Chính sách thực dụng mang Israel xích lại gần các nước Đông Nam Á

VOV.VN - Israel đang đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Đông Nam Á trên cơ sở thực dụng. Họ còn hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ đối tác chính trị với khu vực.

Sau khi đã thiết lập quan hệ song phương thành công với các nước như Trung Quốc, Singapore và Ấn Độ trong 2 thập kỷ qua, Israel đang nỗ lực không ngừng để mở rộng dấu ấn của mình ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là với Myanmar, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam, cũng như các nước Đông Á khác như Nhật Bản và Hàn Quốc. Những lợi ích thực tế và chiến lược của cả 2 phía đã làm cho mối quan hệ này trở nên gần gũi hơn trước đây. Mục tiêu dài hạn của Israel là chuyển các hợp tác quốc phòng (ngày càng tăng) và hợp tác kinh tế với các nước nói trên thành quan hệ đối tác chính trị.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava do Israel sản xuất. Ảnh: Military Today.

Vượt qua rào cản quá khứ

Tâm lý bài Israel ở một số nước Đông Nam Á (do sự ủng hộ vấn đề Palestine) không còn là trở ngại đối với việc thúc đẩy hợp tác với Israel. Chuyến thăm của một phái đoàn thương mại Indonesia tới Israel vào đầu tháng 7/2019 là bằng chứng về mối quan hệ thân thiện ngày càng tăng giữa Israel và khu vực. Trước tình hình căng thẳng Israel-Palestine, nói chung Đông Nam Á khá yên lặng và điều này tạo mảnh đất màu mỡ cho Israel đẩy mạnh quan hệ với các nước châu Á này.

Tiếp tục động thái ngoại giao-chính trị để củng cố quan hệ song phương với khu vực, Tổng thống Israel Reuven Rivlin đã thăm Hàn Quốc từ ngày 14-18/7 và thảo luận nhiều mặt quan hệ, bao gồm thương mại, giáo dục, y tế, và an ninh khu vực. Chuyến thăm về bản chất là kinh tế, trong đó hai bên kêu gọi sớm ký thỏa thuận thương mại tự do. Tuy nhiên Tổng thống Israel đã không bỏ lỡ cơ hội phê chuẩn việc cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa do Israel sản xuất cho phía Hàn Quốc.

Những chuyến viếng thăm cấp cao như thế, bao gồm cả chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Israel vào đầu tháng 9/2018, đã trở thành xu hướng trong thời gian gần đây. Trong tất cả các thảo luận và thỏa thuận ký kết trong các cuộc tiếp xúc đó, nhân tố quân sự trong hợp tác song phương thu hút sự chú ý đáng kể. Ngày càng có vẻ như Israel đã và đang dần trở thành một trong các nguồn cung cấp vũ khí yêu thích của châu Á.

Trong vài năm qua, chiều sâu quân sự trong mối quan hệ giữa Israel với Đông Á và Đông Nam Á đã trở nên rất nổi bật. Điều này được minh chứng bằng thực tế là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành điểm đến lớn nhất của các mặt hàng xuất khẩu quốc phòng của Israel trong 6 năm qua. Trong tổng số vũ khí xuất khẩu ra toàn cầu của Israel trong năm 2018 (trị giá 7,5 tỷ USD), có tới 46% là do các nước châu Á-Thái Bình Dương mua. Hơn nữa, báo cáo gần đây của tổ chức SIPRI không chỉ đề cập Israel với tư cách là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 trên thế giới mà còn chỉ ra rằng Azerbaijan (vùng Kavkaz), Ấn Độ (Nam Á) và một nước ở Đông Nam Á đã tạo thành bộ ba khách hàng lớn nhất mua vũ khí của Israel trong giai đoạn 2014-2018.

Mức độ gia tăng thương mại quốc phòng như thế này có ý nghĩa thiết yếu đối với Israel, vừa là cung cấp tài chính cho các chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) quốc phòng, vừa là để bảo đảm một dòng chảy ngoại tệ không ngắt quãng vào quốc gia Tây Á này.

Thị trường tiềm năng cho xuất khẩu vũ khí

Sức tiêu thụ vũ khí ở nội địa là có hạn nên Israel thường xuyên nhìn ra bên ngoài để tìm kiếm khách hàng, và Đông Nam Á đã trở thành một thị trường có tiềm năng đem lại nhiều lợi nhuận cho họ. Ngoài máy bay, các vũ khí khí tài do Israel sản xuất và được các nước trong vùng săn đón là hệ thống tên lửa và phòng thủ tên lửa, thiết bị bảo vệ biên giới, hệ thống cảnh báo sớm, dụng cụ tình báo, và các linh kiện hàng không quân sự.

Năm 2018, riêng các hệ thống tên lửa và phòng thủ tên lửa chiếm tới 24% tổng các xuất khẩu quốc phòng của Israel, phi cơ không người lái (UAV) và hệ thống radar tương ứng chiếm 15%, hệ thống tác chiến điện tử và radar chiếm 14%, hệ thống liên lạc và liên quan đến tình báo ở mức 6%.

