Chính trường Mỹ năm 2021: Cơn "đau đầu" của Biden và sự “bình thường” chưa trở lại

VOV.VN - Sự “bình thường” của chính trường Mỹ sau những năm xáo trộn dưới thời cựu Tổng thống Trump vẫn chưa trở lại khi những thách thức cũ và mới không ngừng đan xen và sự phân cực của lưỡng đảng Mỹ chưa bao giờ là vấn đề dễ giải quyết.

Bạo lực ở Tòa nhà Quốc hội. Những tranh luận căng thẳng về đóng cửa trường học và bắt buộc tiêm vacicne. Những cuộc chiến nội bộ làm tê liệt đảng Dân chủ. Một thành viên đảng Cộng hòa nổi bật trong Hạ viện bị chỉ trích và một thành viên khác bị buộc tội coi thường Quốc hội.

Những dự đoán rằng năm 2021 đem sự "bình thường" quay lại chính trường Mỹ đã không xảy ra.

Thay vào đó, gần như tất cả lực lượng từng khuấy đảo chính trường trong năm bầu cử 2020 vẫn tiếp tục các hành động của mình khi năm mới đã cận kề. Những cam kết tăng cường sự thống nhất và đoàn kết lưỡng đảng không thành hiện thực. Trên hết, câu chuyện chính trị của năm nay tập trung vào những chia rẽ đảng phái, văn hóa và tư tưởng, những vấn đề vốn không dễ tìm được giải pháp. Không có đảng nào đủ sức mạnh để thực thi ý chí của mình trong khi sự phân cực về tư tưởng ngày càng gia tăng đã khoét một lỗ hổng ngay giữa những trọng tâm chính trị mà các cam kết được đưa ra.

Năm 2021, mọi thứ diễn ra không hề dễ dàng.

Nói như vậy nhưng không có nghĩa là năm qua không có điều gì đạt được. Quốc hội Mỹ hồi tháng 3 đã thông qua một gói kích thích kinh tế và giảm nhẹ tác động của đại dịch Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhìn chung, xu hướng chủ yếu trong năm 2021 vẫn là sự thiếu đoàn kết giữa lưỡng đảng Mỹ khi đảng Cộng hòa từ chối ủng hộ các sáng kiến và đề xuất của đảng Dân chủ.

Vách ngăn lưỡng đảng Mỹ

Trong những ngày đầu năm 2021, đảng Dân chủ đã giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử ở Georgia để lấp đầy các ghế trong Thượng viện. Chiến thắng này đã trao cho đảng Dân chủ 50 ghế trong Thượng viện và cách biệt sít sao trên được quyết định bởi những lá phiếu phá vỡ thế hòa từ Phó Tổng thống Kamala Harris.

Mặc dù đảng Dân chủ đảm bảo quyền kiểm soát lưỡng viện trong Quốc hội nhưng giữa các thành viên đảng Dân chủ, đặc biệt là những người thuộc cánh hữu trong đảng đang thổi phòng những kỳ vọng có thể đạt được. Trong khi đó, những đòi hỏi từ bên cánh tả cũng tăng lên và có thể làm lung lay tỷ lệ mà sự đa số mong manh có thể thực hiện.

Cách biệt sít sao đã trao quyền phủ quyết cho một nhóm nhỏ các nghị sĩ đảng Dân chủ theo quan điểm ôn hòa, đặc biệt là Thượng nghị sĩ bang Tây Virginia Joe Manchin và Thượng nghị sĩ bang Arizona Kyrsten Sinema - những người vốn không nhất trí với quy mô và phạm vi các kế hoạch mà những đồng nghiệp có quan điểm cấp tiến hơn của họ đang thúc đẩy. Trong khi đó, đảng Cộng hòa, mặc dù chiếm thiểu số trong Quốc hội nhưng không phải chịu trách nhiệm cho cả những điều đã diễn ra lẫn những điều không đạt được.

Phía đảng Cộng hòa chỉ trích đảng Dân chủ giành quá nhiều ngân sách vào gói cứu trợ khổng lồ nhằm mở rộng các chương trình xã hội và các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, những sáng kiến mà chính quyền Tổng thống Biden gọi là gói ngân sách "Xây dựng lại tốt đẹp hơn" (Build Back Better).

Thậm chí thành quả duy nhất nhận được sự nhất trí của lưỡng đảng trong năm nay là gói ngân sách cải thiện cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD cũng trở thành “con tin” trong những cuộc tranh cãi của đảng Dân chủ khi phe cấp tiến sử dụng việc thông qua cuối cùng như một hướng đi để đạt được sự đảm bảo về các ưu tiên chi tiêu xã hội cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sự hỗn loạn trong chính trường Mỹ đã cản trở Tổng thống Biden - một nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm biết rõ làm thế nào để đạt được mục tiêu cũng như cần làm gì để tìm kiếm điểm chung với đảng Cộng hòa.

