Châu Âu luôn thấp thỏm vì kho vũ khí hạt nhân của Nga

VOV.VN - Cuộc chiến Ukraine đã làm nổi rõ nguy cơ xung đột hạt nhân trên đất châu Âu, khiến lục địa này cảm thấy bất an hơn khi nào hết. Châu Âu cần những giải pháp căn cơ để xóa bỏ vũ khí hạt nhân không chỉ ở Nga mà trên toàn thế giới.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân cận kề, răn đe hạt nhân NATO ít tác dụng

Thời gian qua, trong bối cảnh chiến sự Ukraine, Nga đã vài lần đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Mới đây trước cuộc họp thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tổng thống Nga Putin cũng nói về khả năng đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus.

Bất cứ hành động nào sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu (tại Ukraine hoặc nơi nào khác trên đất châu Âu) sẽ kéo theo những hậu quả bi kịch với tầm ảnh hưởng rộng. Chỉ một vụ nổ hạt nhân riêng lẻ cũng có thể đủ giết chết hàng trăm ngàn người và làm nhiều người hơn nữa bị thương. Phóng xạ phát tán có thể gây ô nhiễm những khu vực rộng lớn trên nhiều nước. Tình trạng nghiêm trọng này sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế và cứu hộ khẩn cấp. Nỗi hoảng loạn diện rộng sẽ tạo ra những dòng dịch chuyển con người trên quy mô lớn và tình trạng đứt gãy kinh tế trầm trọng. Còn nếu xảy ra nhiều vụ nổ thì tình hình còn tệ hại gấp nhiều lần.

Những lời đe dọa do Nga đưa ra đã hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân trên Trái Đất, làm gia tăng nguy cơ xung đột bằng vũ khí hạt nhân và thảm họa toàn cầu. Ngay cả trong trường hợp một vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng ở Ukraine, tình hình vẫn tệ hại vì nó có thể kéo theo phản ứng dây chuyển trong sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả lẫn nhau.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã từ lâu xem vũ khí hạt nhân là phương tiện trọng yếu duy trì hòa bình và ổn định. Khái niệm Chiến lược gần đây của NATO nêu: “Mục đích căn bản của năng lực hạt nhân của NATO là duy trì hòa bình, ngăn ngừa cưỡng ép và răn đe xâm lược”.

Nhưng thực tế cho thấy, trong xung đột Ukraine thời gian qua, Nga đã sử dụng hiệu quả vai trò răn đe của vũ khí hạt nhân, trong khi đó NATO không hề làm được điều này với kho vũ khí hạt nhân của họ. Các thành viên NATO đã không thể can thiệp trực tiếp vào khủng hoảng Ukraine. Hồi tháng 2/2020, Tổng thống Pháp Macron tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân của Pháp bảo đảm cho nước này quyền tự do hành động và ngăn ngừa đối thủ sử dụng hăm dọa để đạt mục đích. Nhưng hai năm sau, tuyên bố này của nhà lãnh đạo Pháp không hề có tác dụng trước Nga trong xung đột Ukraine.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã cho chúng ta thấy răn đe hạt nhân chỉ là công cụ cho việc xử lý các thách thức an ninh tạm thời.

Nga phản bác gay gắt cáo buộc "tội ác chiến tranh"

VOV.VN - Hôm 6/7, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng việc trừng phạt Nga vì cái gọi là “tội ác chiến tranh” sẽ đe dọa “sự tồn tại của loài người” thông qua việc kích thích sử dụng vũ khí hạt nhân.

Giải pháp bền vững để loại bỏ vũ khí hạt nhân, đảm bảo an ninh châu Âu

Như vậy, dường như dù NATO có cố làm gì đi chăng nữa, châu Âu vẫn không bao giờ thoát cảm giác bất an khi Nga vẫn sở hữu vũ khí hạt nhân. Khi đó, tất yếu an ninh của châu Âu phụ thuộc vào việc Nga có chấp nhận giải giáp hạt nhân hay không. Không có con đường khác thay thế.

