Charlie Hebdo sau 1 năm bị khủng bố: “Thuốc độc” của tiền bạc

VOV.VN - Tạp chí biếm họa Charlie Hebdo giàu và nổi tiếng lên sau vụ khủng bố hồi tháng 1/2015 nhưng cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ...

Một năm sau vụ khủng bố Hồi giáo kinh hoàng, tờ biếm họa Charlie Hebdo giờ dư dả tiền bạc và nổi tiếng hơn rất nhiều. Nhưng tờ báo cũng hứng chịu sự chia rẽ nhiều hơn, từ trong nội bộ đến ra ngoài dư luận.

Trụ sở tạp chí biếm họa Charlie Hebdo trước đây. Ảnh: Canadalandshow.

Tài chính và danh tiếng đáng mơ ước

Charlie Hebdo giờ là một tờ báo giàu, thậm chí rất giàu: mỗi số bán 90.000 bản, 180.000 độc giả đăng ký thường xuyên.

Để so sánh, con số này trước vụ 7/1/2015 là 24.000 bản và 8.000 độc giả. Tiền bạc rất nhiều: độc giả trên mạng quyên góp được 1,75 triệu euro qua trang JaideCharlie.fr. Gã khổng lồ công nghệ Google tài trợ 250.000 euro và Presse & Pluralisme (Báo chí & đa nguyên), một tổ chức báo chí dân sự, tặng 200.000 euro và kêu gọi góp thêm được 2,65 triệu euro nữa.

Nhưng con số lớn nhất đến từ số báo đặc biệt ra sau ngày khủng bố: với 8 triệu bản được bán tại 25 quốc gia trên khắp thế giới, Charlie Hebdo thu về hơn 10 triệu euro. Cuối 2014, tờ báo bên bờ vực phá sản và phải kêu gọi đóng góp, cuối 2015, lợi nhuận của báo là 20 triệu euro.

Về tổng thế, tình hình tài chính của Charlie Hebdo hiện tại là mơ ước với không ít tờ báo giấy trên toàn thế giới.

Danh tiếng cũng ở mức rất cao. Để kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra bi kịch, Charlie Hebdo ra số đặc biệt và in luôn 1 triệu bản. Dù không có cảnh xếp hàng mấy ngày mới mua được báo như cách đây 1 năm nhưng 1 triệu bản này cũng nhanh chóng bán hết. 
Về cả tiền bạc và danh tiếng, Charlie Hebdo của hiện tại vượt xa tờ báo nghèo của quá khứ.

Mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng

Nhưng, đó cũng chính là một trong những vấn đề khiến Charlie Hebdo đau đầu. Toàn bộ cổ phần của Charlie Hebdo chỉ do 3 thành viên nắm giữ là Charb, nguyên tổng biên tập đã bị sát hại, 40%, giám đốc xuất bản Riss 40% và một cổ đông khác là giám đốc tài chính Eric-Portheault 20%. Trước khi bi kịch xảy ra, hầu như không ai quan tâm đến các con số này bởi chúng chỉ có ý nghĩa tượng trưng với một tờ biếm họa nghèo chỉ có 8.000 độc giả thường xuyên như Charlie Hebdo.

Nhưng nay, khi tiền bạc đổ về Charlie Hebdo rất nhiều và lượng báo bán ra cũng như độc giả thường xuyên cao gấp 5-10 lần trước kia, sự thịnh vượng về tài chính đặt Charlie Hebdo trước các mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng.

Từ nhiều tháng qua, nhiều thành viên của báo đã lên tiếng đòi số cổ phần của báo phải được chia lại một cách công bằng hơn, tất cả đều phải được có cổ phần trong đó. Trên thực tế, đó là một đòi hỏi hợp lý bởi có những phóng viên và nhân viên của Charlie Hebdo cũng bị thương nặng trong vụ khủng bố đầu năm 2015 nhưng không được hưởng bất cứ lợi ích tài chính nào sau đó, như Simon Fieschi, quản trị web hay Philippe Lancon, phóng viên. Nhưng về mặt pháp lý, đó là cuộc chiến không đơn giản khi liên quan đến rất nhiều tiền, chưa kể, từ bên ngoài, tiền bạc của Charlie Hebdo đã bắt đầu lôi kéo rất nhiều kẻ muốn tham gia, trong đó có cả những cựu cổ đông lớn như Philippe Val, người từng bán phần của mình tại Charlie Hebdo với giá chỉ… 1 euro.

Mất phương hướng báo chí

Nhưng, tranh cãi tiền bạc cũng chỉ là một trong những thách thức với Charlie Hebdo. Về mặt báo chí, Charlie Hebdo đang ở ngã ba đường. Tờ báo tiếp tục gây ra quá nhiều tranh cãi và chỉ trích vì đường lối biếm họa của mình. Trong một năm qua, Charlie Hebdo đã bị công kích ở khắp nơi, từ Nga vì châm biếm chiếc máy bay Nga bị khủng bố ở Ai Cập khiến hơn 200 người tử nạn, từ Vatican, từ các nước Arab và đặc biệt là từ dư luận khắp thế giới khi biếm họa cậu bé tị nạn Aylan người Syria chết đuối trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Rất nhiều người không còn thấy Charlie Hebdo hài hước và cũng không còn bị thuyết phục bởi lý lẽ “tự do thể hiện” của tờ báo. “Khi mở tờ báo ra, không phải lúc nào tôi cũng là Charlie” – cựu Thủ tướng Pháp Alain Juppé nhận xét.

