Cách thức Mỹ giúp Ukraine mà không gây ra một cuộc chiến rộng lớn hơn với Nga

VOV.VN - Mỹ rất muốn giúp đỡ Ukraine đối phó với cuộc tấn công quân sự của Nga. Ba Lan cũng nhiệt tình muốn giúp đỡ Ukraine thông qua Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ hết sức cảnh giác để tránh bị lôi vào tình thế trực tiếp đối đầu với quân Nga trên chiến trường.

Việc Mỹ nhanh chóng bác bỏ kế hoạch của Ba Lan đưa các chiến đấu cơ MiG-29 sang Ukraine là minh chứng rõ ràng nhất về sự phức tạp mà Mỹ và các đồng minh NATO đối mặt trong lúc họ cố gắng giúp đỡ Ukraine đối phó với chiến dịch tấn công quân sự của Nga và tránh bị lôi kéo vào một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Tuyên bố của Ba Lan vào hôm 8/3 về việc họ sẵn sàng cung cấp máy bay MiG cho Ukraine thông qua một căn cứ không quân Mỹ ở Đức đã khiến phía Mỹ bất ngờ. Vào sáng 9/3, giới chức Mỹ và Ba Lan vẫn đang thảo luận triển vọng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Nhưng đến chiều cùng ngày, Lầu Năm Góc đã thẳng thừng tuyên bố phản đối ý tưởng này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã thể hiện rõ điều này trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ba Lan.

Diễn biến trên cho thấy Mỹ và các đồng minh của mình có thể chạm giới hạn của những gì họ có thể làm để giúp Ukraine mà vẫn tránh được xung đột vũ trang với Nga, đồng thời cũng chỉ ra những rạn nứt tiềm tàng trong NATO – một liên minh vẫn giữ được thống nhất cao trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Nga-Ukraine.

Giới chức Mỹ cho biết, việc thảo luận công khai về kế hoạch trên có thể gia tăng khả năng Moscow coi đó là hành động leo thang và họ thực sự khó chịu khi Ba Lan công khai bày tỏ sự giúp đỡ dành cho Ukraine.

Quan ngại về căng thẳng leo thang

Một quan chức trong chính quyền Mỹ nói rằng Mỹ lo ngại Nga có thể coi việc máy bay phản lực bay vào Ukraine từ một căn cứ của NATO như một cuộc tấn công.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ - John Kirby, nói: “Cộng đồng tình báo đánh giá việc chuyển giao MiG-29 cho Ukraine có thể bị hiểu lầm là leo thang căng thẳng và có thể dẫn tới phản ứng đáng kể từ phía Nga, từ đó làm tăng nguy cơ về một cuộc leo thang quân sự với NATO. Do vậy, chúng tôi cũng đánh giá rằng việc chuyển MiG-29 sang Ukraine mang rủi ro cao”.

Mỹ và các đồng minh của mình đã thực hiện một số bước nhằm giúp đỡ Ukraine, bao gồm việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và tiến hành trừng phạt Nga về mặt kinh tế. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ thông báo cho báo chí rằng hầu hết gói 350 triệu USD viện trợ an ninh được phê chuẩn cho Ukraine vào tháng trước đã được gửi đi.

Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, nước này và các thành viên NATO cho tới nay đã cung cấp cho Ukraine 17.000 tên lửa chống tăng và 2.000 tên lửa phòng không Stinger.

Tuy nhiên, họ vẫn chưa triển khai một vùng cấm bay và chưa cung cấp cho Ukraine các máy bay tiêm kích MiG-29 bất chấp việc Tổng thống Ukraine Zelensky đã vô số lần đưa ra yêu cầu như thế. Nguyên nhân là họ quan ngại trước khả năng liên minh quân sự NATO bị lôi kéo vào xung đột.

Chọn phương án đầu tư vào phòng không

Vào hôm 9/3, Ngoại trưởng Anh Liz Truss nói rằng Anh sẽ cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine. Tuy nhiên, bà này cũng nói rằng nước Anh không có ý định lập vùng cấm bay.

Tại một buổi họp báo chung cùng Ngoại trưởng Mỹ Blinken, bà Truss nói rằng “cách tốt nhất để bảo vệ bầu trời là thông qua vũ khí phòng không”.