Để làm được việc giải giáp hạt nhân đó, châu Âu có thể gắn việc dỡ bỏ trừng phạt với đàm phán về cắt giảm vũ khí hạt nhân. Còn nếu muốn loại bỏ toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Nga thì cách tiếp cận thực tế sẽ phải là đàm phán để xóa bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Chừng nào còn có quốc gia có vũ khí hạt nhân thì không quốc gia nào khác thực sự an toàn.

Khối quân sự NATO, Liên minh châu Âu (EU), và toàn thể cộng đồng quốc tế do vậy phải khẩn cấp nối lại và thổi luồng sinh khí mới vào các nỗ lực đa phương nghiêm túc nhằm loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên thế giới, không chỉ ở Nga mà còn ở tất cả các nơi khác nữa. Điều đó có nghĩa là thực hiện các cam kết (đã bị phớt lờ rất lâu) được đưa ra dưới Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), thực hiện các biện pháp để nâng ngưỡng vũ khí hạt nhân bị đem ra sử dụng.

Trước mắt, phải từ bỏ việc phản đối Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) và tích cực ủng hộ sứ mệnh của hiệp ước đó.

Tại một hội nghị tổ chức ở Vienna (Áo) vào tháng 6, các bên trong Hiệp ước TPNW này đã lên án một cách rõ ràng và dứt khoát “bất cứ và tất cả các mối đe dọa hạt nhân, dù công khai hay ngấm ngầm, bất chấp mọi hoàn cảnh”. Họ thông qua một kế hoạch 50 hành động cụ thể để theo đuổi các mục tiêu của Hiệp ước, đó là bêu xấu và phi hợp pháp hóa vũ khí hạt nhân, giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuối cùng là loại bỏ thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt này. Cho tới nay, đây là phản ứng mạnh nhất và thực tế nhất của bất cứ thể chế đa phương nào đối với mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, NPT gần như chưa làm được gì nhiều.

Các nước thành viên NATO cần và có thể gia nhập chương trình TPNW để giảm rồi tiến tới xóa bỏ vũ khí hạt nhân ở Nga và 8 quốc gia khác có vũ khí hạt nhân.

Diễn biến Ukraine vừa qua cho thấy giải trừ vũ khí hạt nhân không phải là mục tiêu đâu đó mà là đòi hỏi cấp bách hiện nay vì tương lai của thế giới nói chung và châu Âu nói riêng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Belarus nói Mỹ lên kế hoạch tấn công Nga từ lãnh thổ Ba Lan và vùng Baltic
Belarus nói Mỹ lên kế hoạch tấn công Nga từ lãnh thổ Ba Lan và vùng Baltic

VOV.VN - Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Belarus cảnh báo vào hôm 7/7 rằng Mỹ đang lên kế hoạch tấn công trực tiếp Nga và Belarus, lấy Ba Lan và vùng Baltic làm bàn đạp.

Belarus nói Mỹ lên kế hoạch tấn công Nga từ lãnh thổ Ba Lan và vùng Baltic

Belarus nói Mỹ lên kế hoạch tấn công Nga từ lãnh thổ Ba Lan và vùng Baltic

VOV.VN - Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Belarus cảnh báo vào hôm 7/7 rằng Mỹ đang lên kế hoạch tấn công trực tiếp Nga và Belarus, lấy Ba Lan và vùng Baltic làm bàn đạp.

Nga phản bác gay gắt cáo buộc "tội ác chiến tranh"
Nga phản bác gay gắt cáo buộc "tội ác chiến tranh"

VOV.VN - Hôm 6/7, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng việc trừng phạt Nga vì cái gọi là “tội ác chiến tranh” sẽ đe dọa “sự tồn tại của loài người” thông qua việc kích thích sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nga phản bác gay gắt cáo buộc "tội ác chiến tranh"

Nga phản bác gay gắt cáo buộc "tội ác chiến tranh"