Tuy vậy, vấn đề lớn nhất với Charlie Hebdo, vẫn luôn là quan điểm của tờ báo với Hồi giáo. Các biếm họa liên quan đến các biểu tượng của tôn giáo này, nhất là về nhà Tiên tri Mohamed, bị chỉ trích khắp nơi và ngày càng ít nhận được sự cảm thông. Emmanuel Todd, một học giả danh tiếng Pháp, nhận định: “Châm biếm bôi nhọ Hồi giáo, đó là sỉ nhục những người yếu nhất trong xã hội, chính là cộng đồng nhập cư”. Trong bối cảnh xã hội Pháp và châu Âu đang có những xáo trộn nghiêm trọng liên quan đến làn sóng nhập cư, tị nạn, nhiều người coi rằng sự khiêu khích từ Charlie Hebdo là điều không cần thiết và không có bất cứ tác dụng gì.

Giữ quan điểm hay nhượng bộ?

Câu trả lời không đơn giản. Patrick Pelloux, một nhân vật cứng rắn của tòa soạn, tuyên bố: “Những người cho rằng chúng tôi không thể biếm họa như thế nữa đã chọn phe cho mình rồi. Chúng tôi có một lý lẽ không khoan nhượng và sẽ không nhân nhượng. Chúng ta đang trong một cuộc chiến và cần tái chinh phục tính thế tục trong xã hội này”.

Tất nhiên, không phải ai trong nội bộ tòa soạn Charlie Hebdo cũng đều nghĩ thế.

Hồi tháng 5/2015, nữ nhà báo Zineb El Rhazoui của báo bị ban biên tập dọa đuổi việc vì bị cho là quá “xông xáo” trong các đề tài châm biếm Hồi giáo, như phản đối lễ Ramadan, bên cạnh việc tố cáo ban lãnh đạo báo chuyên quyền.

Nói cách khác, ngay trong nội bộ Charlie Hebdo, chọn cách ứng xử ra sao với Hồi giáo là vấn đề lớn.

Cũng từ đó, nảy sinh một khó khăn khác là tìm kiếm những nhân sự cho bộ máy mới. Charlie Hebdo không tìm được những cây vẽ nổi trội và những người mới đến trở nên rụt rè, thận trọng. Câu hỏi “có ký tên thật hay không?” đã gây tranh cãi một thời gian dài.

Sau 1 năm, Charlie Hebdo giờ đang sống trong một cơ thể khỏe mạnh về tài chính nhưng vẫn mang một cái đầu âu lo và còn lâu mới có thể thanh thản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Charlie Hebdo: Khi biếm họa không chỉ khiến người ta cười
Charlie Hebdo: Khi biếm họa không chỉ khiến người ta cười

VOV.VN - Charlie Hebdo thể hiện đặc trưng chính trị phức tạp trong từng thời điểm quan trọng của Pháp thông qua thông điệp trào phúng đơn giản để những độc giả ngoại đạo cũng có thể hiểu. 

Charlie Hebdo: Khi biếm họa không chỉ khiến người ta cười

Charlie Hebdo: Khi biếm họa không chỉ khiến người ta cười

VOV.VN - Charlie Hebdo thể hiện đặc trưng chính trị phức tạp trong từng thời điểm quan trọng của Pháp thông qua thông điệp trào phúng đơn giản để những độc giả ngoại đạo cũng có thể hiểu. 

Các tay súng thảm sát tòa báo Charlie Hebdo được huấn luyện rất kỹ
Các tay súng thảm sát tòa báo Charlie Hebdo được huấn luyện rất kỹ

VOV.VN - Hai tên khủng bố xốc tới đầy bất ngờ, nhả đạn diệt gọn các mục tiêu, yểm trợ lẫn nhau, bắn chết viên cảnh sát cản đường rồi rút lui chóng vánh.

Các tay súng thảm sát tòa báo Charlie Hebdo được huấn luyện rất kỹ

Các tay súng thảm sát tòa báo Charlie Hebdo được huấn luyện rất kỹ

VOV.VN - Hai tên khủng bố xốc tới đầy bất ngờ, nhả đạn diệt gọn các mục tiêu, yểm trợ lẫn nhau, bắn chết viên cảnh sát cản đường rồi rút lui chóng vánh.

Charlie Hebdo: Tự do ngôn luận hay là sự phỉ báng?
Charlie Hebdo: Tự do ngôn luận hay là sự phỉ báng?

VOV.VN - Trong khi phương Tây hồ hởi đón nhận sự trở lại của Charlie Hebdo thì thế giới Hồi giáo lại coi số báo mới nhất của tạp chí này là xúc phạm đạo Hồi.

Charlie Hebdo: Tự do ngôn luận hay là sự phỉ báng?

Charlie Hebdo: Tự do ngôn luận hay là sự phỉ báng?

VOV.VN - Trong khi phương Tây hồ hởi đón nhận sự trở lại của Charlie Hebdo thì thế giới Hồi giáo lại coi số báo mới nhất của tạp chí này là xúc phạm đạo Hồi.

Nga nổi giận vì tạp chí Charlie Hebdo biếm họa vụ máy bay rơi
Nga nổi giận vì tạp chí Charlie Hebdo biếm họa vụ máy bay rơi

VOV.VN - Phía Nga đã tức giận chỉ trích tạp chí biếm họa Charlie Hebdo là báng bổ khi biến thảm kịch máy bay Nga rơi thành chủ đề để đùa cợt.

Nga nổi giận vì tạp chí Charlie Hebdo biếm họa vụ máy bay rơi

Nga nổi giận vì tạp chí Charlie Hebdo biếm họa vụ máy bay rơi

VOV.VN - Phía Nga đã tức giận chỉ trích tạp chí biếm họa Charlie Hebdo là báng bổ khi biến thảm kịch máy bay Nga rơi thành chủ đề để đùa cợt.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?