Chủ tịch ASEAN cam kết thúc đẩy đàm phán COC

VOV.VN - Nước Chủ tịch ASEAN 2023 - Indonesia cho biết sẽ tăng cường các cuộc đàm phán giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, hướng tới hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), với cuộc họp đầu tiên diễn ra trong tháng 3 này.

Hiện cả hai bên đều thể hiện quyết tâm sẽ sớm hoàn tất COC dù nhận định còn nhiều thách thức.

Cam kết thúc đẩy đàm phán

Các cuộc đàm phán là một phần trong ưu tiên của Indonesia nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo đó tất cả các quốc gia thành viên ASEAN cam kết thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Phía Indonesia cho biết "các cách tiếp cận mới" sẽ được tất cả quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc khai thác để mang lại tiến triển cho COC.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Masurdi nhấn mạnh: “Tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 là chìa khóa. Các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn do đại dịch, và giờ sẽ được nối lại và tăng cường trong thời gian tới. Indonesia và ASEAN mong muốn hướng đến một COC thực chất, hiệu quả và khả thi”.

Là một quốc gia thành viên ASEAN và có những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nhấn mạnh cần hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC và áp dụng càng sớm càng tốt. Với UNCLOS và luật pháp quốc tế làm cơ sở, Biển Đông cần là điểm kết nối các cam kết và tương tác kinh tế chứ không phải là tâm điểm xung đột vũ trang hay các hoạt động địa chính trị.

Trung Quốc cũng cam kết hợp tác với các quốc gia ASEAN để thúc đẩy các cuộc đàm phán COC, hoan nghênh lập trường tích cực của Indonesia - nước chủ tịch ASEAN năm nay về đàm phán COC.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nhấn mạnh: “Trung Quốc và Indonesia sẽ hợp tác với các nước ASEAN khác để thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đẩy nhanh tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

Với tư cách chủ tịch ASEAN 2023, Indonesia được kỳ vọng có thể thúc đẩy đáng kể các cuộc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Ông Dewi Fortuna Anwar, chuyên gia cấp cao về quan hệ quốc tế tại Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia (BRIN) tại Indonesia nhận định, là một quốc gia lớn trong khu vực, Indonesia có năng lực và sự đáng tin cậy để thuyết phục Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán. Điều quan trọng là quốc gia này phải đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 phải được áp dụng nhất quán. Indonesia có kinh nghiệm trong việc thúc đẩy UNCLOS, có thể được áp dụng để đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.

Thách thức để tạo đột phá

Bất chấp những cam kết đàm phán từ các nước tham gia, giới quan sát khu vực nhận định có nhiều thách thức trong việc hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông được chờ đợi từ lâu.

Collin Koh - một chuyên gia phân tích tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định có nhiều thách thức để tạo đột phá trong tiến trình đàm phán COC do các ưu tiên chiến lược của các nước ASEAN 2023 vẫn nghiêng về giải quyết khó khăn kinh tế trong nước như áp lực lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu. Khu vực Biển Đông cũng đối mặt với động lực kép của cả cạnh tranh và hợp tác.

Cạnh tranh giữa hai siêu cường Mỹ- Trung đặt các nước ASEAN vào tình thế bấp bênh, với cảnh báo nguy cơ “xung đột mở” có thể xảy ra. Các cam kết hợp tác quân sự mở rộng của các cường quốc ngoài khu vực ở Đông Nam Á có thể tăng cường trong năm nay. Indonesia muốn mở rộng hơn nữa phạm vi Cuộc tập trận siêu lá chắn Garuda. Philippines và Mỹ thúc đẩy hợp tác quân sự, mở rộng căn cứ tiếp cận quân sự, thảo luận hoạt động tuần tra, tập trận chung với Australia, Nhật Bản trên Biển Đông… Điều quan trọng là Biển Đông vẫn đang tiếp tục chứng kiến những hành động đi ngược lại với quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven biển cũng như luật pháp quốc tế, làm xói mòn niềm tin, gia tăng căng thẳng, không tạo bầu không khí thuận lợi cho các cuộc đàm phán.

