Chuyên gia Australia:

“Các quốc gia cần phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông"

VOV.VN - Các quốc gia cần lên tiếng phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, chuyên gia Australia Michael Shoebridge khẳng định.

Những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bởi Trung Quốc đã lợi dụng lúc cả thế giới đang tập trung mọi nguồn lực vào cuộc chiến chống Covid-19 để tiếp tục đẩy mạnh các hành động sai trái ở Biển Đông.

tq2_vkkj.jpg
Trung Quốc đã xây nhiều hạ tầng quân sự phi pháp trên bãi đá Chữ Thập Ảnh: Reuters

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV thường trú tại Australia, ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia, thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia, một trong những cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu của Australia cho biết, các quốc gia cần lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc.

PV: Ông bình luận như thế nào về các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc đâm chìm tàu cá của Việt Nam, thành lập cái gọi là khu hành chính mới và đặt tên cho các thực thể mà họ kiểm soát bất hợp pháp ở Biển Đông?

Ông Michael Shoebridge: Trung Quốc rõ ràng đang theo đuổi cái gọi là yêu sách đường 9 đoạn vốn không có bất kỳ căn cứ nào theo luật pháp quốc tế như phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 đã làm rõ.

Chúng ta đều biết rằng, Trung Quốc đang hành động trái với luật pháp quốc tế khi theo đuổi các yêu sách này. Chúng ta cũng biết rằng, Trung Quốc đang chiếm đóng và kiểm soát các vùng lãnh thổ, các thực thể ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Và điều chúng ta đang thấy hiện giờ đó chính là việc Trung Quốc gia tăng các hành động có tính toán như vậy vào đúng thời điểm cả thế giới đang phải tập trung đối mặt với dịch Covid-19.

PV: Ông có thể phân tích sâu hơn về thời điểm mà Trung Quốc đã chọn để tiến hành các hoạt động này? Các hoạt động này thể hiện điều gì trong chính sách về Biển Đông của Trung Quốc?

Ông Michael Shoebridge: Tôi có thể nói tóm gọn chính sách của Trung Quốc chỉ trong 2 từ: cơ hội và khiêu khích. Hành động của họ trên Biển Đông trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 vốn đã khiêu khích khi họ đâm tàu của quốc gia khác, cắm mốc ranh giới và quân sự hóa các thực thể.

Đến khi xảy ra đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã thể hiện tính cơ hội trong chính sách ngoại giao khi lợi dụng đại dịch để thúc đẩy các lợi ích chiến lược khác. Tôi cho rằng điều này khiến cho cộng đồng quốc tế cảm thấy rất lo ngại.

PV: Trong một công hàm gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gần đây, Trung Quốc cho biết là sẽ “bằng mọi giá để bảo vệ lợi ích của họ ở Biển Đông”. Vậy Australia sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ở Biển Đông, vùng biển có ý nghĩa chiến lược đối với Australia?

Ông Michael Shoebridge: Cũng giống như các quốc gia trên thế giới, Australia sẽ bị ảnh hưởng khi mà Trung Quốc đi ngược lại luật pháp quốc tế. Bởi vì khi chúng ta đang phải đối mặt với đại dịch thì có rất nhiều vấn đề đòi hỏi cần phải có sự hợp tác toàn cầu và nếu không tuân thủ luật pháp quốc tế thì quốc gia đó rất khó để có thể cùng hợp tác với cộng đồng quốc tế. Do đó, hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ gây cản trở đến đến hợp tác toàn cầu và tạo ra những ảnh hưởng tới kinh tế.

Rất nhiều hàng hóa quốc tế được vận chuyển qua Biển Đông, nhiều hàng hóa của Australia cũng được vận chuyển qua vùng biển này. Vì vậy, các nước đều có lợi ích trực tiếp đối với việc tự do đi lại ở vùng biển này. Tuy nhiên, Trung Quốc đe dọa việc tự do đi lại ở Biển Đông, đâm tàu của các nước khác và cố tình để cho tàu chìm là những hành động cho thấy tự do hàng hải theo luật pháp và thông lệ quốc tế không được đảm bảo ở khu vực này.

