Châu Âu hướng về phía Đông: Quá nhiều thách thức

VOV.VN - Liên minh Châu Âu càng tiến về phía Đông, thách thức hòa hợp và phát triển giữa hai phần Đông và Tây càng lớn.

Ngày 1/1/2014 không chỉ là ngày bắt đầu một năm mới hứa hẹn sẽ tạo ra bước ngoặt cho châu Âu trong cuộc chiến chống chọi khủng hoảng, đó cũng có thể là ngày bắt đầu một hành trình mới trong cuộc đời với rất nhiều người dân Romania và Bulgaria.

Kể từ ngày 1/1/2014, những hạn chế cuối cùng đối với các lao động đến từ 2 quốc gia này được gỡ bỏ trên toàn bộ Liên minh châu Âu (EU).

Một người phụ nữ Bulgaria đang trên đường đến nơi làm việc (Ảnh AP)

Công dân Romania và Bulgaria giờ đây được phép tự do làm việc ở mọi quốc gia EU, kể cả những quốc gia thịnh vượng nhất vừa gỡ bỏ rào cản là Đức, Pháp, Anh hay Hà Lan.

Trên lý thuyết thì một lao động có mức thu nhập trung bình chỉ 200 euro/tháng ở Bulgaria và Romania giờ đây có thể kiếm gấp 5-6 lần con số đó nếu di cư sang phía Tây.

Thậm chí gia đình, con cái họ có thể sẽ được hưởng những chế độ an sinh xã hội thuộc hàng tốt nhất thế giới ở Đức, Pháp hay các nước Bắc Âu.

Nhưng thực tế thì chẳng bao giờ màu hồng và cả hai phía đều nhìn vào sự kiện này một cách dè dặt.

Người phía Đông chán nản khi nghĩ đến viễn cảnh phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khốc liệt ở phía Tây và sự kỳ thị công khai từ những người bản địa.

Người phía Tây thì lo ngại rằng công ăn việc làm, sự thịnh vượng vốn đang ít ỏi của mình sẽ buộc phải sẻ chia. Trong nhiều trường hợp, là còn bị đánh cắp.

Vậy nên, khi các nhà lãnh đạo châu Âu bắt đầu nói đến một châu lục với 2 tốc độ, thậm chí là nhiều tốc độ, phát triển, thì người dân cũng ý thức được rằng họ nên làm mọi thứ một cách thận trọng.

Làn sóng thứ 4

Bản đồ địa chính trị châu Âu đã biến động rất nhiều từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và vẫn chưa chấm dứt cho đến ngày nay.

Sự biến động đó kéo theo những làn sóng di cư lao động ồ ạt từ phía Đông sang phía Tây châu Âu.

Làn sóng đầu tiên, và lớn nhất, bắt đầu từ năm 1989, đêm trước ngày sụp đổ của Bức tường Berlin và Liên bang Xô viết, sự kiện địa chính trị quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại hơn nửa thế kỷ qua.

Làn sóng thứ hai đến vào năm 2001, sau khi Liên minh châu Âu bãi bỏ chế độ thị thực ngắn hạn với hầu hết các nước trong khối Đông Âu.

Kinh tế Hy Lạp thậm chí còn ảm đạm hơn cả nhiều nước Đông Âu (Ảnh AP)

Cuối cùng, khi Romania và Bulgaria trở thành thành viên EU năm 2007, thêm một làn sóng di cư thứ 3 xuất hiện.

Câu hỏi là, liệu có một làn sóng di cư thứ 4 sau ngày 1/1/2014 này hay không, khi mọi quy định về hạn chế lao động đều đã bị bãi bỏ?

Khả năng đó không cao, theo đánh giá từ cả hai phía.

Trong 2 thập kỷ qua, các làn sóng di cư đã đưa trên 3 triệu người Romania và 1 triệu người Bulgaria sang các nước thịnh vượng phía Tây châu Âu và cả Mỹ.

Phần lớn số này tập trung ở các nước Nam Âu, như Italy, Tây Ban Nha… và làm trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, hay chăm sóc người già.

Nói như Mila Mantcheva, nhà phân tích của một Trung tâm nghiên cứu chính trị ở Sofia (Bulgaria) thì “những ai muốn đi thì đã đi rồi”.

Dĩ nhiên, vẫn sẽ có những người tiếp tục đi về phía Tây tìm kiếm cơ hội, nhưng họ khó có thể tạo thành một làn sóng.

