Chia rẽ trong lòng nước Mỹ vì xung đột ở Ukraine gây khó cho ông Biden

VOV.VN - Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm bất ngờ tới thủ đô Kiev vào tuần trước, ông đã tự tin khẳng định rằng "Mỹ sẽ sát cánh cùng các bạn". Nhưng câu hỏi đến giờ vẫn chưa được trả lời, đó là sự ủng hộ đó sẽ kéo dài bao lâu.

Chia rẽ trong lòng nước Mỹ

Quan điểm của chính giới Mỹ về sự ủng hộ cho Ukraine đã có những thay đổi đáng chú ý. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ của công chúng đối với việc cung cấp vũ khí cho Ukraine đã sụt giảm trong khi các thành viên đảng Cộng hòa ngày càng phản đối can thiệp vào cuộc xung đột này.

Mặc dù lưỡng đảng Mỹ vẫn tiếp tục duy trì lập trường ủng hộ Ukraine trong 1 năm qua nhưng một số người lo ngại cuộc bầu cử tổng thống sắp tới và sự mệt mỏi ngày càng gia tăng của công chúng vì xung đột sẽ khiến việc cung cấp hàng chục tỷ USD vũ khí cho Ukraine gặp trở ngại. Một số người cũng cho rằng, Tổng thống Biden sẽ không có các động thái tiến xa hơn để lôi kéo sự ủng hộ của cử tri.

Tuần này, các nghị sĩ đảng Cộng hòa với thế đa số tại Hạ viện đã gây sức ép cho các quan chức Lầu Năm Góc tại 2 phiên điều trần về ngân sách cho Ukraine, chất vấn họ về khoản tiền này đã đi đâu và khẳng định sẽ khiến họ phải chịu trách nhiệm. Bất chấp cam kết của Tổng thống Biden, theo giới chức Ukraine, Tổng thống Zelensky có thể đang cố gắng sắp xếp một cuộc điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy.

Theo một cuộc thăm dò dư luận gần đây, sự ủng hộ của người dân Mỹ cho Ukraine đã giảm từ 60% vào tháng 5/2022 xuống còn 48% hiện nay. Tỷ lệ số người Mỹ được hỏi cho rằng Washington đang hỗ trợ cho Kiev quá nhiều đã tăng từ 7% cách 1 năm lên 26% vào tháng trước.

Thậm chí, những người ủng hộ Ukraine cũng khẳng định, cam kết của họ không phải là vô hạn. Theo Fox News, trong khi 50% những người được hỏi nói rằng sự ủng hộ của Mỹ sẽ tiếp tục "lâu nhất có thể cho tới khi Ukraine giành chiến thắng" thì 46% những người tham gia khảo sát nói rằng khung thời gian nên được giới hạn.

“Điều này diễn ra với mọi sự can thiệp nước ngoài. Trong một vài tháng đầu tiên, sự ủng hộ trở nên phổ biến. Nhưng khi thời gian trôi qua, tâm lý mệt mỏi vì chiến tranh là một thực tế, đặc biệt là tại đất nước này và trong thời điểm các cử tri không nhận thấy sự liên quan giữa những gì đang xảy ra ở Ukraine với an ninh của chính họ", Andy Surabian, chiến lược giả đảng Cộng hòa cho hay.

Bên cạnh đó, mức độ chia rẽ của lưỡng đảng Mỹ về sự ủng hộ cho Ukraine cũng gia tăng. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 40% thành viên đảng Cộng hòa cho rằng Washington đang hỗ trợ quá nhiều cho Kiev trong khi tỷ lệ này ở đảng Dân chủ là 15%. Tin tốt cho Tổng thống Biden là người Mỹ đã tăng sự ủng hộ đối với chính sách của ông trong cuộc xung đột ở Ukraine với 48% những người được hỏi ủng hộ phản ứng của nhà lãnh đạo Mỹ, so với tỷ lệ 40% hồi tháng 8/2022.

Câu hỏi khó của ông Biden

Trong khi Tổng thống Biden sử dụng chuyến thăm Kiev và Warsaw để khẳng định sự đoàn kết với Ukraine thì ông dường như nói ít hơn về cuộc xung đột này khi ở Mỹ. Thay vào đó, ông Biden tập trung chủ yếu vào các ưu tiên trong nước để tránh những quan điểm chỉ trích cho rằng ông quan tâm đến người ngoài hơn là người dân Mỹ.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John F. Kirby khẳng định sự ủng hộ cho Ukraine trong Quốc hội Mỹ vẫn rất mạnh mẽ.

"Đúng là có một số lượng nhỏ các thành viên Quốc hội, đặc biệt là các hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa công khai bày tỏ mối lo ngại về sự ủng hộ cho Ukraine. Nhưng nếu trao đổi với giới lãnh đạo Hạ viện thì sẽ không nghe thấy điều đó. Lập trường này chắc chắn không có ở phía đảng Dân chủ và Thượng viện".

