Biến thể Delta cản đường các nước châu Á trở lại bình thường

VOV.VN - Chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đang được đẩy mạnh tại các nước châu Á trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với sự lây lan biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2.

Biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng ở châu Á, cản trở nỗ lực khôi phục việc đi lại cũng như các hoạt động kinh doanh trong bối cảnh các nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng diễn ra khá chậm chạp.

Tại Nhật Bản, đã 2 tháng trôi qua kể từ khi chương trình tiêm chủng đối với người trên 65 tuổi bắt đầu hồi tháng 4 vừa qua.

“Tôi sẽ sớm tiêm mũi vaccine thứ 2, vào ngày 30/6 tới”, một người phụ nữ đã tiêm mũi vaccine đầu tiên tại trung tâm tiêm chủng quận Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản cho biết.

Bà cho biết, sau khi được tiêm chủng đầy đủ, bà sẽ đi thăm người mẹ đã 107 tuổi hiện đang sống ở Tochigi cũng như người con gái đang sống ở Kagoshima.

Gần 1/2 trong số 36 triệu người cao tuổi của Nhật Bản đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa Covid-19.

“Mẹ tôi hiện ở trong viện dưỡng lão, và tôi muốn đi thăm bà sau khi đã tiêm chủng”, một người đàn ông 62 tuổi cho biết trong lúc đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Moderna ngày 22/6.

Việc tiêm chủng cho những người trẻ tuổi hơn cũng đã bắt đầu tại các công sở của Nhật Bản trong tuần trước.

Dù nhiều nước châu Á hiện đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng cho toàn bộ dân số, sự lây lan của biến thể Delta đang cản trở những nỗ lực khôi phục các hoạt động kinh tế vốn bị đình trệ kéo dài.

Biến chủng Delta đang lây lan mạnh ở Anh, mặc dù hơn 60% tổng dân số nước này đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine. Anh cũng đã phải kéo dài thời gian phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới.

Ở Ấn Độ, nơi đầu tiên phát hiện biến thể Deta, giới chức y tế đang theo dõi chặt chẽ một đột biến khác là Delta Plus.

Tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến châu Á có nguy cơ cao hơn trước biến thể Delta vốn được cho là có khả năng lây lan và gây tử vong cao hơn so với các biến thể khác.

Theo dữ liệu từ outbreak.info, do Viện nghiên cứu Scripps tại Mỹ thu thập, chủng Delta đang dần thay thế các chủng trước đây.

Ở Singapore, nước dẫn đầu khu vực trong việc tiêm chủng, tính đến tháng 6 có tới 90% số mẫu Covid-19 được giải trình tự được xác định là do biến thể Delta. Theo giới chức địa phương, nước này cũng đã ghi nhận một cụm ca bệnh [nhiễm biến thể Delta] tại trung tâm thực phẩm Bukit Merah View.

Biến thể Delta chiếm tới 80% số ca mắc Covid-19 ở Indonesia tính đến giữa tháng 6.

Indonesia cũng đang ghi nhận sự gia tăng trở lại số ca mắc Covid-19. Số ca bệnh ghi nhận hàng ngày ở nước này lên tới 14.536 trường hợp hôm 21/6, trong khi con số này hồi đầu tháng chỉ ở mức 5.000. Indonesia đã siết chặt hạn chế đi lại ở một số khu vực trong 2 tuần kể từ 22/6.

Thái Lan cũng đang ở trong tình trạng báo động sau khi xác nhận biến thể Delta lây lan ở Bangkok, mặc dù Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nói rằng nước này có thể “mở cửa hoàn toàn trở lại” trong khoảng 4 tháng nữa.

Theo giới chức y tế, có 235 trường hợp được xác nhận nhiễm biến thể Delta ở Thái Lan. Tất cả các trường hợp này đều được ghi nhận ở một công trường xây dựng ở Bangkok. Con số này chiếm khoảng 6% tổng số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan. Hơn 90% còn lại được xác nhận là nhiễm biến thể Alpha – biến thể được phát hiện đầu tiên ở Anh.