Theo ước tính của Viện Alpha Research, một Viện nghiên cứu chính sách về thị trường lao động châu Âu, khoảng 3-4% người lao động trưởng thành ở Bulgaria, tức khoảng 200.000 người, trong đó 70% là dưới 30 tuổi, có thể sẽ di cư sang các nước phía Tây châu Âu để làm việc.

Một thực tế quan trọng nữa là giờ đây các nước Tây Âu cũng không còn quá hấp dẫn.

Cuộc khủng hoảng kéo dài suốt 5 năm qua đẩy tỷ lệ thất nghiệp trong các nước thuộc Eurozone lên rất cao, như ở Tây Ban Nha (26,7%), Hy Lạp (27,4%) hay Italy (12,5%)

Ngay bản thân lao động bản địa cũng chật vật kiếm sống thì các lao động đến từ Đông Âu, vốn thiếu kỹ năng và gặp cản trở về ngôn ngữ, không hy vọng có thể dễ dàng tìm được một công việc béo bở.

Tất nhiên, với những ai có mưu đồ rõ ràng là sang phía Tây “ăn bám” thì lại là chuyện khác.

Và đó cũng chính là thứ đang khiến các nước Tây Âu chia rẽ.

Thành kiến

Cách đây ít ngày, đảng CSU, đảng liên minh quan trọng nhiều năm qua trong chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, vừa gây ra một tranh cãi lớn.

Đảng này cho in những áp-phích mà mục đích rõ ràng là bài những lao động nhập cư. Tấm áp-phích mang tiêu đề “Kẻ nào gian dối thì biến đi”.

Đảng này không chỉ nói mà còn muốn hành động ngay lập tức khi công bố đề xuất “ngưng mọi trợ cấp xã hội trong vòng 3 tháng đầu tiên đến Đức” với mọi dân nhập cư nghèo và “đuổi ra biên giới và cấm quay lại lãnh thổ Đức với bất kỳ người nào gian dối”.

Những giọng điệu như thế giờ đây có thể bắt gặp ở khắp nơi của phần phía Tây châu Âu.

Thủ tướng Đức đau đầu về chia rẽ trong liên minh cầm quyền của bà về vấn đề người nhập cư Đông Âu (Ảnh AP)

Ở Pháp, không kể giọng điệu sặc mùi cực đoan của đảng cực hữu Mặt trận quốc gia (FN), ngay chính nhiều thành viên trong chính quyền của ông Francois Hollande cũng nhìn những lao động tiềm tàng từ Đông Âu với ánh mắt không thiện cảm.

Bộ trưởng Nội vụ, Manuel Valls hồi tháng 9/2013 từng tuyên bố “những người Di-gan có lối sống rõ ràng là quá khác chúng ta và xung đột với chúng ta. Họ có nghĩa vụ phải quay lại Romania và Bulgaria”.

Ngay cả nước Anh, một đảo quốc có xu hướng tách biệt với Liên minh, cũng sớm lên giọng cảnh báo. Thủ tướng Anh, David Cameron nói nước này cần phải đề phòng những chuyến “du lịch xã hội”, tức dân Đông Âu từ Romania và Bulgaria có thể sang Anh rồi ở lỳ lại hưởng an sinh xã hội.

Thực tế rõ ràng không tệ như thế. Phần lớn dân Đông Âu đi sang Tây Âu là để lao động kiếm sống mà chỉ có rất ít mang tư tưởng “ăn” trợ cấp.

Như ở Pháp, số lượng công việc mà các công dân Romania hay Bulgaria đăng ký hành nghề lên tới 291 nghề, từ xây dựng, lái máy nông nghiệp cho đến cắt tóc. Ở một số vùng nông thôn xa xôi của Pháp, các bác sỹ, y tá từ Romania thậm chí còn là lực lượng chính.

Tức là dân Đông Âu lao động, đóng thuế và tạo ra của cải cho xã hội chứ không đơn thuần “ăn bám”. 

Nguy cơ mất sân sau

Điều nguy hiểm cho mục tiêu lâu dài của Liên minh châu Âu là có thể họ sẽ phải trả giá cho sự chia rẽ, rạn nứt và phân biệt đối xử đó.

Khi Tây Âu khắt khe và dè chừng Đông Âu thì Trung Quốc đang mạnh mẽ tiến vào tranh giành ảnh hưởng tại Đông Âu.

Tháng 11/2013, nguyên thủ 16 quốc gia Đông Âu và Balkan đã tụ họp ở Romania trong cuộc gặp Thượng đỉnh với Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường.