Điểm thứ ba cho thấy tác động đến Australia đó là việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự tại các thực thể mà họ chiếm đóng ở Biển Đông và thể hiện tham vọng quân sự từ các thực thể này... Cách Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự đã thể hiện rằng hành động của họ không dựa trên luật pháp quốc tế và đây rõ ràng là hành động nguy hiểm khiến không chỉ Australia mà cả các quốc gia khác trong khu vực lo ngại.

PV: Chính phủ Australia tuyên bố không đứng về phía bên nào trong tranh chấp song trước các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Australia đã phải lên tiếng. Ông nhìn nhận như thế nào về điều này?

Ông Michael Shoebridge: Australia không đứng về phía bên nào trong bất kỳ tranh chấp nào, tuy nhiên nên nhớ rằng, đó là việc không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp hợp pháp. Rõ ràng là với các hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế, dùng vũ lực như là việc đâm chìm tàu của các quốc gia khác...thì Australia có thể và nên đứng về phía lẽ phải.

Nếu Trung Quốc đâm chìm tàu của quốc gia khác mà hai nước đang không có chiến tranh thì rõ ràng là chính phủ Australia nên lên tiếng và các chính phủ khác cũng nên như vậy. Đây không phải là câu chuyện đứng về phía bên nào trong khía cạnh pháp lý về tham vọng chủ quyền mà là câu chuyện khi thuyền của một quốc gia đâm chìm thuyền của quốc gia khác, là vấn đề mà chúng ta có thể và nên tỏ rõ thái độ.

PV: Gần đây, tàu khu trục HMAS Parramatta của Hải quân Australia cùng lực lượng Hải quân của Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung ở Biển Đông và Bộ trưởng Ngoại giao Australia cũng đã bày tỏ sự lo ngại trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Vậy các động thái này phản ánh như thế nào chính sách của Australia đối với Biển Đông?

Ông Michael Shoebridge: Tôi cho rằng đây là tin tức tốt lành. Các tàu hải quân của Australia thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông. Đây là hành động đã diễn ra trong thời gian dài, được khu vực và các bên liên quan ngoài Trung Quốc ủng hộ bởi vì Trung Quốc đang cố gắng tiến hành sự kiểm soát bất hợp pháp với khu vực này. Nhưng tôi vẫn muốn thấy lực lượng hải quân của nhiều quốc gia trong khu vực như hải quân Australia và hải quân các quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia cùng với các đối tác có tiếng nói trong khu vực như Nhật Bản và Mỹ cùng tham gia vào hoạt động này.

Tôi cho rằng sẽ tốt hơn nếu làm rõ rằng đây không phải là vấn đề song phương giữa những quốc gia nhất định mà đây là vấn đề quốc tế, là vấn đề khu vực và toàn thế giới cần ứng phó mạnh mẽ với cách hành xử của Trung Quốc. Trong khía cạnh này, việc cùng tham gia tuần tra chung rất có ý nghĩa. Tôi rất mong có thêm nhiều những hoạt động như thế này diễn ra thường xuyên./.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông

VOV.VN - Việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là "khu Tây Sa” và "khu Nam Sa” đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS 1982.

Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông

VOV.VN - Việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là "khu Tây Sa” và "khu Nam Sa” đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS 1982.

Bộ trưởng Mỹ quan ngại hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ trưởng Mỹ quan ngại hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đang tiếp tục giám sát các hành vi “rất hung hăng” của các đơn vị Hải quân và Không quân Trung Quốc ở Biển Đông.

Bộ trưởng Mỹ quan ngại hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ trưởng Mỹ quan ngại hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đang tiếp tục giám sát các hành vi “rất hung hăng” của các đơn vị Hải quân và Không quân Trung Quốc ở Biển Đông.

Indonesia quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông
Indonesia quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Indonesia bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông giữa bối cảnh thế giới đang phải đối phó với dịch Covid-19.

Indonesia quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông

Indonesia quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Indonesia bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông giữa bối cảnh thế giới đang phải đối phó với dịch Covid-19.