Phát ngôn viên Kirby cho biết Lầu Năm Góc tin rằng cách tốt nhất để hậu thuẫn cho Ukraine là cung cấp cho họ các hệ thống phòng không và vũ khí chống tăng, như tên lửa đất đối không và vũ khí phòng không đặt trên mặt đất. Theo ông Kirby, việc đưa thêm máy bay vào kho máy bay của Ukraine “ít khả năng cải thiện đáng kể hiệu quả của không quân Ukraine trong sự so sánh với năng lực của Nga”.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói tiếp: “Chúng tôi tin rằng lợi ích từ việc chuyển giao MiG-29 là thấp”.

Các quan chức quốc phòng Mỹ nêu vấn đề này ở 2 cấp độ - khó khăn về hậu cần khi đưa máy bay vào Ukraine, và trở ngại về chính trị khi phải tránh leo thang căng thẳng với Nga. Họ cho rằng kế hoạch của Ba Lan không đáp ứng được cả hai tiêu chí này.

Căng thẳng giữa giới chức Mỹ và Ba Lan

Các quan chức Ba Lan cho rằng họ cảm thấy bị đổ lỗi một cách không công bằng vì sự trì hoãn trong việc gửi máy bay chiến đấu sang Ukraine.

Giới chức Mỹ không muốn thực hiện ý tưởng của Ba Lan nhưng đang chịu sức ép phải công khai giúp đỡ Ba Lan.

Trong chính quyền Tổng thống Mỹ Biden, giữa giới chức Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao đang có sự chia rẽ về cách thức xử lý đề xuất của Ba Lan. Ông Blinken nói rằng Mỹ đã “bật đèn xanh” cho Ba Lan gửi máy bay nhưng bộ trưởng quốc phòng Mỹ thì vẫn ngần ngại vì lo sợ sẽ làm kích hoạt điều 5 của NATO./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Đàm phán Nga-Ukraine "khó khăn", không có thỏa thuận ngừng bắn
Đàm phán Nga-Ukraine "khó khăn", không có thỏa thuận ngừng bắn

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Ukraine Kuleba, các cuộc trao đổi của ông với Ngoại trưởng Nga Lavrov diễn ra "khó khăn" và không có thỏa thuận ngừng bắn nào đạt được.

 Đàm phán Nga-Ukraine "khó khăn", không có thỏa thuận ngừng bắn

Đàm phán Nga-Ukraine "khó khăn", không có thỏa thuận ngừng bắn

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Ukraine Kuleba, các cuộc trao đổi của ông với Ngoại trưởng Nga Lavrov diễn ra "khó khăn" và không có thỏa thuận ngừng bắn nào đạt được.

Điện Kremlin: Bất kỳ ai tấn công lực lượng Nga ở Ukraine sẽ bị nhắm mục tiêu
Điện Kremlin: Bất kỳ ai tấn công lực lượng Nga ở Ukraine sẽ bị nhắm mục tiêu

VOV.VN - Ngày 10/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố bất kỳ ai tấn công quân đội Nga sẽ trở thành mục tiêu. Ông Peskov nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công của lực lượng bán quân sự Ukraine buộc quân đội Nga phải đáp trả.

Điện Kremlin: Bất kỳ ai tấn công lực lượng Nga ở Ukraine sẽ bị nhắm mục tiêu

Điện Kremlin: Bất kỳ ai tấn công lực lượng Nga ở Ukraine sẽ bị nhắm mục tiêu

VOV.VN - Ngày 10/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố bất kỳ ai tấn công quân đội Nga sẽ trở thành mục tiêu. Ông Peskov nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công của lực lượng bán quân sự Ukraine buộc quân đội Nga phải đáp trả.

Nga điều tra vụ lính nghĩa vụ tham chiến bị Ukraine bắt làm tù binh
Nga điều tra vụ lính nghĩa vụ tham chiến bị Ukraine bắt làm tù binh

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 9/3 xác nhận một số lượng lính nghĩa vụ của nước này đã tham gia “chiến dịch quân sự đặc biệt” và bị phía Ukraine bắt làm tù binh.