Chuyên gia nghiên cứu về virus tại Đại học Chulalongkorn, ông Yong Poovorawan cho biết, số ca nhiễm biến thể Delta dự kiến sẽ gia tăng trong thời gian ngắn sắp tới và có thể sẽ phải cần tới mũi tiêm vaccine thứ 3 để tăng cường khả năng miễn dịch.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, việc đi lại của người dân dự kiến gia tăng trở lại trong bối cảnh nước này vừa dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp từ ngày 20/6 vừa qua và kỳ Olympic sẽ diễn ra vào tháng 7 tới.

Số ca Covid-19 nhìn chung tại Nhật Bản đã giảm từ hồi tháng 5, nhưng số ca bệnh ghi nhận ở nhóm người trẻ tuổi (20-39 tuổi) giảm không đáng kể.

Bác sỹ Chika Shirai, Giám đốc trung tâm y tế thành phố Hirakata ở Osaka, cho rằng số ca mắc Covid-19 có thể gia tăng nhanh chóng trở lại.

Theo bà, dù vaccine có thể không giúp người tiêm miễn dịch hoàn toàn với Covid-19, nhưng nó làm giảm đáng kể nguy cơ lây mắc bệnh nặng và phải nhập viện. Những người đã tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 có thể khôi phục một số hoạt động nhưng vẫn nên thận trọng. Người dân cần tiếp tục các biện pháp đề phòng như rửa tay và đeo khẩu trang, ngay cả sau khi đã tiêm đủ 2 mũi, đặc biệt là trong bối cảnh mới chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số được tiêm chủng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biến thể Delta sẽ chiếm 90% ca mới ở EU - Vaccine của AstraZeneca và Pfizer vẫn hiệu quả
Biến thể Delta sẽ chiếm 90% ca mới ở EU - Vaccine của AstraZeneca và Pfizer vẫn hiệu quả

VOV.VN - Biến thể virus SARS CoV-2, mang tên Delta - lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ, có thể chiếm tới 90% số ca mắc Covid-19 mới tại Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 8 tới.

Biến thể Delta sẽ chiếm 90% ca mới ở EU - Vaccine của AstraZeneca và Pfizer vẫn hiệu quả

Biến thể Delta sẽ chiếm 90% ca mới ở EU - Vaccine của AstraZeneca và Pfizer vẫn hiệu quả

VOV.VN - Biến thể virus SARS CoV-2, mang tên Delta - lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ, có thể chiếm tới 90% số ca mắc Covid-19 mới tại Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 8 tới.

Biến thể Delta sẽ chiếm 90% số ca  mắc Covid-19 tại châu Âu vào cuối Hè
Biến thể Delta sẽ chiếm 90% số ca mắc Covid-19 tại châu Âu vào cuối Hè

VOV.VN - Cơ quan kiểm soát dịch bệnh châu Âu – ECDC vừa phát cảnh báo cho biết, đến cuối tháng 8/2021, virus biến thể Delta sẽ chiếm đến 90% tổng số ca nhiễm mới tại châu Âu và các nước có nguy cơ đối mặt với một làn sóng dịch mới.

Biến thể Delta sẽ chiếm 90% số ca  mắc Covid-19 tại châu Âu vào cuối Hè

Biến thể Delta sẽ chiếm 90% số ca mắc Covid-19 tại châu Âu vào cuối Hè

VOV.VN - Cơ quan kiểm soát dịch bệnh châu Âu – ECDC vừa phát cảnh báo cho biết, đến cuối tháng 8/2021, virus biến thể Delta sẽ chiếm đến 90% tổng số ca nhiễm mới tại châu Âu và các nước có nguy cơ đối mặt với một làn sóng dịch mới.

Mỹ lo kịch bản tồi tệ vì biến thể Delta như ở Anh
Mỹ lo kịch bản tồi tệ vì biến thể Delta như ở Anh

VOV.VN - Biến chủng virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ đang trở thành biến chủng nổi trội ở Mỹ và các nhà theo dõi mô hình dịch tễ cho rằng nó có thể gây ra sự gia tăng số ca mắc Covid-19 trong nửa cuối năm nay.

Mỹ lo kịch bản tồi tệ vì biến thể Delta như ở Anh

Mỹ lo kịch bản tồi tệ vì biến thể Delta như ở Anh

VOV.VN - Biến chủng virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ đang trở thành biến chủng nổi trội ở Mỹ và các nhà theo dõi mô hình dịch tễ cho rằng nó có thể gây ra sự gia tăng số ca mắc Covid-19 trong nửa cuối năm nay.