Trên thực tế, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kentucky, ông Mitch McConnell cùng với các thành viên đảng Cộng hòa chủ chốt trong Hạ viện như Hạ nghị sĩ bang Texas Michael McCaul - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, đều nhận định Tổng thống Biden đang nỗ lực chưa đủ trong việc hỗ trợ Ukraine. Ông McCaul đã dẫn đầu đoàn nghị sĩ Quốc hội Mỹ tới Kiev không lâu sau chuyến thăm của ông Biden, đồng thời nhấn mạnh sự ủng hộ của lưỡng đảng Mỹ cho Ukraine.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện McCarthy, người trước đó khẳng định sẽ "không cung cấp những tấm séc khống" cho Ukraine, đang đứng trước sức ép từ chính các nghị sĩ có cùng quan điểm với ông, chỉ trích sự can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Ukraine. Với thế đa số mong manh trong Hạ viện, hiện chưa rõ liệu ông McCarthy có cho phép một gói hỗ trợ nữa được thông qua hay không và đó là lý do tại sao Tổng thống Zelensky muốn trao đổi với hạ nghị sĩ này.

Trong số những người hối thúc ông McCarthy cản trở gói hỗ trợ tương lai cho Ukraine có Hạ nghị sĩ bang Georgia – bà Marjorie Taylor Greene. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tuần này, bà Greene đã lên tiếng phản đối cuộc xung đột ở Ukraine.

"Các bạn có biết ai đang điều khiển cuộc xung đột này hay không? Đó là Mỹ. Mỹ cần dừng thúc đẩy xung đột ở Ukraine".

Bên cạnh đó, cựu Tổng thống Donald Trump cũng chỉ trích chuyến thăm Kiev tuần trước của Tổng thống Biden. Trong một video gây quỹ tranh cử, ông Trump cho rằng "chúng ta đang trên bờ vực của Thế chiến III" là do ông Biden, đồng thời cam kết rằng ông sẽ "chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine trong 24h".

Tâm điểm trong cuộc tái ngộ giữa ông Biden và ông Trump

Theo chiến lược gia Andy Surabian, một cuộc "tái ngộ" giữa ông Biden và ông Trump sẽ làm sâu sắc thêm cuộc tranh luận trên toàn nước Mỹ về xung đột ở Ukraine.

"Nếu ông Trump trở thành ứng viên, tôi chắc chắn 100% rằng ông ấy sẽ công kích trực tiếp ông Biden về vấn đề Ukraine. Tôi nghĩ vấn đề này sẽ trở thành vấn đề trung tâm giữa ông ấy và ông Biden", chiến lược gia Surabian nói.

Cho đến nay, Quốc hội Mỹ đã thông qua 113 tỷ USD hỗ trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo và các khoản hỗ trợ khác cho Ukraine. Lo ngại cản trở từ Hạ viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo, Nhà Trắng và Quốc hội với đảng Dân chủ chiếm đa số đã thúc đẩy gói hỗ trợ đủ để kéo dài tới mùa hè năm nay.

Tuy nhiên, một thành viên đảng Dân chủ trong Hạ viện đã bày tỏ lo ngại rằng Nhà Trắng không nắm được đầy đủ quan điểm của người dân Mỹ về gói hỗ trợ trên. Mặc dù nhìn chung họ vẫn ủng hộ Ukraine nhưng việc thông báo liên tục các gói hỗ trợ 500 triệu USD rồi 1 tỷ USD mỗi tuần khiến cho dư luận có cảm giác rằng Washington đang cung cấp những gói hỗ trợ không có điểm dừng.

Philip D. Zelikow, học giả tại Đại học Virginia, đồng thời là cựu cố vấn của Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định, gói hỗ trợ quân sự phổ biến hơn gói hỗ trợ kinh tế bởi đa phần chúng gồm những vũ khí do các công ty quốc phòng Mỹ sản xuất. Dù vậy, theo ông, các gói hỗ trợ kinh tế cũng rất cần thiết để tái thiết Ukraine.

Sự không chắc chắn về việc liệu Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy có thông qua gói hỗ trợ tương lai cho Ukraine hay không có lẽ sẽ ảnh hưởng đến việc Tổng thống Biden sử dụng khoản ngân sách đã được huy động như thế nào, giữa bối cảnh Ukraine và các bên ủng hộ ước này yêu cầu các vũ khí đắt tiền và hiện đại hơn.

Cựu Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ bang New Jersey Tom Malinowski đánh giá, nếu các gói hỗ trợ tương lai gặp trở ngại, Tổng thống Biden sẽ phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực ông đang có và tập trung vào những gì Ukraine cần nhất, trong đó có đạn dược.

Theo Andrea Kendall-Taylor, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, sự không chắc chắn trên chính là lý do Tổng thống Biden sẽ quyết liệt hơn và hỗ trợ nhiều hơn để Ukraine giành chiến thắng sớm nhất có thể, trước khi sự ủng hộ của công chúng phai nhạt dần.

"Vấn đề là cuộc xung đột càng kéo dài, nguy cơ giảm dần sự ủng hộ của người dân Mỹ càng lớn, cho dù Tổng thống có nỗ lực thuyết phục họ như thế nào", chuyên gia Andrea Kendall-Taylor nói. Bà cũng cho rằng, nếu sự ủng hộ của Mỹ giảm dần qua thời gian, có thể cuộc xung đột sẽ kết thúc với chiến thắng thuộc về Nga./.