Nga điều tra vụ lính nghĩa vụ tham chiến bị Ukraine bắt làm tù binh

Nga điều tra vụ lính nghĩa vụ tham chiến bị Ukraine bắt làm tù binh

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 9/3 xác nhận một số lượng lính nghĩa vụ của nước này đã tham gia “chiến dịch quân sự đặc biệt” và bị phía Ukraine bắt làm tù binh.

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới
Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

VOV.VN - Cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đồng thời đe dọa nguồn cung lương thực và sinh kế của nhiều người ở châu Âu, châu Phi, và châu Á – những người phụ thuộc vào các dải đất rộng lớn và màu mỡ của khu vực Biển Đen – nơi được coi là vựa lương thực hay “rổ bánh mì” của thế giới.

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

VOV.VN - Cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đồng thời đe dọa nguồn cung lương thực và sinh kế của nhiều người ở châu Âu, châu Phi, và châu Á – những người phụ thuộc vào các dải đất rộng lớn và màu mỡ của khu vực Biển Đen – nơi được coi là vựa lương thực hay “rổ bánh mì” của thế giới.

Nga công bố tài liệu mật Ukraine tấn công Donbass, Kiev bác bỏ thông tin này
Nga công bố tài liệu mật Ukraine tấn công Donbass, Kiev bác bỏ thông tin này

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 9/3 vừa công bố “các tài liệu xác nhận việc giới chức Ukraine lên kế hoạch mở chiến dịch tấn công vào Donbass vào tháng 3/2022”. Kiev trước đó đã bác bỏ thông tin này.

Nga công bố tài liệu mật Ukraine tấn công Donbass, Kiev bác bỏ thông tin này

Nga công bố tài liệu mật Ukraine tấn công Donbass, Kiev bác bỏ thông tin này

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 9/3 vừa công bố “các tài liệu xác nhận việc giới chức Ukraine lên kế hoạch mở chiến dịch tấn công vào Donbass vào tháng 3/2022”. Kiev trước đó đã bác bỏ thông tin này.

Mỹ đang "bật đèn xanh" cho các nước NATO hỗ trợ chiến đấu cơ cho Ukraine
Mỹ đang "bật đèn xanh" cho các nước NATO hỗ trợ chiến đấu cơ cho Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 6/3 cho hay, Mỹ đang "bật đèn xanh" cho các nước NATO muốn cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine.

Mỹ đang "bật đèn xanh" cho các nước NATO hỗ trợ chiến đấu cơ cho Ukraine

Mỹ đang "bật đèn xanh" cho các nước NATO hỗ trợ chiến đấu cơ cho Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 6/3 cho hay, Mỹ đang "bật đèn xanh" cho các nước NATO muốn cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine.

Tên lửa Stinger được Mỹ và Đức cung cấp cho Ukraine có những tính năng gì?
Tên lửa Stinger được Mỹ và Đức cung cấp cho Ukraine có những tính năng gì?

VOV.VN - Stinger là loại tên lửa phòng không khá lợi hại. Mỹ và một số nước châu Âu đã chuyển vũ khí này cho Ukraine.

Tên lửa Stinger được Mỹ và Đức cung cấp cho Ukraine có những tính năng gì?

Tên lửa Stinger được Mỹ và Đức cung cấp cho Ukraine có những tính năng gì?

VOV.VN - Stinger là loại tên lửa phòng không khá lợi hại. Mỹ và một số nước châu Âu đã chuyển vũ khí này cho Ukraine.

NATO tái khẳng định không đưa quân tới Ukraine và không muốn xung đột với Nga
NATO tái khẳng định không đưa quân tới Ukraine và không muốn xung đột với Nga

VOV.VN - Hôm 1/3 (giờ địa phương), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tổ chức họp báo chung với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tại căn cứ không quân Lask của Ba Lan.

NATO tái khẳng định không đưa quân tới Ukraine và không muốn xung đột với Nga

NATO tái khẳng định không đưa quân tới Ukraine và không muốn xung đột với Nga

VOV.VN - Hôm 1/3 (giờ địa phương), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tổ chức họp báo chung với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tại căn cứ không quân Lask của Ba Lan.