Cam kết về “chủ nghĩa tư bản mới” của tân Thủ tướng Nhật Bản liệu có thành công?

VOV.VN - Công chúng và các chuyên gia đang dõi theo cam kết về một “chủ nghĩa tư bản mới”, tập trung vào tăng trưởng kinh tế và phân phối lại thu nhập của tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, sẽ được thực hiện như thế nào.

Trong bài phát biểu chính sách đầu tiên sau khi trở thành thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản, ông Fumio Kishida tiếp tục cam kết sẽ phân phối lại thu nhập và thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng. “Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, Thủ tướng Nhật Bản nói vào ngày 8/10, trích dẫn một câu châm ngôn.

Chủ nghĩa tư bản mới mang hình thái Nhật Bản được tân thủ tướng ủng hộ đã khiến các nhà đầu tư ở Tokyo lo lắng về mức thuế cao hơn và khiến thị trường lao dốc. Trước những lo ngại này, ông Kishida – một cựu ngoại trưởng nổi tiếng là người xây dựng sự đồng thuận, khẳng định ông không có kế hoạch tăng thuế thu nhập sớm.

Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản mới của ông Kishida thực sự sẽ mang lại điều gì vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Các nhà phân tích cho rằng, chủ nghĩa tư bản mới là sẽ sự phủ nhận “Abenomics” (cách gọi chương trình kinh tế đa hướng của Thủ tướng Shinzo Abe) của thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, cũng như chương trình cải cách của Taro Kono, người ông Kishida đã đánh bại trong cuộc chạy đua lãnh đạo đảng Dân chủ Tự Do (LDP).

“Ông Kishida đang cố gắng khẳng định lại vị trí của LDP như một đảng của tăng trưởng kinh tế và phân phối lại thu nhập. Abenomics thường được coi là phúc lợi cho những người giàu có”, Jeffery Kingston, Giám đốc Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Temple, Nhật Bản, cho biết.

Kế hoạch của ông Kishida cho kinh tế Nhật Bản

Với việc nới lỏng tiền tệ, kích thích tài chính và sửa đổi cơ cấu, Abenomics đã đạt được lợi nhuận biên nhờ xử lý giảm phát và thu hút nhiều phụ nữ hơn vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là tạo ra mức tăng trưởng đủ để thúc đẩy sự đổi mới và thay đổi cơ cấu sâu sắc hơn đã không xảy ra. Ngày nay, tiền lương ở Nhật Bản vẫn trì trệ và thu nhập của các hộ gia đình giảm nhẹ.

Tình trạng này đã xảy ra trước khi có Abenomics. Năm 2001, chính quyền cựu Thủ tướng Koizumi Junichiro đã thực hiện các cải tiến về kinh tế, hành chính và cơ cấu, cắt giảm chi phí để chấm dứt “thập kỷ mất mát” do bẫy thu nhập trung bình của Nhật Bản. Nhưng kết quả thu được từ các biện pháp đó không đồng đều.

“Điều đó khiến rất nhiều người dân rơi vào cảnh nghèo khổ và thất vọng vì cuộc sống của họ không khá hơn. Đã có rất nhiều lời chỉ trích rằng việc bãi bỏ quy định và cải cách thực sự không mang lại lợi ích cho họ”, Saori N. Katada, phó giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nam California (Mỹ), cho biết.

Tuy nhiên, bất chấp những lời chỉ trích đối với Abenomics trên khắp Nhật Bản, một số chính trị gia vẫn chưa thể đưa ra bất kỳ sự lựa chọn thay thế nào có ý nghĩa hơn. “Nhiều chính trị gia Nhật Bản tán thành các chính sách kinh tế về cơ bản là sự tiếp nối hoặc sửa đổi nhỏ của Abenomics”, Kristi Govella, Phó Giám đốc Chương trình châu Á tại Quỹ Marshall của Mỹ, cho biết.

Ông Kishida đang đặt hy vọng vào một “kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập”. Kế hoạch này bắt nguồn từ sáng kiến ​​cùng tên của Thủ tướng Hayato Ikeda vào năm 1960. Ông Ikeda là người dẫn đầu sự bùng nổ xuất khẩu của Nhật Bản và mở rộng mạng lưới an sinh xã hội cho những người nghèo nhất trong xã hội.