Họ chờ đợi các khoản đầu tư và được đáp ứng. Hơn 10 tỷ euro tín dụng ưu đãi sẵn sàng được Bắc Kinh giải ngân.

Các công ty Trung Quốc sẽ sớm xây dựng đường cao tốc ở Romania hay xây nhà máy ở Bulgaria. Huawei, công ty viễn thông tầm cỡ thế giới của Trung Quốc tuyên bố sẽ tuyển thêm nhân viên ở Romania để tăng từ con số 600 hiện tại lên 1000 vào cuối 2014.

Chiến lược rất đơn giản, nơi nào Tây Âu bỏ đi hoặc không quan tâm, các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ thế chỗ.

Một dự án điện hạt nhân trị giá 4 tỷ euro sẽ được Tổng công ty điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) đầu tư xây dựng tại Romania. Dự án này vốn do công ty GDF Suez của Pháp và CEZ của CH Czech khởi thảo nhưng rồi từ bỏ năm 2011.

Một ví dụ khác: công ty thực phẩm Shuanghui International của Trung Quốc mua lại nhà máy chế biến thực phẩm của công ty Smithfield Foods (Mỹ) tại Romania và dự kiến trong tương lai, 500.000 con bò và 5 triệu con cừu sẽ được xuất sang Trung Quốc.

Liên minh châu Âu không thể thuyết phục Ukaine ký hiệp định gia nhập liên minh (Ảnh AP)

Đã có “bài học Trung Quốc” thì cũng nên nhắc đến “bài học Nga”, với chuyện Ukraine ngả về Moscow thay vì chìa cánh tay với Brussels cách đây không lâu.

Một châu Âu của tương lai, vì thế, có lẽ cũng không đơn giản là chuyện về 2 tốc độ phát triển.

Điều quan trọng là sự sẻ chia các giá trị không diễn ra êm thấm, khi phía Đông nhận thấy họ không có được sự tôn trọng và giúp đỡ cần thiết từ các bằng hữu phía Tây.

Các giá trị đó là cốt lõi của sức hút từ phía Liên minh và là cái mà nếu thiếu nó, EU sẽ không còn là chính mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu khẳng định cam kết hợp tác với Trung Mỹ
Châu Âu khẳng định cam kết hợp tác với Trung Mỹ

VOV.VN-Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso hôm qua cam kết thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quan trọng giữa EU và Trung Mỹ.

Châu Âu khẳng định cam kết hợp tác với Trung Mỹ

Châu Âu khẳng định cam kết hợp tác với Trung Mỹ

VOV.VN-Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso hôm qua cam kết thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quan trọng giữa EU và Trung Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính châu Âu đạt thỏa thuận ngân hàng
Bộ trưởng Tài chính châu Âu đạt thỏa thuận ngân hàng

VOV.VN - Ngành công nghiệp ngân hàng sẽ đóng góp 55 tỷ euro trong 10 năm tới nhằm xây dựng một quỹ tài chính.

Bộ trưởng Tài chính châu Âu đạt thỏa thuận ngân hàng

Bộ trưởng Tài chính châu Âu đạt thỏa thuận ngân hàng

VOV.VN - Ngành công nghiệp ngân hàng sẽ đóng góp 55 tỷ euro trong 10 năm tới nhằm xây dựng một quỹ tài chính.

Tiết lộ mới về chương trình gián điệp Mỹ ở châu Âu
Tiết lộ mới về chương trình gián điệp Mỹ ở châu Âu

VOV.VN - Tiết lộ mới này là vụ giám sát điện tử nhằm vào Phó Chủ tịch Hội đồng châu Âu Almunia Amann.

Tiết lộ mới về chương trình gián điệp Mỹ ở châu Âu

Tiết lộ mới về chương trình gián điệp Mỹ ở châu Âu

VOV.VN - Tiết lộ mới này là vụ giám sát điện tử nhằm vào Phó Chủ tịch Hội đồng châu Âu Almunia Amann.

Châu Âu giáng sinh thời khủng hoảng
Châu Âu giáng sinh thời khủng hoảng

VOV.VN -Khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến việc mua sắm của người dân Hy Lạp; trong khi người Pháp vẫn đổ xô đi mua sắm

Châu Âu giáng sinh thời khủng hoảng

Châu Âu giáng sinh thời khủng hoảng

VOV.VN -Khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến việc mua sắm của người dân Hy Lạp; trong khi người Pháp vẫn đổ xô đi mua sắm

Châu Âu, Mỹ, Canada khốn đốn vì bão
Châu Âu, Mỹ, Canada khốn đốn vì bão

VOV.VN -Do ảnh hưởng của cơn bão mùa đông hàng trăm nghìn hộ gia đình tại một số khu vực ở Tây Âu, Canada và Mỹ đã rơi vào cảnh mất điện.

