Chính quyền Tổng thống Trump sẽ ưu tiên chính sách đối ngoại từ 2019?

VOV.VN - Nội các Mỹ thường có nhiều quyền đối ngoại hơn đối nội. Với kết quả bầu cử giữa kỳ, chính quyền ông Trump nhiều khả năng sẽ tập trung vào đối ngoại.

Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2018, nhiều khả năng từ tháng 1/2019 sẽ xuất hiện “hai chính quyền” Tổng thống Trump. Với việc đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, Nhà Trắng sẽ thấy việc đạt được một chương trình nghị sự đối nội hiệu quả là khó khăn hơn bao giờ hết. Cắt giảm thuế, cải cách nhập cư, an ninh biên giới, thay đổi đối với ngành y tế - tất cả những điều này đều khó thực thi với một chính quyền bị chia rẽ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Business Insider.

Hậu quả là, sự chú ý của Tổng thống Trump tất yếu sẽ hướng sang các vấn đề đối ngoại – một lĩnh vực mà các đời tổng thống Mỹ thường thoải mái hành động hơn trong việc triển khai các chính sách do họ lựa chọn. Chính quyền ông Trump là sẽ một chính quyền “kép”: kém uy lực trong nước nhưng lại mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng và háo hức giành “chiến thắng” ở nước ngoài.

Nhiều quyền đối ngoại hơn đối nội

Hơn 50 năm trước, nhà chính trị học Aaron Wildavsky đã tạo ra thuật ngữ “hai chính quyền tổng thống”. Ông vạch ra vài lý do vì sao các tổng thống Mỹ lại thành công về chính sách đối ngoại nhiều hơn là chính sách đối nội.

Thứ nhất, vấn đề đối ngoại thường quan trọng hơn các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi xuất hiện tình huống an ninh quốc gia bị đe dọa. Ông dẫn lại lời của Tổng thống Mỹ Kennedy khẳng định rằng chính sách đối nội (nếu sai lầm) chỉ có thể đánh bại họ, còn chính sách đối ngoại (nếu sai lầm) có thể giết chết họ. Chính vì vậy, các tổng thống Mỹ có xu hướng lựa chọn các quan điểm phục vụ lợi ích quốc gia thay vì các vấn đề nhỏ hẹp giữa 2 đảng lớn nhất của nước Mỹ (Dân chủ và Cộng hòa).

Do tính hệ trọng của chính sách đối ngoại, Wildavsky cho rằng giới lập pháp Mỹ sẽ cung cấp cho tổng thống nước này nhiều không gian hơn trong các vấn đề quốc tế, cho phép họ chèo lái con thuyền đối ngoại mà không phải bận tâm nhiều tới mặt trận đối nội. Kể cả khi Quốc hội không hợp tác với tổng thống Mỹ, Hiến pháp nước này vẫn trao cho nhánh hành pháp các quyền rộng lớn để đơn phương hành động trong lĩnh vực đối ngoại và quốc phòng – đây là những quyền mà các tổng thống Mỹ thời hiện đại không ngại sử dụng.

Phe đối ngoại sẽ có tầm ảnh hưởng lớn

Về phần Tổng thống Trump, ông vẫn có thể đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trước cuộc tái tranh cử vào năm 2020 nếu như chương trình nghị sự đối nội của ông gặp phải trở ngại lớn ở Quốc hội. Một khả năng là việc đạt được hòa bình với Triều Tiên. Nếu tình hình phát triển lệch quỹ đạo, ông Trump có thể quay lại chính sách gây chú ý cho báo giới bằng việc đứng bên miệng hố chiến tranh và tăng cường thái độ thù địch với Bình Nhưỡng.

Một lựa chọn khác cho ông Trump là mở rộng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và các nước khác, hay xây dựng các lực lượng thông thường và hạt nhân.

Ngoài ra, ông Trump có thể sẽ theo đuổi một đường lối cứng rắn hơn với Iran và rút khỏi các hiệp ước và tổ chức quốc tế.

