Chuỗi cung ứng "không Trung Quốc": Mỹ sẽ “vá” lỗ hổng nguồn cung ra sao?

VOV.VN - Sắc lệnh hành pháp Tổng thống Biden vừa ký không nhằm mục tiêu vào hàng hóa nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng nó được xem như một "miếng võ" của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/2 (theo giờ Mỹ) đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp thúc đẩy nỗ lực hợp tác với các đồng minh trong lĩnh vực chip bán dẫn và các sản phẩm đóng vai trò chiến lược của Mỹ. Động thái này được cho là giúp bảo vệ nền kinh tế khỏi tình trạng thiếu hụt các nguyên vật liệu nhập khẩu quan trọng trong tương lai, thông qua việc giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các nguồn cung nước ngoài.

Các nhà sản xuất ô tô của Mỹ đã buộc phải tạm dừng sản xuất vì thiếu chip máy tính. Các nhân viên y tế đang chiến đấu với đại dịch Covid-19 mà thiếu khẩu trang vì phải chờ đợi nguồn cung từ Trung Quốc. Trong khi đó, các hãng dược phẩm lo ngại rằng nguồn cung các loại thuốc quan trọng có thể bị cạn kiệt nếu các nước cố tích trữ các hoạt chất chính, ngăn chặn xuất khẩu.

Sự gián đoạn nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa quan trọng trên toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh đã thúc đẩy Tổng thống Biden hôm qua (24/2) thực hiện bước đi nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Ông Biden đã ban hành một sắc lệnh hành pháp yêu cầu giới chức Mỹ xem xét các chuỗi cung ứng quan trọng với mục đích thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn, dược phẩm và các công nghệ tiên tiến khác của Mỹ.

Trong phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden nhấn mạnh động thái này là một bước quan trọng nhằm tạo ra công ăn việc làm được trả lương cao và làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn khi phải đối mặt với các mối đe dọa địa chính trị, đại dịch và biến đổi khí hậu.

“Đây là việc làm để đảm bảo Mỹ có thể đáp ứng mọi thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong kỷ nguyên mới”, ông Biden nói.

Bất chấp nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng, nỗ lực này sẽ không thể giúp giải quyết ngay tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu, bao gồm cả chất bán dẫn – thành phần quan trọng trong sản xuất ô tô và các thiết bị điện tử. Việc thiếu các thành phần này đã buộc một số nhà máy ô tô lớn của Mỹ phải đóng cửa hoặc thu hẹp qui mô sản xuất và khiến chính quyền Mỹ phải kêu gọi Đài Loan (Trung Quốc) giúp đỡ nguồn cung khẩn cấp.

Đề phòng cho tương lai

Các quan chức trong chính quyền Mỹ cũng thừa nhận, sắc lệnh này sẽ không đưa ra được một giải pháp khắc phục nhanh chóng nhưng sẽ khởi động một nỗ lực để “cách ly” nền kinh tế Mỹ khỏi tình trạng thiếu hụt các linh kiện nhập khẩu quan trọng trong tương lai.

Ông Biden và khoảng gần một chục thành viên chủ chốt của cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã thảo luận về vấn đề này tại Phòng Bầu dục vào chiều 24/2. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer sau cuộc họp đã kêu gọi xây dựng và thông qua một dự luật vào mùa Xuân năm nay để “vá” các lỗ hổng của chuỗi cung ứng.

“Hiện tại, sản xuất chất bán dẫn là một điểm yếu nguy hiểm trong nền kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta. Ngành công nghiệp ô tô của chúng ta đang đối mặt với tình trạng thiếu chip đáng kể. Đây là công nghệ mà Mỹ đã tạo ra và chúng ta nên dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Điều tương tự cũng xảy ra đối với việc xậy dựng 5G – mạng viễn thông thế hệ tiếp theo. Có sự quan tâm của lưỡng đảng đối với cả hai vấn đề này”, ông Schumer nhấn mạnh.

Hạ nghị sĩ Michael McCaul, thành viên hàng đầu của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện thì cho biết, ông cảm thấy hài lòng khi Nhà Trắng đặt vấn đề này lên ưu tiên hàng đầu và Tổng thống đã lắng nghe; đồng thời lạc quan cho rằng những nỗ lực này sẽ sớm đem lại kết quả tích cực.

“Trung Quốc đang xem xét đầu tư 1.000 tỷ USD vào nền kinh tế kỹ thuật số của họ. Nếu chúng ta muốn cạnh tranh thì phải khuyến khích các công ty sản xuất những con chip tiên tiến ở Mỹ”, ông McCaul nói.

Về phía Tổng thống Mỹ, ông Biden gọi cuộc họp nêu trên là một trong những cuộc họp hiệu quả nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông cho đến nay. “Mọi người thực sự đã ở trên cùng một chiến tuyến”, ông Biden chia sẻ.