Những vấn đề đau đầu của Tổng thống Biden

Biến thể Delta và việc rút quân khỏi Afghanistan là 2 vấn đề khiến năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden trôi qua khó khăn. Sau một vài tháng chính quyền ông Biden đưa ra những cam kết đầy hứa hẹn, dịch Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Biến thể Delta lây lan mạnh vào mùa xuân và mùa hè, không chỉ làm chậm lại quá trình phục hồi kinh tế mà còn khoét sâu sự chia rẽ về tư tưởng, đảng phái và thậm chí cả địa lý về việc chính phủ nên quyết liệt như thế nào trong việc đặt ra các quy tắc trong cuộc chiến chống Covid-19. Sự xuất hiện gần đây của biến thể Omicron ngày càng làm gia tăng sự không chắc chắn này.

Cùng với sự khó đoán của đại dịch Covid-19 là sự khó đoán của chính trường Mỹ. Trong khi Thống đốc bang California vượt qua cuộc bỏ phiếu phế truất và tiếp tục giữ vị trí này đến cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 thì Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đã từ người hùng trong cuộc chiến chống Covid-19 trở thành cựu thống đốc đối mặt với bê bối quấy rối tình dục.

Ngoài ra, một vấn đề khác vào giữa năm 2021 ảnh hưởng không nhỏ đến Tổng thống Biden là việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan. Vào nửa cuối năm 2021, những cơn đau đầu trên, cùng với việc lạm phát gia tăng trở nên tồi tệ hơn do các vấn đề về chuỗi cung ứng trong đại dịch đã khiến tỷ lệ ủng hộ ông Biden suy giảm. Điều này dường như đã phần nào dẫn đến thất bại bất ngờ của đảng Dân chủ trong cuộc đua Thống đốc Virginia.

Đảng Cộng hòa cũng có những vấn đề riêng của mình từ những dư âm của cuộc bạo loạn tại Tòa nhà Quốc hội ngày 6/1 cho tới video hoạt hình gây tranh cãi của Hạ nghị sĩ bang Arizona Paul Gosar.

Trong khi đảng Dân chủ hy vọng rằng thành công của gói ngân sách khổng lồ cho chi tiêu xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ tạo ra một cú hích chính trị và có lẽ Tổng thống Biden đã vượt qua những vấn đề khó nhằn nhất trong nhiệm kỳ của mình thì đảng Cộng hòa đang đặt cược vào cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 để tìm kiếm sự thay đổi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhận diện thành viên NATO có thể giúp thay đổi cục diện trong vấn đề Nga-Ukraine
Nhận diện thành viên NATO có thể giúp thay đổi cục diện trong vấn đề Nga-Ukraine

VOV.VN - Sự vững chắc về quân sự kết hợp sự khôn khéo trong ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga có đóng góp quan trọng cho NATO khi liên minh quân sự này tìm cách ngăn chặn một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine.

Nhận diện thành viên NATO có thể giúp thay đổi cục diện trong vấn đề Nga-Ukraine

Nhận diện thành viên NATO có thể giúp thay đổi cục diện trong vấn đề Nga-Ukraine

VOV.VN - Sự vững chắc về quân sự kết hợp sự khôn khéo trong ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga có đóng góp quan trọng cho NATO khi liên minh quân sự này tìm cách ngăn chặn một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine.

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?
Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

VOV.VN - Trung Quốc đang thay đổi chính sách đầu tư vào Trung Á trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Các công ty Trung Quốc đang phải thích nghi với các đòi hỏi của chính phủ và công dân các nước sở tại muốn có thêm việc làm, hàng xuất khẩu và đào tạo kỹ năng nghề...

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

VOV.VN - Trung Quốc đang thay đổi chính sách đầu tư vào Trung Á trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Các công ty Trung Quốc đang phải thích nghi với các đòi hỏi của chính phủ và công dân các nước sở tại muốn có thêm việc làm, hàng xuất khẩu và đào tạo kỹ năng nghề...

Một năm đầy bão táp trong quan hệ Nga-Ukraine và nguy cơ bùng nổ xung đột
Một năm đầy bão táp trong quan hệ Nga-Ukraine và nguy cơ bùng nổ xung đột

VOV.VN - Năm 2021 đánh dấu một năm leo thang căng thẳng mới trong quan hệ giữa Nga với Ukraine và phương Tây khi Moscow 2 lần ồ ạt triển khai quân đến khu vực biên giới gần Ukraine, kèm theo đó là một loạt tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Putin về “lằn ranh đỏ”.

Một năm đầy bão táp trong quan hệ Nga-Ukraine và nguy cơ bùng nổ xung đột

Một năm đầy bão táp trong quan hệ Nga-Ukraine và nguy cơ bùng nổ xung đột

VOV.VN - Năm 2021 đánh dấu một năm leo thang căng thẳng mới trong quan hệ giữa Nga với Ukraine và phương Tây khi Moscow 2 lần ồ ạt triển khai quân đến khu vực biên giới gần Ukraine, kèm theo đó là một loạt tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Putin về “lằn ranh đỏ”.