Chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên vẫn có thể, đối thoại là cần thiết

VOV.VN - Việc Tổng thống Trump bước qua lằn ranh ở khu DMZ mới chỉ giảm nhẹ chứ chưa loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân tàn khốc giữa Mỹ và Triều Tiên.

Giờ đã tới lúc Washington dứt khoát lựa chọn đối thoại, đàm phán và ngoại giao để đảm bảo chiến tranh không bao giờ nổ ra trên bán đảo Triều Tiên một lần nữa. Chỉ khi đó mới có hy vọng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (bên trái) bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump ở ranh giới Triều Tiên-Hàn Quốc vào ngày 30/6/2019. Ảnh: KCNA.

Hãy trân trọng những gì đã đạt được

Ngài Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm được điều tưởng như không thể, đó là trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Triều Tiên. Hôm 30/6/2019, ông Trump gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại khu phi quân sự (DMZ) liên Triều, nơi họ tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh bất ngờ, kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ. Họ cũng cùng bước nhanh qua đường ranh giới 2 miền bán đảo Triều Tiên, đầu tiên là vào lãnh thổ Triều Tiên, sau đó quay ngược sang Hàn Quốc – động thái mô phỏng y hệt những gì mà Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã làm một năm trước đó cũng ở khu vực này.

Nhiều người chỉ trích Tổng thống Trump, cho rằng thế này chỉ là diễn để chụp ảnh mà thôi. Tuy nhiên, động thái có tính biểu tượng này vẫn giúp giảm căng thẳng giữa đôi bên, khi cả Washington và Bình Nhưỡng cùng hứa nối lại đàm phán.

Diễn biến này rõ ràng là rất đáng hoan nghênh vì hai quốc gia về mặt lý thuyết vẫn đang trong trạng thái xung đột trong gần 7 thập kỷ qua. Dường như vào lúc này, chính quyền ông Trump đang xác định mục tiêu chính của Mỹ là quản lý tình hình căng thẳng leo thang, bảo đảm rằng việc đối thoại giữa đôi bên không trượt ngược trở lại giai đoạn đen tối của năm 2017, khi hai bên đứng bên miệng hố chiến tranh.

Hãy nhìn vào thực tế nguy hiểm

Chính quyền ông Kim Jong-un đang sở hữu vũ khí hạt nhân – chính quyền này có đủ vật liệu phân hạch để chế tạo ra tới 65 đầu đạn hạt nhân và không có dấu hiệu sẽ sớm từ bỏ vũ khí đặc biệt này. Thêm nữa, các quả tên lửa đạn đạo liên lục (ICBM) của Bình Nhưỡng được cho là đã có khả năng phóng tới lục địa Mỹ.

Nếu như ông Trump và ông Kinm không trao đổi thư từ với nhau, nếu như giải pháp ngoại giao không được lựa chọn thì tình hình sẽ căng thẳng vô cùng. Kịch bản xấu sẽ như sau: Một cuộc chiến tranh hạt nhân với sức hủy diệt lớn, khiến hàng triệu người chết – điều này rõ ràng là kinh khủng hơn những điều khác.

Các chính quyền Mỹ tiền nhiệm đã tính đến việc sử dụng vũ lực với Triều Tiên. Và chính quyền Tổng thống Mỹ Obama từng tính đến phương án dự phòng là hủy diệt chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng rồi lại quyết định dừng tay vì hậu quả về tính mạng con người là quá lớn. Hơn nữa, nếu muốn phá hủy hết mọi trái tên lửa, bom, lò phản ứng và cơ sở nghiên cứu hạt nhân của Triều Tiên thì kiểu gì Mỹ cũng phải đưa lục quân vào và phát động cuộc chiến tranh thay đổi chế độ. Và lúc đó, phía Triều Tiên có thể tung ra không chỉ kho vũ khí hạt nhân trong tay họ mà còn cả các loại vũ khí đáng sợ khác khiến hàng triệu người phải tử vong.

Mỹ và Hàn Quốc là các nước lớn về mặt kinh tế. Kinh tế Triều Tiên thì nhỏ bé hơn nhiều. Ông Kim hiểu rõ điều này cũng như việc kho vũ khí hạt nhân của ông tuy nhỏ nhưng vẫn đủ sức răn đe Mỹ.

Như vậy Mỹ hợp tác với Triều Tiên để tránh cuộc chiến không bên nào mong muốn sẽ là vì lợi ích của cả hai bên. Cải thiện quan hệ, thể chế hóa cơ chế giảm căng thẳng, và bảo đảm đường dây liên lạc khẩn cấp luôn mở là điều có thể làm được và cần thiết. Việc tìm các cách thức chấp nhận được với cả đôi bên để quản lý các khủng hoảng trong tương lai sẽ dễ dàng hơn so với việc thuyết phục ông Kim từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình.

Thế khó của Triều Tiên

Nhìn từ quan điểm của Triều Tiên, chương trình hạt nhân Triều Tiên đã ngăn ngừa một cuộc chiến tranh chứ không phải là gây ra một cuộc chiến tranh. Bình Nhưỡng có thể không có đủ khả năng đe dọa hủy diệt toàn bộ nước Mỹ, nhưng năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của họ đã đạt tới mức khiến các quan chức của chính quyền Trump phải cân nhắc kỹ.

Ngoài ra, chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nghiên cứu lịch sử các cuộc chiến tranh của Mỹ ở IraqLibya và đi đến kết luận rằng Washington ưa thích tấn công các đối thủ không được trang bị vũ khí hạt nhân. Nhưng mặt khác, ông Kim cũng biết rằng các nhân tố “diều hâu” ưa thích tấn công “có giới hạn” và ưa thích các cuộc chiến thay đổi chế độ, như Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, vẫn đang có nhiều ảnh hưởng ở Washington và trong chính quyền Mỹ hiện nay.

