch đối phó với Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa các nước nhằm ngăn cản Bắc Kinh sử dụng các biện pháp cưỡng chế với từng quốc gia riêng lẻ.

Kế hoạch xuyên Đại Tây Dương đối phó Trung Quốc: Bó đũa không bị xé lẻ

Kế hoạch xuyên Đại Tây Dương đối phó Trung Quốc: Bó đũa không bị xé lẻ

VOV.VN - Hội đồng Đại Tây Dương đã vạch ra một kế hoạch đối phó với Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa các nước nhằm ngăn cản Bắc Kinh sử dụng các biện pháp cưỡng chế với từng quốc gia riêng lẻ.

“Bữa tiệc đồng minh” xuyên Đại Tây Dương và lựa chọn của EU giữa 2 ngả Mỹ - Trung
“Bữa tiệc đồng minh” xuyên Đại Tây Dương và lựa chọn của EU giữa 2 ngả Mỹ - Trung

VOV.VN - “Bữa tiệc đồng minh” xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và EU không khiến khối này đưa ra lựa chọn rõ ràng hơn giữa đồng minh Washington và đối tác Bắc Kinh.

“Bữa tiệc đồng minh” xuyên Đại Tây Dương và lựa chọn của EU giữa 2 ngả Mỹ - Trung

“Bữa tiệc đồng minh” xuyên Đại Tây Dương và lựa chọn của EU giữa 2 ngả Mỹ - Trung

VOV.VN - “Bữa tiệc đồng minh” xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và EU không khiến khối này đưa ra lựa chọn rõ ràng hơn giữa đồng minh Washington và đối tác Bắc Kinh.

Mỹ và Pháp thảo luận tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Mỹ và Pháp thảo luận tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương

VOV.VN - Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 27/1 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp phía Pháp nhằm thảo luận cách thức tăng cường quan hệ và hợp tác giữa hai nước.

Mỹ và Pháp thảo luận tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Mỹ và Pháp thảo luận tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương

VOV.VN - Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 27/1 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp phía Pháp nhằm thảo luận cách thức tăng cường quan hệ và hợp tác giữa hai nước.

Dòng chảy phương Bắc 2: Nguồn cơn khiến “cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ-EU rạn nứt
Dòng chảy phương Bắc 2: Nguồn cơn khiến “cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ-EU rạn nứt

VOV.VN - Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đã trở thành nguồn cơn chia rẽ Mỹ và một số nước châu Âu, đặc biệt là Đức. Đây cũng là thách thức của chính quyền ông Biden trong sứ mệnh củng cố “cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ - EU.

Dòng chảy phương Bắc 2: Nguồn cơn khiến “cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ-EU rạn nứt

Dòng chảy phương Bắc 2: Nguồn cơn khiến “cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ-EU rạn nứt

VOV.VN - Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đã trở thành nguồn cơn chia rẽ Mỹ và một số nước châu Âu, đặc biệt là Đức. Đây cũng là thách thức của chính quyền ông Biden trong sứ mệnh củng cố “cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ - EU.

Dọa tái áp đặt trừng phạt Iran, Mỹ đang thử thách quan hệ xuyên Đại Tây Dương?
Dọa tái áp đặt trừng phạt Iran, Mỹ đang thử thách quan hệ xuyên Đại Tây Dương?

VOV.VN - Mỹ cảnh báo sẽ đơn phương tìm cách kích hoạt các lệnh trừng phạt đối với Iran bất chấp sự phản đối của hầu hết quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.

Dọa tái áp đặt trừng phạt Iran, Mỹ đang thử thách quan hệ xuyên Đại Tây Dương?

Dọa tái áp đặt trừng phạt Iran, Mỹ đang thử thách quan hệ xuyên Đại Tây Dương?

VOV.VN - Mỹ cảnh báo sẽ đơn phương tìm cách kích hoạt các lệnh trừng phạt đối với Iran bất chấp sự phản đối của hầu hết quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.

“Cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ-EU rung chuyển vì Covid-19
“Cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ-EU rung chuyển vì Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến những bất đồng xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu từ âm ỉ bắt đầu trở nên sục sôi.

“Cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ-EU rung chuyển vì Covid-19

“Cây cầu” xuyên Đại Tây Dương Mỹ-EU rung chuyển vì Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến những bất đồng xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu từ âm ỉ bắt đầu trở nên sục sôi.