Ở Đông Nam Á hiện nay, quá trình hiện đại quân sự, các tranh chấp lãnh thổ và tình trạng bất ổn tại một số nước, cùng sự trỗi dậy của lực lượng phiến quân Hồi giáo cực đoan (như ở Mindanao, Philippines, hồi tháng 5-10/2017), cũng như các giải pháp chống khủng bố đi kèm đã tạo thuận lợi cho vũ khí xuất khẩu của Israel xâm nhập khu vực này mạnh mẽ.

Hệ thống vũ khí ở Đông Nam Á đã trở nên cũ kỹ, khiến các nước trong khu vực tìm giải pháp thay thế bằng nâng cấp hoặc nhập mới. Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định quốc phòng nhất là ở các nước như Philippines và Myanmar chú ý đến các tiến bộ công nghệ quân sự của các công ty quốc phòng Israel trong nâng cấp và sản xuất một loạt các hệ thống vũ khí tinh vi.

Tổng thống Philippines Duterte cầm một khẩu súng trường Galil do Israel chế tạo. Ảnh: AP.

Một số quốc gia Đông Nam Á đã công khai bày tỏ việc ưa thích các hệ thống vũ khí do Israel sản xuất, đặc biệt là vì Israel không đặt điều kiện ràng buộc đối với vũ khí xuất khẩu của họ, bất chấp thể chế chính trị ở nước mua. Từ đầu thập niên 1950, Israel đã thực thi chính sách này, triển khai chương trình xuất khẩu vũ khí và trợ giúp quân sự như những công cụ thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại của họ, vì cả mục tiêu chính trị lẫn kinh tế.

Trong chuyến thăm Israel năm 2018, Tổng thống Philippines Duterte thậm chí còn ra lệnh cho quân đội nước mình chỉ mua thiết bị quốc phòng, bao gồm cả thiết bị thu thập tình báo, của Israel. Và người ta cũng cho rằng Israel còn đang tiếp tục bán vũ khí cho Myanmar. Chuyến thăm của Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, tướng Min Aung Hlaing tới Israel vào tháng 9/2015 được xem là một dấu hiệu của hợp tác quân sự giữa đôi bên. Trong chuyến thăm này, viên tướng Myanmar đã đi thăm căn cứ không quân ở Palmachi và các hãng sản xuất quốc phòng như Israel Aerospace Industries (IAI) và Elta & Elbit Systems. Gần đây, sự có mặt của phái đoàn quân sự Myanmar ở Triển lãm Quốc phòng và An ninh nội địa Israel tổ chức ở Tel Aviv vào đầu tháng 6/2019 càng củng cố nhận định về khả năng Israel tiếp tục xuất khẩu vũ khí sang Myanmar.

Quân sự và hơn thế nữa

Ngoài buôn bán vũ khí, Israel còn bước vào địa hạt hợp tác chống khủng bố. Các binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF, tức quân đội Israel) đã lần đầu tiên huấn luyện cho các đối tác Philippines, vào tháng 7/2019. Với những điểm tương đồng xét về các mối đe dọa đối với Israel và Philippines, hợp tác chống khủng bố và chia sẻ thông tin tình báo giữa 2 nước có thể sẽ phát triển mạnh nữa kể từ bây giờ.

Đối với Đông Bắc Á, vẫn còn phải chờ xem Israel và Nhật Bản sẽ thúc đẩy hợp tác quốc phòng của họ xa tới đâu dù hai bên đã khẳng định tầm quan trọng của hợp tác song phương. Điều này khác biệt với trường hợp Hàn Quốc, đất nước đã gia tăng hợp tác quân sự-an ninh với Israel, đặc biệt là từ đầu thiên niên kỷ này. Tuy nhiên chuyến thăm Israel lần đầu tiên của tướng Koji Yamazaki, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vào cuối tháng 6/2019 có thể là bước khởi đầu cho việc thiết lập quan hệ đối tác giữa quân đội 2 nước.

Chắc chắn rằng hợp tác quân sự-an ninh giữa Israel và các nước châu Á này sẽ tiến triển hơn nữa trong tương lai. Cơ sở cho sự mở rộng hợp tác này là nhu cầu ngày càng tăng về thiết bị quốc phòng do các thách thức an ninh đang nổi lên trong khu vực cũng như sự sẵn lòng của Israel trong việc đáp ứng một số yêu cầu của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á này.

Bên cạnh hợp tác kinh tế, chính phủ Israel sẽ tiếp tục khuyến khích quan hệ quốc phòng như một phương tiện đa dạng hóa nguồn thu của mình, và điều này cũng có khả năng dẫn tới việc thiết lập quan hệ chính trị với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Với những gì mà Israel đã đạt được cho tới nay, không ngoa khi nói rằng chính sách “xoay trục sang châu Á” của Thủ tướng Netanyahu đã bắt đầu mang lại ích lợi cho Israel. Dự báo Israel sẽ tiếp tục thực thi chính sách đối ngoại đối với khu vực này bằng sự khéo léo của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Israel đặc biệt coi trọng Việt Nam, đánh giá cao tính cách người Việt
Israel đặc biệt coi trọng Việt Nam, đánh giá cao tính cách người Việt

VOV.VN - Đại sứ Israel tại Việt Nam cho biết, nhiều người Israel thấy có nhiều tương đồng giữa Israel và Việt Nam. Họ coi Việt Nam như một Israel ở Đông Á.