Như vậy Triều Tiên đối diện với thế tiến thoái lưỡng nan về mặt an ninh: Ông Kim không chắc chắn hoàn toàn về ý đồ của Mỹ và do đó luôn phải trong trạng thái cảnh giác.

Đối với Washington, điều này có nghĩa rằng không thể cưỡng ép hoặc gây áp lực với Triều Tiên để nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân. Lịch sử đã chỉ ra rằng Mỹ càng gây sức ép với Triều Tiên thì họ cũng lại càng gia tăng áp lực ngược trở lại Mỹ và càng bám chặt lấy ngón đòn hạt nhân.

Giới hoạch định chính sách Mỹ vì vậy phải nhận thức rõ rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un luôn lo lắng về an ninh của mình và nghe ngóng xem Mỹ sẽ làm điều gì tiếp theo. Do vậy, nếu Mỹ quay trở lại với căng thẳng thì điều này sẽ rất nguy hiểm – cả hai đều mất niềm tin vào nhau và cùng theo dõi nhất cử nhất động của nhau. Và khi ấy một tai nạn, một hiểu lầm hay một động thái sai lầm nào đó hoàn toàn có thể dẫn tới leo thẳng căng thẳng và chiến tranh bùng nổ.

Điều lý tưởng là một ngày đẹp trời nào đó Triều Tiên sẽ từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân của mình. Nhưng trước tiên Mỹ phải nỗ lực xây dựng một nền tảng cho việc quản lý khủng hoảng. Theo hướng này, Washington nên thiết lập các văn phòng liên lạc, tiếp tục đóng băng các cuộc tập trận quy mô lớn hàng năm để đổi lại việc Bình Nhưỡng ngừng thử nghiệm tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân, cũng như nên thúc đẩy đàm phán tiến tới chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau
Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

VOV.VN - Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan làm dấy lên quan ngại về chiến tranh hạt nhân. Bài học Chiến tranh Lạnh cho thấy, điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

VOV.VN - Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan làm dấy lên quan ngại về chiến tranh hạt nhân. Bài học Chiến tranh Lạnh cho thấy, điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

CNC - Bí quyết giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân
CNC - Bí quyết giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Thiết bị CNC (máy điều khiển tự động) được cho là tạo nền tảng cho sự thành công của chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

CNC - Bí quyết giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân

CNC - Bí quyết giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Thiết bị CNC (máy điều khiển tự động) được cho là tạo nền tảng cho sự thành công của chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Lãnh tụ Triều Tiên Kim bất ngờ về đề nghị đến thăm của ông Trump
Lãnh tụ Triều Tiên Kim bất ngờ về đề nghị đến thăm của ông Trump

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Trump luôn có nhiều động thái bất ngờ. Và lần này, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng đã bất ngờ trước đề nghị từ phía ông Trump.

Lãnh tụ Triều Tiên Kim bất ngờ về đề nghị đến thăm của ông Trump

Lãnh tụ Triều Tiên Kim bất ngờ về đề nghị đến thăm của ông Trump

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Trump luôn có nhiều động thái bất ngờ. Và lần này, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng đã bất ngờ trước đề nghị từ phía ông Trump.

Trump-Kim-Moon cùng hội tụ ở DMZ: Điềm lành lớn cho bán đảo Triều Tiên
Trump-Kim-Moon cùng hội tụ ở DMZ: Điềm lành lớn cho bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Tình hình bán đảo Triều Tiên có bất ngờ mới với việc các nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên cùng có mặt tại khu phi quân sự (DMZ) vào 30/6.

Trump-Kim-Moon cùng hội tụ ở DMZ: Điềm lành lớn cho bán đảo Triều Tiên

Trump-Kim-Moon cùng hội tụ ở DMZ: Điềm lành lớn cho bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Tình hình bán đảo Triều Tiên có bất ngờ mới với việc các nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên cùng có mặt tại khu phi quân sự (DMZ) vào 30/6.

Giải mã nguyên nhân Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên thành công vang dội
Giải mã nguyên nhân Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên thành công vang dội

VOV.VN - Bất chấp nhiều sóng gió, Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lịch sử đã thực sự diễn ra vào ngày 12/6. Đâu là nguyên nhân cho thành công đó?

Giải mã nguyên nhân Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên thành công vang dội

Giải mã nguyên nhân Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên thành công vang dội

VOV.VN - Bất chấp nhiều sóng gió, Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lịch sử đã thực sự diễn ra vào ngày 12/6. Đâu là nguyên nhân cho thành công đó?

Triều Tiên bất ngờ tố Mỹ vẫn tiếp tục có động thái thù địch
Triều Tiên bất ngờ tố Mỹ vẫn tiếp tục có động thái thù địch

VOV.VN - Quan hệ Triều Tiên-Mỹ vừa ấm lên một chút thì lập tức bị giội gáo nước lạnh với thông cáo từ phía Triều Tiên tố Mỹ tiếp tục thù địch đối với họ.

Triều Tiên bất ngờ tố Mỹ vẫn tiếp tục có động thái thù địch

Triều Tiên bất ngờ tố Mỹ vẫn tiếp tục có động thái thù địch

VOV.VN - Quan hệ Triều Tiên-Mỹ vừa ấm lên một chút thì lập tức bị giội gáo nước lạnh với thông cáo từ phía Triều Tiên tố Mỹ tiếp tục thù địch đối với họ.