Khi Thế vận hội Tokyo 2020 đã kết thúc và hơn 60% dân số đã tiêm chủng đầy đủ, ông Kishida có thể hoàn toàn tập trung vào các vấn đề liên quan đến kinh tế. Ông Kishida đã cam kết sẽ cung cấp một gói chi tiêu hàng chục tỷ USD cho đến cuối năm nay, cũng như các khoản trợ cấp của chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các nhà phân tích cũng không thấy nhiều sự biến động của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. Theo Marcel Thieliant - nhà kinh tế tại Capital Economics, các thị trường chứng khoán của Nhật Bản được kỳ vọng ​​sẽ hoạt động tốt hơn Mỹ trong 2 năm tới.

Phân phối lại thu nhập của Nhật Bản

Vấn đề lớn của tân thủ tướng là làm thế nào để chi trả cho việc phân phối lại thu nhập mà không “bỏ rơi” những người giàu có. Tỷ lệ nợ trên GDP của Nhật Bản ở mức 256%, cao gấp đôi so với Mỹ. Trong khi ngân hàng trung ương của Nhật Bản giữ lãi suất ở mức thấp, ông Kishida có rất ít khả năng để tiếp tục vay nợ.

Ông Kishida cho rằng thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu và cổ tức bị đánh thuế ở mức cố định 20% là nguồn gốc của sự bất bình đẳng và điều này cần được giải quyết, tuy nhiên, thuế thu nhập đã lên đến đỉnh điểm là 55%. Tân thủ tướng muốn tăng cường ưu đãi thuế cho các công ty tăng lương cho nhân viên, một chính sách mà ông Abe đã đưa ra.

Về xuất khẩu, ông Kishida dự kiến ​​sẽ duy trì một quan điểm chính trị cứng rắn đối với đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, đó là Trung Quốc. Ông Kishida đã khuyến nghị thành lập một văn phòng đặc biệt về nhân quyền, nơi chắc chắn sẽ có những lời lẽ cứng rắn đối với Bắc Kinh và có nguy cơ khiến người tiêu dùng Trung Quốc không hài lòng.

Ông Kishida cũng cam kết tăng cường hỗ trợ chi phí nhà ở và giáo dục cho các hộ gia đình có con nhỏ, gia tăng thu nhập cho tầng lớp trung lưu, qua đó kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hiện tại, công chúng đang theo dõi xem chủ nghĩa tư bản mới của ông Kishida sẽ được thực hiện như thế nào.

“Hy vọng của ông Kishida là tăng trưởng kinh tế và phân phối lại thu nhập sẽ phối hợp với nhau hiệu quả. Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng ông ấy sẽ ưu tiên phân phối lại thu nhập hơn so với thúc đẩy kinh tế”, Kristi Govella nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảng cầm quyền Nhật Bản đưa ra cam kết chưa từng có tiền lệ về ngân sách quốc phòng
Đảng cầm quyền Nhật Bản đưa ra cam kết chưa từng có tiền lệ về ngân sách quốc phòng

VOV.VN - Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật Bản lần đầu tiên đặt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng, trong cương lĩnh chính sách công bố trước cuộc bầu cử quốc gia trong tháng 10 này.

Đảng cầm quyền Nhật Bản đưa ra cam kết chưa từng có tiền lệ về ngân sách quốc phòng

Đảng cầm quyền Nhật Bản đưa ra cam kết chưa từng có tiền lệ về ngân sách quốc phòng

VOV.VN - Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật Bản lần đầu tiên đặt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng, trong cương lĩnh chính sách công bố trước cuộc bầu cử quốc gia trong tháng 10 này.

Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nhật Bản đối với tân Thủ tướng F.Kishida ở mức 49%
Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nhật Bản đối với tân Thủ tướng F.Kishida ở mức 49%

VOV.VN - Trước đó, người tiền nhiệm của ông Fumio Kishida là cựu Thủ tướng Yoshihide Suga đã nhận được sự ủng hộ là 62%, chỉ sau 1 tuần bắt đầu đảm nhiệm công việc mới.

Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nhật Bản đối với tân Thủ tướng F.Kishida ở mức 49%

Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nhật Bản đối với tân Thủ tướng F.Kishida ở mức 49%

VOV.VN - Trước đó, người tiền nhiệm của ông Fumio Kishida là cựu Thủ tướng Yoshihide Suga đã nhận được sự ủng hộ là 62%, chỉ sau 1 tuần bắt đầu đảm nhiệm công việc mới.

Tân thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên tại Hạ viện
Tân thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên tại Hạ viện

VOV.VN - Tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tập trung các giải pháp ứng phó với Covid-19, hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa tư bản mới và chính sách an ninh ngoại giao để bảo vệ người dân.

Tân thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên tại Hạ viện

Tân thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên tại Hạ viện

VOV.VN - Tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tập trung các giải pháp ứng phó với Covid-19, hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa tư bản mới và chính sách an ninh ngoại giao để bảo vệ người dân.