Israel đặc biệt coi trọng Việt Nam, đánh giá cao tính cách người Việt

Israel đặc biệt coi trọng Việt Nam, đánh giá cao tính cách người Việt

VOV.VN - Đại sứ Israel tại Việt Nam cho biết, nhiều người Israel thấy có nhiều tương đồng giữa Israel và Việt Nam. Họ coi Việt Nam như một Israel ở Đông Á.

Những điều đặc biệt về quân đội Israel tinh nhuệ
Những điều đặc biệt về quân đội Israel tinh nhuệ

VOV.VN - Quy mô không lớn nhưng quân đội Israel nổi tiếng tinh nhuệ và hiệu quả. Không những vậy, họ còn có những chính sách xã hội nội bộ hướng tới công bằng.

Những điều đặc biệt về quân đội Israel tinh nhuệ

Những điều đặc biệt về quân đội Israel tinh nhuệ

VOV.VN - Quy mô không lớn nhưng quân đội Israel nổi tiếng tinh nhuệ và hiệu quả. Không những vậy, họ còn có những chính sách xã hội nội bộ hướng tới công bằng.

Sức mạnh quân sự đáng nể của Israel trên bảng xếp hạng thế giới 2019
Sức mạnh quân sự đáng nể của Israel trên bảng xếp hạng thế giới 2019

VOV.VN - Quốc gia Israel nhỏ bé về dân số và diện tích nhưng lực lượng quân sự nước này lại rất mạnh, đủ sức đánh bại nhiều đối thủ và được xếp hạng cao.

Sức mạnh quân sự đáng nể của Israel trên bảng xếp hạng thế giới 2019

Sức mạnh quân sự đáng nể của Israel trên bảng xếp hạng thế giới 2019

VOV.VN - Quốc gia Israel nhỏ bé về dân số và diện tích nhưng lực lượng quân sự nước này lại rất mạnh, đủ sức đánh bại nhiều đối thủ và được xếp hạng cao.

Chính quyền Tổng thống Trump vẫn đậm “chất Mỹ” và ưa thích can thiệp
Chính quyền Tổng thống Trump vẫn đậm “chất Mỹ” và ưa thích can thiệp

VOV.VN - Dù nhận phải nhiều lời lẽ chỉ trích về sự biệt lập, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump vẫn thể hiện đường lối cứng rắn và can thiệp quen thuộc.

Chính quyền Tổng thống Trump vẫn đậm “chất Mỹ” và ưa thích can thiệp

Chính quyền Tổng thống Trump vẫn đậm “chất Mỹ” và ưa thích can thiệp

VOV.VN - Dù nhận phải nhiều lời lẽ chỉ trích về sự biệt lập, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump vẫn thể hiện đường lối cứng rắn và can thiệp quen thuộc.

Quân đội Israel cải tiến sáng tạo xe tăng cũ kỹ để đánh bại đối phương
Quân đội Israel cải tiến sáng tạo xe tăng cũ kỹ để đánh bại đối phương

VOV.VN - Giai đoạn đầu khó khăn, vì sự sinh tồn của Israel, quân đội nước này buộc phải cải tiến và dùng nhiều loại vũ khí cũ kỹ, trong đó có xe tăng Sherman.

Quân đội Israel cải tiến sáng tạo xe tăng cũ kỹ để đánh bại đối phương

Quân đội Israel cải tiến sáng tạo xe tăng cũ kỹ để đánh bại đối phương

VOV.VN - Giai đoạn đầu khó khăn, vì sự sinh tồn của Israel, quân đội nước này buộc phải cải tiến và dùng nhiều loại vũ khí cũ kỹ, trong đó có xe tăng Sherman.

Israel công bố video thử nghiệm tên lửa Arrow-3: “Hơn cả tưởng tượng”
Israel công bố video thử nghiệm tên lửa Arrow-3: “Hơn cả tưởng tượng”

VOV.VN - Arrow-3 được cho là có thể đối phó với tên lửa đạn đạo hiệu quả hơn so với Patriot và thậm chí có khả năng đánh chặn tên lửa trên không gian.

Israel công bố video thử nghiệm tên lửa Arrow-3: “Hơn cả tưởng tượng”

Israel công bố video thử nghiệm tên lửa Arrow-3: “Hơn cả tưởng tượng”

VOV.VN - Arrow-3 được cho là có thể đối phó với tên lửa đạn đạo hiệu quả hơn so với Patriot và thậm chí có khả năng đánh chặn tên lửa trên không gian.