Một số hoạt động đối ngoại lớn có thể do Tổng thống Trump thực hiện đơn phương. Điều này đặc biệt đúng với chính sách quân sự và ngoại giao. Nhưng nhiều người cho rằng các tổng thống Mỹ có thể rút khỏi các hiệp ước và tổ chức quốc tế mà không cần sự phê chuẩn của Quốc hội nước này. Theo luật hiện tại, Quốc hội Mỹ đã trao các quyền khổng lồ cho nhánh hành pháp Mỹ ở những lĩnh vực như là thương mại và nhập cư.

Các cố vấn của ông Trump như John Bolton – một người hoài nghi lâu dài về luật quốc tế; Peter Navarrom - cố vấn thương mại bảo hộ của ông Trump; và Strephen Miller – kiến trúc sư trưởng cho các chính sách đối ngoại của ông Trump sẽ có ảnh hưởng hơn trước nếu chính quyền ông Trump thực sự xoay trục sang hướng tập trung hơn vào chính sách đối ngoại.

Sự chia rẽ ngày càng lớn trong Quốc hội và chính giới Mỹ

Tất nhiên, quyền lực của Tổng thống Mỹ đối với chính sách đối ngoại không phải là tự do hoàn toàn. Chẳng hạn, ông Trump sẽ cần sự phê chuẩn của Quốc hội cho bất cứ điều gì liên quan tới cam kết chi tiêu mới.

Nhưng khác với năm 1966, khi Wildavsky đưa ra luận điểm của mình, giờ đây, người ta không còn coi việc tuân theo chương trình nghị sự đối ngoại của tổng thống Mỹ là đương nhiên nữa.

Thời Chiến tranh Lạnh, hai nhánh của nhà nước (lập pháp và hành pháp) hầu hết đều có chung cách hiểu về hệ thống quốc tế. Tuy nhiên, ngày nay ngay cả các chính trị gia trong cùng một đảng cũng có khi bất đồng về cách định nghĩa, cách ưu tiên và cách phản ứng trước các mối đe dọa từ bên ngoài và trước các cơ hội mà nước Mỹ đối diện. Do vậy, Quốc hội Mỹ ngày nay thường sẵn sàng chặn chương trình nghị sự của Tổng thống Mỹ.

Như trường hợp người tiền nhiệm của Tổng thống Trump. Trong nhiệm kỳ đầu của mình, Tổng thống Obama đối mặt với sự phản đối gay gắt từ các nhà lập pháp thuộc phe Cộng hòa về cách xử lý vụ can thiệp của Libya và điều được cho là sự yếu kém của ông này trong việc đề xuất đàm phán với các đối thủ như CHDCND Triều Tiên. Trong nhiệm kỳ thứ 2, ông Obama buộc phải đạt được việc ký kết thỏa thận hạt nhân Iran và Thỏa thuận Khí hậu Paris bằng các cách thức lách qua Quốc hội. Về vấn đề thương mại, ông Obama thậm chí còn vấp phải sự phản đối kịch liệt từ bên trong đảng của ông. Tóm lại, ông không được thoải mái hành động trong lĩnh vực đối ngoại.

Chặng đường chông gai đang đợi ông Trump

Liệu Tổng thống Trump có thể chiến thắng các nghị sĩ của đảng đối lập theo một cách thức mà ông Obama chưa từng thử? Ông Trump có thể lấy cảm hứng từ Tổng thống Clinton – người đã hưởng lợi từ sự ủng hộ của phe Cộng hòa cho việc thông qua cả NAFTA và Mối quan hệ thương mại bình thường lâu dài với Trung Quốc.

Nếu có đủ số nghị sĩ Dân chủ sẵn lòng hợp tác thì ông Trump có thể sẽ lặp lại chiến lược “đạc tam giác” của Tổng thống Clinton để tìm ra con đường chính trị để đạt được một số mục tiêu đối ngoại: các dự luật thương mại bảo hộ, việc giảm các cam kết quân sự của Mỹ ở Trung Đông, hay một hiệp ước hòa bình với Triều Tiên...

Tuy nhiên tình trạng chia rẽ lưỡng đảng nặng nề ở Washington có nghĩa rằng phe Dân chủ sẽ làm mọi thứ trong thẩm quyền của mình để phá hoại các kế hoạch của ông Trump. Phe Dân chủ có thể cản trở việc tăng chi phí quân sự, tiếp tục đòn điều tra không lấy gì làm dễ chịu đối với ông Trump về quan hệ trong quá khứ giữa ông Trump và các thực thể nước ngoài. Ngoài ra, họ có thể thách thức việc Tổng thống Mỹ sử dụng vũ lực, bảo vệ sự cởi mở kinh tế, và phá hoại quá trình ngoại giao nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạ viện Mỹ sẽ điều tra Tổng thống Trump cản trở công lý
Hạ viện Mỹ sẽ điều tra Tổng thống Trump cản trở công lý

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bị Hạ viện điều tra với cáo buộc ông can thiệp vào công việc của Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp.

Hạ viện Mỹ sẽ điều tra Tổng thống Trump cản trở công lý

Hạ viện Mỹ sẽ điều tra Tổng thống Trump cản trở công lý

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bị Hạ viện điều tra với cáo buộc ông can thiệp vào công việc của Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Phe Cộng hòa mất thêm 1 ghế quan trọng ở Hạ viện
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Phe Cộng hòa mất thêm 1 ghế quan trọng ở Hạ viện

VOV.VN - Phe Dân chủ đang gia tăng sức mạnh trước phe Cộng hòa cầm quyền tại Mỹ, với chiến thắng trước Hạ nghị sĩ Cộng hòa Jeff Denham.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Phe Cộng hòa mất thêm 1 ghế quan trọng ở Hạ viện

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Phe Cộng hòa mất thêm 1 ghế quan trọng ở Hạ viện

VOV.VN - Phe Dân chủ đang gia tăng sức mạnh trước phe Cộng hòa cầm quyền tại Mỹ, với chiến thắng trước Hạ nghị sĩ Cộng hòa Jeff Denham.

Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4
Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4

VOV.VN - Chiến dịch Mỹ tấn công bằng tên lửa vào Syria diễn ra nhanh chóng và đã kết thúc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi quanh sự bí hiểm của sự kiện này.

Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4

Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4

VOV.VN - Chiến dịch Mỹ tấn công bằng tên lửa vào Syria diễn ra nhanh chóng và đã kết thúc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi quanh sự bí hiểm của sự kiện này.

Top 10 đại gia tài trợ nguồn tiền “khủng” cho bầu cử giữa kỳ Mỹ 2018
Top 10 đại gia tài trợ nguồn tiền “khủng” cho bầu cử giữa kỳ Mỹ 2018

VOV.VN - Các tỷ phú đại gia này không tiếc hàng triệu USD tài trợ cho bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ và do đó có khả năng tác động mạnh lên nền chính trị nước này.

Top 10 đại gia tài trợ nguồn tiền “khủng” cho bầu cử giữa kỳ Mỹ 2018

Top 10 đại gia tài trợ nguồn tiền “khủng” cho bầu cử giữa kỳ Mỹ 2018

VOV.VN - Các tỷ phú đại gia này không tiếc hàng triệu USD tài trợ cho bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ và do đó có khả năng tác động mạnh lên nền chính trị nước này.

Trung Quốc sẵn sàng đối đầu Mỹ vào năm 2035 ở Ấn Độ-Thái Bình Dương
Trung Quốc sẵn sàng đối đầu Mỹ vào năm 2035 ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

VOV.VN - Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể sẵn sàng đối đầu Mỹ trên bộ, trên không, trên biển và cả mặt trận thông tin.

Trung Quốc sẵn sàng đối đầu Mỹ vào năm 2035 ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Trung Quốc sẵn sàng đối đầu Mỹ vào năm 2035 ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

VOV.VN - Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể sẵn sàng đối đầu Mỹ trên bộ, trên không, trên biển và cả mặt trận thông tin.