Châu Âu, Mỹ, Canada khốn đốn vì bão

Châu Âu, Mỹ, Canada khốn đốn vì bão

VOV.VN -Do ảnh hưởng của cơn bão mùa đông hàng trăm nghìn hộ gia đình tại một số khu vực ở Tây Âu, Canada và Mỹ đã rơi vào cảnh mất điện.

Liên minh châu Âu chia rẽ về chính sách quốc phòng
Liên minh châu Âu chia rẽ về chính sách quốc phòng

VOV.VN - Tại thủ đô Brussels, Bỉ ngày 19/12 khai mạc Hội nghị cấp cao cuối cùng của Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay.

Liên minh châu Âu chia rẽ về chính sách quốc phòng

Liên minh châu Âu chia rẽ về chính sách quốc phòng

VOV.VN - Tại thủ đô Brussels, Bỉ ngày 19/12 khai mạc Hội nghị cấp cao cuối cùng của Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay.

5 nhà hoạt động châu Âu bị bắt cóc tại Syria
5 nhà hoạt động châu Âu bị bắt cóc tại Syria

VOV.VN - Tổ chức Bác sĩ không biên giới hôm qua (3/1) cho biết, 5 nhà hoạt động của họ đã bị bắt cóc tại Syria. 

5 nhà hoạt động châu Âu bị bắt cóc tại Syria

5 nhà hoạt động châu Âu bị bắt cóc tại Syria

VOV.VN - Tổ chức Bác sĩ không biên giới hôm qua (3/1) cho biết, 5 nhà hoạt động của họ đã bị bắt cóc tại Syria. 

Nga không cho phép bố trí hệ thống phòng thủ ở châu Âu
Nga không cho phép bố trí hệ thống phòng thủ ở châu Âu

VOV.VN - Nga lâu nay phản đối kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu do Mỹ đứng đầu.

Nga không cho phép bố trí hệ thống phòng thủ ở châu Âu

Nga không cho phép bố trí hệ thống phòng thủ ở châu Âu

VOV.VN - Nga lâu nay phản đối kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu do Mỹ đứng đầu.

Mỹ sẽ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu
Mỹ sẽ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu

VOV.VN -Lầu Năm Góc khẳng định rằng, việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO không đe dọa đến Nga.

Mỹ sẽ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu

Mỹ sẽ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu

VOV.VN -Lầu Năm Góc khẳng định rằng, việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO không đe dọa đến Nga.

Châu Âu 2013: Lạc lối trong cải cách?
Châu Âu 2013: Lạc lối trong cải cách?

VOV.VN -Năm 2013 tiếp tục chứng kiến Liên minh châu Âu lạc lối trong các cải cách kinh tế và bế tắc trong những vấn đề chính trị nội khối.

Châu Âu 2013: Lạc lối trong cải cách?

Châu Âu 2013: Lạc lối trong cải cách?

VOV.VN -Năm 2013 tiếp tục chứng kiến Liên minh châu Âu lạc lối trong các cải cách kinh tế và bế tắc trong những vấn đề chính trị nội khối.

Iran sẵn sàng xem xét mở lại các Đại sứ quán châu Âu
Iran sẵn sàng xem xét mở lại các Đại sứ quán châu Âu

VOV.VN - Tổng thống Iran nhấn mạnh, nước này muốn xây dựng lại quan hệ với châu Âu và Bắc Mỹ trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau.

Iran sẵn sàng xem xét mở lại các Đại sứ quán châu Âu

Iran sẵn sàng xem xét mở lại các Đại sứ quán châu Âu

VOV.VN - Tổng thống Iran nhấn mạnh, nước này muốn xây dựng lại quan hệ với châu Âu và Bắc Mỹ trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau.

Châu Âu rộn ràng đón Giáng sinh
Châu Âu rộn ràng đón Giáng sinh

VOV.VN - Đông đảo người dân ở Pháp, Nga đã đến các cửa hàng mua sắm chuẩn bị các vật dụng chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.

Châu Âu rộn ràng đón Giáng sinh

Châu Âu rộn ràng đón Giáng sinh

VOV.VN - Đông đảo người dân ở Pháp, Nga đã đến các cửa hàng mua sắm chuẩn bị các vật dụng chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.