Chia rẽ vì Ukraine “gây khó” cho Hội nghị Ngoại trưởng G20

VOV.VN - Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Ấn Độ đưa ra chương trình nghị sự với nhiều vấn đề lớn. Trước khi hội nghị diễn ra, dư luận từng lo ngại những chia rẽ giữa các thành viên liên quan đến cuộc xung đột Ukraine sẽ là trở ngại cho việc tìm kiếm sự đồng thuận trong các vấn đề này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn cảnh cuộc quyết đấu sinh tử giữa Nga và Ukraine tại Bakhmut
Toàn cảnh cuộc quyết đấu sinh tử giữa Nga và Ukraine tại Bakhmut

VOV.VN - Giao tranh tại thành phố tiền tuyến Bakhmut đang diễn ra ác liệt từng ngày từng giờ, trong bối cảnh quân đội Nga và tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ngày càng tăng cường các cuộc tấn công, còn Ukraine kiên quyết cố thủ tại các cứ điểm ở Bakhmut.

Toàn cảnh cuộc quyết đấu sinh tử giữa Nga và Ukraine tại Bakhmut

Toàn cảnh cuộc quyết đấu sinh tử giữa Nga và Ukraine tại Bakhmut

VOV.VN - Giao tranh tại thành phố tiền tuyến Bakhmut đang diễn ra ác liệt từng ngày từng giờ, trong bối cảnh quân đội Nga và tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ngày càng tăng cường các cuộc tấn công, còn Ukraine kiên quyết cố thủ tại các cứ điểm ở Bakhmut.

Moscow cáo buộc những "kẻ phá hoại" Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga
Moscow cáo buộc những "kẻ phá hoại" Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga

VOV.VN - Quan chức Nga cho biết, cuộc tấn công của những kẻ phá hoại Ukraine đã khiến một người dân địa phương thiệt mạng và một trẻ em bị thương.

Moscow cáo buộc những "kẻ phá hoại" Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga

Moscow cáo buộc những "kẻ phá hoại" Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga

VOV.VN - Quan chức Nga cho biết, cuộc tấn công của những kẻ phá hoại Ukraine đã khiến một người dân địa phương thiệt mạng và một trẻ em bị thương.

Đức trang bị cho Ukraine “mắt thần” để theo dõi nhất cử nhất động của Nga
Đức trang bị cho Ukraine “mắt thần” để theo dõi nhất cử nhất động của Nga

VOV.VN - Một tháng sau khi đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt về chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 cho Ukraine, Đức tiếp tục cung cấp hệ thống tình báo, trinh sát tự động SurveilSPIRE để giúp Kiev theo dõi quân đội Nga.

Đức trang bị cho Ukraine “mắt thần” để theo dõi nhất cử nhất động của Nga

Đức trang bị cho Ukraine “mắt thần” để theo dõi nhất cử nhất động của Nga

VOV.VN - Một tháng sau khi đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt về chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 cho Ukraine, Đức tiếp tục cung cấp hệ thống tình báo, trinh sát tự động SurveilSPIRE để giúp Kiev theo dõi quân đội Nga.

Trung Quốc và Belarus thắt chặt quan hệ chiến lược, kêu gọi hòa bình cho Ukraine
Trung Quốc và Belarus thắt chặt quan hệ chiến lược, kêu gọi hòa bình cho Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm nay (2/3) kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày tới Trung Quốc. Ông là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới Bắc Kinh sau khi nước này công bố lập trường 12 điểm về cuộc xung đột Ukraine. 

Trung Quốc và Belarus thắt chặt quan hệ chiến lược, kêu gọi hòa bình cho Ukraine

Trung Quốc và Belarus thắt chặt quan hệ chiến lược, kêu gọi hòa bình cho Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm nay (2/3) kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày tới Trung Quốc. Ông là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới Bắc Kinh sau khi nước này công bố lập trường 12 điểm về cuộc xung đột Ukraine. 

Ukraine trước áp lực phản công để duy trì sự ủng hộ của phương Tây
Ukraine trước áp lực phản công để duy trì sự ủng hộ của phương Tây

VOV.VN - Đại tá Thủy quân Lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu Mark Cancian dự đoán Ukraine sẽ sớm tiến hành một cuộc phản công, không chỉ để đối phó với Nga mà còn nhằm cho NATO thấy cuộc xung đột này đã qua giai đoạn bế tắc.

Ukraine trước áp lực phản công để duy trì sự ủng hộ của phương Tây

Ukraine trước áp lực phản công để duy trì sự ủng hộ của phương Tây

VOV.VN - Đại tá Thủy quân Lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu Mark Cancian dự đoán Ukraine sẽ sớm tiến hành một cuộc phản công, không chỉ để đối phó với Nga mà còn nhằm cho NATO thấy cuộc xung đột này đã qua giai đoạn bế tắc.