VOV.VN - Hôm 6/7, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng việc trừng phạt Nga vì cái gọi là “tội ác chiến tranh” sẽ đe dọa “sự tồn tại của loài người” thông qua việc kích thích sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nga chơi nước cờ chiến lược với Ukraine khi tuyên bố rút khỏi đảo Rắn
Nga chơi nước cờ chiến lược với Ukraine khi tuyên bố rút khỏi đảo Rắn

VOV.VN - Đảo Rắn tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược về quân sự và hàng hải. Không phải ngẫu nhiên Nga chủ động đánh chiếm đảo này từ đầu cuộc chiến với Ukraine. Nhưng mới đây Nga đã chấp nhận rời bỏ đảo này, xuất phát từ những tính toán chính trị.

Nga chơi nước cờ chiến lược với Ukraine khi tuyên bố rút khỏi đảo Rắn

Nga chơi nước cờ chiến lược với Ukraine khi tuyên bố rút khỏi đảo Rắn

VOV.VN - Đảo Rắn tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược về quân sự và hàng hải. Không phải ngẫu nhiên Nga chủ động đánh chiếm đảo này từ đầu cuộc chiến với Ukraine. Nhưng mới đây Nga đã chấp nhận rời bỏ đảo này, xuất phát từ những tính toán chính trị.

Cuộc chiến Ukraine làm xói mòn trật tự đơn cực và hồi sinh thế giới đa cực
Cuộc chiến Ukraine làm xói mòn trật tự đơn cực và hồi sinh thế giới đa cực

VOV.VN - Diễn biến quân sự và chính trị bên trong và xung quanh Ukraine cho thấy các vùng ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ hậu Chiến tranh Lạnh đã bị giới hạn đáng kể. Trật tự đơn cực toàn cầu đã bị xói mòn nặng nề và đang chuyển dịch sang thế giới đa cực.

Cuộc chiến Ukraine làm xói mòn trật tự đơn cực và hồi sinh thế giới đa cực

Cuộc chiến Ukraine làm xói mòn trật tự đơn cực và hồi sinh thế giới đa cực

VOV.VN - Diễn biến quân sự và chính trị bên trong và xung quanh Ukraine cho thấy các vùng ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ hậu Chiến tranh Lạnh đã bị giới hạn đáng kể. Trật tự đơn cực toàn cầu đã bị xói mòn nặng nề và đang chuyển dịch sang thế giới đa cực.

Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine
Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine

VOV.VN - Nga đã xác định khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là gần bằng 0. Tuy nhiên, các động thái của NATO nhằm vào Nga có thể làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở châu Âu.

Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine

Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine

VOV.VN - Nga đã xác định khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là gần bằng 0. Tuy nhiên, các động thái của NATO nhằm vào Nga có thể làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở châu Âu.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân tăng cao khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kéo dài
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân tăng cao khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kéo dài

VOV.VN - Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Cuộc chiến này làm xáo trộn lục địa châu Âu và có thể gây bất ổn hơn nữa cho hệ thống quốc tế. Không những vậy, nguy cơ leo thang thành xung đột hạt nhân đang gia tăng giữa Nga và phương Tây.

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân tăng cao khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kéo dài

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân tăng cao khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kéo dài

VOV.VN - Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Cuộc chiến này làm xáo trộn lục địa châu Âu và có thể gây bất ổn hơn nữa cho hệ thống quốc tế. Không những vậy, nguy cơ leo thang thành xung đột hạt nhân đang gia tăng giữa Nga và phương Tây.

"Bãi hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc" trong báo cáo khoa học của Mỹ
"Bãi hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc" trong báo cáo khoa học của Mỹ

VOV.VN - Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ (FAS) vừa công bố một báo cáo khoa học với những chi tiết đáng lo ngại về cái mà họ gọi là bãi các hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc.

"Bãi hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc" trong báo cáo khoa học của Mỹ

"Bãi hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc" trong báo cáo khoa học của Mỹ

VOV.VN - Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ (FAS) vừa công bố một báo cáo khoa học với những chi tiết đáng lo ngại về cái mà họ gọi là bãi các hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc.