Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Dưới thời Tổng thống Biden, nước Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên “mặt trận” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – khu vực vừa trở thành một trong các trọng điểm nổi bật nhất đối với cả phương Tây lẫn Trung Quốc.

Chủ đề trung tâm trong tương tác ở khu vực này liên quan đến thương mại, phát triển, hợp tác an ninh, và quản trị toàn cầu. Chính trong bối cảnh đó, cả phương Tây và Trung Quốc cùng tìm kiếm tăng cường mối quan hệ và ảnh hưởng trong khu vực, nhằm thúc đẩy hơn nữa lợi ích quốc gia của mình.

Cuộc đua sôi động trở lại sau thời ông Trump

Dưới thời Tổng thống Trump, nước Mỹ đã suy giảm đáng kể tương tác với châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sang thời của đương kim Tổng thống Mỹ Biden, quốc gia này đã tái định hướng đáng kể cách tiếp cận của mình đối với khu vực này.

Vào năm 2021, Australia, Anh, và Mỹ đã công bố một mối quan hệ đối tác an ninh mới mang tên AUKUS, trong đó các nước này theo đuổi phát triển năng lực răn đe mới cho Australia và hỗ trợ đổi mới nhiều hơn thông qua hợp tác kỹ thuật.

Các quan chức cấp cao của Mỹ đã thường xuyên tới khu vực này hơn. Ngoại trưởng Mỹ Blinken, Phó Tổng thống Mỹ Harris và gần đây Tổng thống Mỹ Biden đều đã tới thăm châu Á-Thái Bình Dương.

Tại Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ-ASEAN vào giữa tháng 5/2022, Mỹ công bố một số cam kết đối với ASEAN và khu vực rộng lớn hơn thông qua sự ủng hộ dành cho phát triển và bảo vệ khí hậu, cũng như các cơ hội thương mại sâu hơn và toàn diện hơn.

Các đối tác chính của Mỹ cũng đẩy mạnh giao lưu trong khu vực, chủ yếu trong sự phối hợp với Washington. Lãnh đạo các nước Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, và Mỹ gần đây gặp gỡ nhau tại Thượng đỉnh Bộ Tứ (Quad) lần thứ 4 ở Nhật Bản nhằm nhấn mạnh cam kết chung của họ đối với hòa bình và ổn định khu vực, công bố một sáng kiến mới để thúc đẩy an ninh hàng hải – Đối tác Nhận thức địa hạt hàng hải Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPMDA) bên cạnh các nỗ lực hậu thuẫn cho các vấn đề toàn cầu như y tế, biến đổi khí hậu, vũ trụ, an ninh mạng, và cơ sở hạ tầng.

Đối với phương Tây, các bước phát triển mới này nằm trong các chuỗi nỗ lực phối hợp mới nhất tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tuần này, tại Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Biden công bố việc khai trương Khuôn khổ Kinh tế vì Thịnh vượng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), với 12 nước khác sơ bộ tham gia theo Mỹ. Tại một sự kiện gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Blinken vạch ra chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc. Cụ thể, chính sách này tìm kiếm “đầu tư, liên kết, và cạnh tranh” thông qua các mối quan hệ đối tác và thể chế chủ chốt để hậu thuẫn cho quản trị và hợp tác toàn cầu vì hòa bình và an ninh, phản ứng lại điều mà Mỹ coi là các “mối đe dọa gia tăng” của Trung Quốc đối với ổn định khu vực và toàn cầu.

Đối sách của Trung Quốc

Cùng lúc với các diễn biến của phương Tây, Trung Quốc đã nỗ lực tìm cách vạch đường đi riêng bên trong châu Á-Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc đã có được một thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon, gây bất ngờ cho phương Tây và khiến phương Tây quan ngại về an ninh và chủ quyền trong khu vực.

Trước đó trong tuần này, Trung Quốc đã chia sẻ kế hoạch của họ về một loạt chuyến thăm tiếp theo tới nhiều đảo quốc ở khu vực Thái Bình Dương nhằm theo đuổi các thỏa thuận song phương mới về hợp tác an ninh và thương mại, dù rằng chủ yếu dựa trên các điều khoản của riêng Trung Quốc.

Xu hướng vận động và các rủi ro trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn

Hiện tại, các mối quan hệ và tương tác trong châu Á-Thái Bình Dương vẫn chủ yếu mang các đặc trưng như một môi trường mà trong đó nhiều nước nỗ lực khôi phục hoàn toàn sau tác động của đại dịch Covid-19, một loạt đứt ngắt chuỗi cung ứng vẫn đang diễn ra, các cú sốc kinh tế, các đột biến chính trị trong nước, và các hệ lụy từ việc leo thang trừng phạt qua lại với Trung Quốc. Các quốc gia trong khu vực phải vượt qua các bước thụt lùi về kinh tế, quay trở lại trạng thái nội bộ ổn định hơn. Bất luận trường hợp nào, ổn định khu vực cũng là một đòi hỏi chính yếu để đạt được sự phục hồi thành công và tránh được tình trạng chậm phát triển.

Một số hành động và diễn biến chưa từng thấy trước đây có thể gây ra nhiều mức độ rủi ro khác nhau. Nguy cơ xung đột có thể gia tăng bất ngờ do tập trận quân sự hoặc hành động khiêu khích xảy ra ở gần các khu vực có tầm quan trọng kinh tế hoặc chiến lược.

Ngoài ra còn có các thách thức khác theo kiểu gián tiếp từ việc phân phối vaccine Covid-19 khác nhau do ngoại giao vaccine. Một số nước không tiếp cận được đầy đủ vaccine sẽ ít được bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) và do đó sẽ chịu tác động mạnh hơn về kinh tế và y tế, đồng thời sẽ chậm chạp hơn trong quá trình phục hồi tổng thể sau dịch.

Về dài hạn, ít khả năng đạt được ổn định khu vực thông qua sự thống trị hoàn toàn của một quốc gia cụ thể nào đó. Thực sự thì, các kịch bản như vậy đặc trưng cho tình trạng mất cân bằng có thể gây bất ổn lớn cho khu vực.

Bản chất liên kết và quần đảo của vùng châu Á-Thái Bình Dương đòi hỏi phải quản lý mối quan hệ giữa các đại cường quốc bằng sự trưởng thành và kiềm chế bên cạnh quyết tâm. Để đạt được điều đó, các quốc gia có thể lựa chọn ủng hộ các nhu cầu an ninh chung thay vì theo đuổi các hành động có thể gây suy giảm, chia rẽ hoặc cưỡng ép.

Bất chấp các phát triển trong tương lai, các nhân tố giới hạn chính đối với hòa bình, an ninh và ổn định hiện nay chủ yếu vẫn là các lợi ích và tư duy khác biệt lớn giữa các đại cường khi muốn thay đổi hiện trạng và mối quan hệ giữa họ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản, Pháp cam kết hợp tác chặt chẽ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Nhật Bản, Pháp cam kết hợp tác chặt chẽ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 1/6 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, trong đó nhất trí phối hợp chặt chẽ để đối phó với xung đột Nga-Ukraine và hiện thực hoá một “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Nhật Bản, Pháp cam kết hợp tác chặt chẽ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nhật Bản, Pháp cam kết hợp tác chặt chẽ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 1/6 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, trong đó nhất trí phối hợp chặt chẽ để đối phó với xung đột Nga-Ukraine và hiện thực hoá một “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Trung Quốc không tham gia cạnh tranh địa chính trị tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương
Trung Quốc không tham gia cạnh tranh địa chính trị tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương

VOV.VN - Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh Trung Quốc không tham gia cạnh tranh địa chính trị tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc không tham gia cạnh tranh địa chính trị tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương

Trung Quốc không tham gia cạnh tranh địa chính trị tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương

VOV.VN - Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh Trung Quốc không tham gia cạnh tranh địa chính trị tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.

Lo ngại của các đảo quốc Thái Bình Dương về ý đồ của Trung Quốc và thỏa thuận chung
Lo ngại của các đảo quốc Thái Bình Dương về ý đồ của Trung Quốc và thỏa thuận chung

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc đã và đang thăm một loạt đảo quốc ở Thái Bình Dương. Dù nỗ lực cao độ, Trung Quốc chưa đạt được đại thỏa thuận an ninh và thương mại toàn khu vực với 10 nước này. Cả phương Tây và các đảo quốc này đều có nhiều lo ngại về ý đồ của Trung Quốc.

Lo ngại của các đảo quốc Thái Bình Dương về ý đồ của Trung Quốc và thỏa thuận chung

Lo ngại của các đảo quốc Thái Bình Dương về ý đồ của Trung Quốc và thỏa thuận chung

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc đã và đang thăm một loạt đảo quốc ở Thái Bình Dương. Dù nỗ lực cao độ, Trung Quốc chưa đạt được đại thỏa thuận an ninh và thương mại toàn khu vực với 10 nước này. Cả phương Tây và các đảo quốc này đều có nhiều lo ngại về ý đồ của Trung Quốc.

Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc
Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc

VOV.VN - Đảo quốc Solomon là một địa điểm khiến các nước trong nhóm Bộ Tứ/Quad (gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, và Mỹ) lo ngại. Dù có lợi thế từ trước, Mỹ vẫn đứng trước sức ép phải hành động khẩn trương về ngoại giao để ứng phó với các bước đi của Trung Quốc trong khu vực.

Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc

Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc

VOV.VN - Đảo quốc Solomon là một địa điểm khiến các nước trong nhóm Bộ Tứ/Quad (gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, và Mỹ) lo ngại. Dù có lợi thế từ trước, Mỹ vẫn đứng trước sức ép phải hành động khẩn trương về ngoại giao để ứng phó với các bước đi của Trung Quốc trong khu vực.

Ông Biden thăm Hàn Quốc: Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Triều Tiên, dè chừng Trung Quốc
Ông Biden thăm Hàn Quốc: Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Triều Tiên, dè chừng Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Biden đã bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc. Giới quan sát đặc biệt chú ý đến chuyến thăm và nhận ra một số tín hiệu về chính sách của giới lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc đối với Triều Tiên và Trung Quốc trong thời gian tới.

Ông Biden thăm Hàn Quốc: Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Triều Tiên, dè chừng Trung Quốc

Ông Biden thăm Hàn Quốc: Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Triều Tiên, dè chừng Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Biden đã bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc. Giới quan sát đặc biệt chú ý đến chuyến thăm và nhận ra một số tín hiệu về chính sách của giới lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc đối với Triều Tiên và Trung Quốc trong thời gian tới.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon
Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.