Những điều này khiến nước chủ nhà Indonesia thừa nhận, các nguy cơ về an ninh với kịch bản một bên khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang, tạo nên hiệu ứng domino vẫn là một trong những thách thức nhất trong quá trình đàm phán COC. Ông Veeramalla Anjaiah – Chuyên gia nghiên cứu Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Indonesia nhấn mạnh đến tính đoàn kết của các quốc gia ASEAN trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Ông cho rằng các nước ASEAN phải quyết tâm, đoàn kết, gạt bỏ lợi ích xung đột giữa các nước thành viên để có tiếng nói chung nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) ràng buộc về mặt pháp lý.

Ông Veeramalla Anjaiah nói: “Do không có tính ràng buộc về mặt pháp lý, Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC vẫn chưa phát huy hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển. Đó là lý do tại sao, cần có một công cụ có tính ràng buộc pháp lý, mang hiệu quả thực chất là Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), dựa trên UNCLOS năm 1982. Các nước ASEAN phải đoàn kết trong việc, thúc đẩy nhanh các cuộc đàm phán để tiến tới sớm ký kết một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC ràng buộc về mặt pháp lý".

Thách thức còn nhiều song những nỗ lực của nước chủ tịch Indonesia thúc đẩy các cuộc đàm phán COC đang nhận được sự hoan nghênh tích cực từ các bên liên quan, vì ít nhất cũng tạo nền tảng cơ bản để thúc đẩy sự ổn định an ninh trong khu vực, điều kiện then chốt để duy trì cục diện có lợi cho tất cả các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Họp báo Indonesia-Trung Quốc: ASEAN muốn đạt được COC hiệu quả, thực chất và khả thi
Họp báo Indonesia-Trung Quốc: ASEAN muốn đạt được COC hiệu quả, thực chất và khả thi

VOV.VN - Tình hình Myanmar và tăng cường các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là những vấn đề được đề cập trong cuộc họp báo chung giữa Ngoại trưởng Indonesia Retno Masurdi và người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương ở Jakarta (Indonesia). 

Họp báo Indonesia-Trung Quốc: ASEAN muốn đạt được COC hiệu quả, thực chất và khả thi

Họp báo Indonesia-Trung Quốc: ASEAN muốn đạt được COC hiệu quả, thực chất và khả thi

VOV.VN - Tình hình Myanmar và tăng cường các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là những vấn đề được đề cập trong cuộc họp báo chung giữa Ngoại trưởng Indonesia Retno Masurdi và người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương ở Jakarta (Indonesia). 

Bát nháo chợ cóc ở Hà Đông, ngang nhiên bày bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Bát nháo chợ cóc ở Hà Đông, ngang nhiên bày bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

VOV.VN - Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng, chiếm lối đi lại của người đi bộ, gây nên cảnh tượng ồn ào, mất an ninh trật tự, an toàn giao thông là tình trạng đang diễn ra hằng ngày tại phố Ngô Thì Nhậm, gần chợ Bông Đỏ (Hà Đông).

Bát nháo chợ cóc ở Hà Đông, ngang nhiên bày bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Bát nháo chợ cóc ở Hà Đông, ngang nhiên bày bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

VOV.VN - Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng, chiếm lối đi lại của người đi bộ, gây nên cảnh tượng ồn ào, mất an ninh trật tự, an toàn giao thông là tình trạng đang diễn ra hằng ngày tại phố Ngô Thì Nhậm, gần chợ Bông Đỏ (Hà Đông).

Indonesia kêu gọi khai thác “cách tiếp cận mới" để mang lại tiến triển cho COC
Indonesia kêu gọi khai thác “cách tiếp cận mới" để mang lại tiến triển cho COC

VOV.VN - Indonesia có kế hoạch tăng cường đối thoại với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác thúc đẩy các cuộc đối thoại để sớm hoàn tất hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.

Indonesia kêu gọi khai thác “cách tiếp cận mới" để mang lại tiến triển cho COC

Indonesia kêu gọi khai thác “cách tiếp cận mới" để mang lại tiến triển cho COC

VOV.VN - Indonesia có kế hoạch tăng cường đối thoại với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác thúc đẩy các cuộc đối thoại để sớm hoàn tất hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.