Biến thể Delta khiến Trung Quốc đứng trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trên toàn quốc?

VOV.VN - Đợt bùng phát dịch bệnh mạnh nhất ở Trung Quốc kể từ sau Vũ Hán đã đặt ra những rủi ro mới cho nước này và câu hỏi liệu có cần thêm một mũi tiêm vaccine tăng cường hay không?

Rủi ro mới từ đợt bùng phát mạnh nhất sau Vũ Hán

Đợt bùng phát Covid-19 mới tại nhiều thành phố của Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về việc liệu ổ dịch tại thành phố Nam Kinh ở phía đông nước này có dẫn đến sự gia tăng số ca mắc trên toàn quốc hay không và liệu các loại vaccine hiện tại có thể ngăn ngừa thành công những rủi ro mà biến thể Delta gây nên hay không. Một số người thậm chí còn đặt câu hỏi các biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ được áp dụng trong hơn 1 năm qua liệu có còn hiệu quả không.

Các nhà dịch tễ học Trung Quốc và các nhà chức trách y tế công cộng nhận định ngày 1/8 rằng, các đợt bùng phát dịch bệnh đang diễn ra ở Trung Quốc - đợt bùng phát nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán, hiện vẫn trong tầm kiểm soát nhưng cần thực hiện nhiều nỗ lực hơn để lấp đầy lỗ hổng để kiểm soát dịch bệnh, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cần thúc đẩy chương trình tiêm vaccine trên diện rộng và không nới lỏng các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh hàng ngày.

Trong tháng 7, Trung Quốc có hơn 320 ca lây nhiễm Covid-19 trong nước, tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho cuộc chiến chống đại dịch ở nước này. Các ca lây nhiễm trong cộng đồng gần đây đã lan ra ít nhất 18 tỉnh và nhiều thành phố, dẫn đến ít nhất 4 khu vực đặt trong tình trạng rủi ro cao và 91 khu vực trong tình trạng rủi ro trung bình ngày 1/8.

Làn sóng bùng phát các ca nhiễm biến thể Delta lần đầu tiên được ghi nhận ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô ở phía đông Trung Quốc và lan rộng từ đây ra nhiều địa phương khác, trong đó có điểm du lịch Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam, nơi trở thành một "điểm nóng" Covid-19 mới tại nước này. Các du khách ở các địa phương khác từ Trương Gia Giới trở về đã mang theo virus lây bệnh.

Bắc Kinh ghi nhận 2 ca mắc mới ngày 1/8 và 1 ca tiền triệu chứng liên quan đến ổ dịch Trương Gia Giới. Kết quả phân tích trình tự gen ngày 31/7 cho thấy những người này đều nhiễm biến thể Delta và có liên quan đến ca mắc ở Nam Kinh.

Các nhà chức trách ở tỉnh Hà Nam xác nhận hôm 1/8 rằng đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Trịnh Châu là do biến thể Delta gây nên và hiện vẫn trong giai đoạn đầu.

Trịnh Châu, thành phố gần đây bị trận lụt chưa từng có tiền lệ tấn công, đã ghi nhận 12 ca mắc Covid-19 mới và 20 ca tiền triệu chứng ngày 1/8.

Hầu hết các mắc này đều ở trong Bệnh viện Nhân dân số 6 của thành phố, bệnh viện điều trị các ca Covid-19 nhập cảnh. Các ca mắc mới đều có liên quan đến các nhân viên y tế, người chăm sóc và bệnh nhân nội trú.

Các nhà dịch tễ học và các nhà chức trách y tế công cộng đánh giá, đợt bùng phát gần đây vẫn trong giai đoạn đầu và còn quá sớm để nói về những bước ngoặt của dịch bệnh hiện nay, dù vậy, vẫn khẳng định tình hình hiện nằm trong tầm kiểm soát.

Liệu dịch bệnh ở những thành phố nhỏ hơn có lây lan ra hay không hiện vẫn chưa rõ nhưng việc lơ là các biện pháp kiểm soát ở sân bay và các cơ sở khác khi tiếp nhận những hành khách quốc tế phải được xử lý khẩn cấp, các chuyên gia đánh giá.

Các nhà dịch tễ học cũng cảnh báo, nếu các biện pháp mạnh mẽ không được thực hiện hiệu quả, Trung Quốc có thể đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh trên quy mô toàn diện.

Quyết liệt ngăn chặn Covid-19

Bị tác động bởi sự gia tăng số ca mắc mới, các tỉnh, thành ở Trung Quốc đã thắt chặt các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh cuối tuần trước. Các nhà chức trách kiểm soát dịch bệnh ở Bắc Kinh và Quảng Đông đã ban hành thông báo yêu cầu người dân không rời thành phố và tỉnh trừ trường hợp cần thiết.

Sự gia tăng số ca mắc ở Trương Gia Giới cũng đặt nơi này trong những biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ nhất. Địa điểm du lịch này đã ban hành lệnh ở nhà với tất cả người dân và thực hiện các biện pháp kiểm soát đi lại nghiêm ngặt, thực hiện mô hình gần như phong tỏa.

Làn sóng bùng phát dịch bệnh trong nước ở Trung Quốc bắt đầu với các ca mắc ở những nhân viên dọn vệ sinh tại Sân bay Quốc tế Lộc Khẩu, thành phố Nam Kinh và sau đó lan rộng ra các địa phương khác sau khi những người này đi qua Nam Kinh để tới Trương Gia Giới.

"Hiện vẫn còn quá sớm để dự đoán liệu bước ngoặt của dịch bệnh có diễn ra trong đợt bùng phát này hay không, vốn đang lan rộng sang nhiều nơi khác", một quan chức thuộc Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc nhận định.

"Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để kiểm soát sự lây lan và cùng lúc thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine trên diện rộng nhanh nhất có thể".

Thường Đức, một thành phố cách Trương Gia Giới 150 km cho biết ngày 1/8 rằng, 777 người liên quan đến một chương trình biểu diễn địa phương hiện được xác định là nhóm có rủi ro cao sau khi giám đốc của chương trình trên dương tính với virus SARS-CoV-2.

Câu hỏi về mũi tiêm tăng cường

Đợt bùng phát dịch bệnh gần đây ở Nam Kinh và Trương Gia Giới đã cho thấy những hạn chế trong quy trình quản lý. Các chuyên gia Trung Quốc đã kêu gọi cần thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mạnh mẽ hơn.

Một số người được tiêm vaccine đầy đủ vẫn dương tính với virus SARS-CoV-s, còn gọi là ca mắc đột biến, đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về việc liệu một mũi tiêm tăng cường có cần thiết hay không.

Các nhà chức trách y tế công cộng cho biết các loại vaccine gần đây vẫn có hiệu quả trước tất cả biến thể và có thể ngăn các ca bệnh nặng cũng như ca nhập viện.

Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc Li Lanjuan, người từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Vũ Hán năm 2020, cho biết, đội ngũ nghiên cứu của bà đang nghiên cứu mũi tiêm tăng cường nhắm vào biến thể Delta.

"Các nhà chức trách hiện đang nghiên cứu liệu có cần thiết thực hiện thêm mũi tiêm tăng cường hay không", Shao Yiming, nhà miễn dịch học thuộc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc nhận định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bức tranh trái ngược của “hai nước Mỹ” trong đại dịch Covid-19
Bức tranh trái ngược của “hai nước Mỹ” trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Có “hai nước Mỹ”: một của những người chưa tiêm chủng và một của những người đã tiêm chủng vaccine Covid-19. Số ca tử vong và nhập viện giữa 2 nhóm này có sự khác biệt đáng kể.

Bức tranh trái ngược của “hai nước Mỹ” trong đại dịch Covid-19

Bức tranh trái ngược của “hai nước Mỹ” trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Có “hai nước Mỹ”: một của những người chưa tiêm chủng và một của những người đã tiêm chủng vaccine Covid-19. Số ca tử vong và nhập viện giữa 2 nhóm này có sự khác biệt đáng kể.

Bước ngoặt không mong muốn của Nhà Trắng: Chưa kịp mở cửa đã “đau đầu” với biến thể Delta
Bước ngoặt không mong muốn của Nhà Trắng: Chưa kịp mở cửa đã “đau đầu” với biến thể Delta

VOV.VN - Sự tăng vọt số ca mắc Covid-19 do biến thể Delta đã buộc Tổng thống Biden phải nghĩ lại về chiến lược ứng phó với đại dịch, 3 tuần sau khi ông tuyên bố vào Ngày Quốc khánh Mỹ (4/7) rằng, virus "đã không còn kiểm soát cuộc sống của chúng ta".

Bước ngoặt không mong muốn của Nhà Trắng: Chưa kịp mở cửa đã “đau đầu” với biến thể Delta

Bước ngoặt không mong muốn của Nhà Trắng: Chưa kịp mở cửa đã “đau đầu” với biến thể Delta

VOV.VN - Sự tăng vọt số ca mắc Covid-19 do biến thể Delta đã buộc Tổng thống Biden phải nghĩ lại về chiến lược ứng phó với đại dịch, 3 tuần sau khi ông tuyên bố vào Ngày Quốc khánh Mỹ (4/7) rằng, virus "đã không còn kiểm soát cuộc sống của chúng ta".

Những quốc gia từng kiên cường trước Covid-19 nay đã gục ngã trước biến thể Delta
Những quốc gia từng kiên cường trước Covid-19 nay đã gục ngã trước biến thể Delta

VOV.VN - Một số quốc gia từng là hình mẫu chống Covid-19, giờ đây đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng do biến thể Delta gây ra.

Những quốc gia từng kiên cường trước Covid-19 nay đã gục ngã trước biến thể Delta

Những quốc gia từng kiên cường trước Covid-19 nay đã gục ngã trước biến thể Delta

VOV.VN - Một số quốc gia từng là hình mẫu chống Covid-19, giờ đây đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng do biến thể Delta gây ra.