Theo sắc lệnh, chính quyền Mỹ sẽ có thời hạn 100 ngày để rà soát các chuỗi cung ứng của 4 sản phẩm then chốt: chip bán dẫn, pin công suất lớn dành cho ô tô, đất hiếm và vật tư y tế. Sắc lệnh cũng chỉ đạo thẩm tra 6 lĩnh vực, tập trung vào mảng quốc phòng, y tế công cộng, công nghệ viễn thông, giao thông, năng lượng và sản xuất thực phẩm. Sắc lệnh yêu cầu các ban ngành của Mỹ xây dựng chiến lược về chuỗi cung ứng dựa trên các nguồn cung bền vững và ít bị gián đoạn do tác động của những quốc gia “không thân thiện”.

Chủ yếu nhằm vào Trung Quốc?

Sắc lệnh hành pháp này không nhằm mục tiêu vào hàng hóa nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng nó được xem như một miếng đánh của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc. Sự thống trị của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu đã gây ra những lo ngại rằng Bắc Kinh có thể gây ra gián đoạn kinh tế lớn hơn nữa đối với Mỹ.

Khi đại dịch mới bùng phát, Trung Quốc không xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế mà ưu tiên cho các bệnh viện và địa phương ở trong nước khiến những khách hàng nước ngoài không thể tiếp cận nguồn hàng. Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc cũng là nguồn cung cấp các hoạt chất chính sản xuất các loại thuốc quan trọng, bao gồm cả thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.

Pini Althaus, Giám đốc điều hành của USA Rare Earth, cho biết Trung Quốc - quốc gia sản xuất phần lớn nguồn cung cấp đất hiếm trên thế giới, đã và đang sử dụng phần lớn nguyên liệu đất hiếm của mình để thiết lập chuỗi cung ứng trong nước, khiến xuất khẩu giảm dần trong những tháng gần đây.

Ông Althaus cảnh báo, nếu không có những khoáng chất đó, Mỹ không thể sản xuất máy tính lượng tử, triển khai mạng 5G hoặc sản xuất xe điện.

Hôm qua (24/2), lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer tuyên bố ông đã chỉ đạo giới lập pháp soạn thảo dự luật để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc lĩnh vực công nghệ và tạo ra việc làm mới cho người Mỹ.

"Tôi muốn dự luật nêu rõ kế hoạch ngắn hạn lẫn dài hạn nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng chất bán dẫn và giữ nước Mỹ ở vị trí số 1 về trí tuệ nhân tạo (AI), mạng di động thế hệ mới 5G, điện toán lượng tử, nghiên cứu y sinh, lưu trữ dữ liệu”, ông Schumer nói.

Kế hoạch đầy tham vọng của giới lập pháp cũng như sắc lệnh mà Tổng thống Biden vừa ký ngay lập tức đã nhận được sự hoan nghênh từ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.

Bob Bruggeworth, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn chia sẻ: “Làm như vậy sẽ đảm bảo nhiều con chip mà đất nước chúng ta cần được sản xuất tại Mỹ hơn, đồng thời thúc đẩy sự tiên phong bền vững của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ, củng cố sức mạnh kinh tế, tạo công ăn việc làm, bảo đảm an ninh quốc gia và cơ sở hạ tầng quan trọng”.

Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích chỉ ra rằng, trong ngắn hạn, chính quyền Biden khó có thể làm được gì nhiều để giải quyết tình trạng thiếu chip. Hầu hết các nhà máy sản xuất chip đều đang chạy gần như hết công xuất và việc mở rộng sản lượng có thể mất ít nhất từ 3-6 tháng, nếu không muốn nói là lâu hơn.

Charlie Chesbrough, nhà kinh tế học cấp cao tại Cox Automotive thì cho rằng, sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Biden có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến ngành công nghiệp ô tô trong thời gian tới, do chuỗi cung ứng thường được xác định trước nhiều năm.

Ông Chesbrough nói: “Có sắc lệnh hành pháp hay không thì vấn đề sản xuất bị đình đốn tại các nhà máy do thiếu chip máy tính, dự kiến ​​sẽ còn đeo đẳng chúng tôi đến hết năm 2021”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ và Canada cam kết tăng cường hợp tác chống ảnh hưởng của Trung Quốc
Mỹ và Canada cam kết tăng cường hợp tác chống ảnh hưởng của Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 23/2 đã nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước, đồng thời cam kết làm việc cùng nhau để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Mỹ và Canada cam kết tăng cường hợp tác chống ảnh hưởng của Trung Quốc

Mỹ và Canada cam kết tăng cường hợp tác chống ảnh hưởng của Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 23/2 đã nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước, đồng thời cam kết làm việc cùng nhau để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ yêu cầu soạn dự luật chống Trung Quốc
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ yêu cầu soạn dự luật chống Trung Quốc

VOV.VN - Thuợng nghị sỹ Chuck Schumer – lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ hôm qua (23/2) cho biết, ông đã chỉ thị cho các nhà lập pháp soạn thảo một gói các biện pháp nhằm chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ yêu cầu soạn dự luật chống Trung Quốc

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ yêu cầu soạn dự luật chống Trung Quốc

VOV.VN - Thuợng nghị sỹ Chuck Schumer – lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ hôm qua (23/2) cho biết, ông đã chỉ thị cho các nhà lập pháp soạn thảo một gói các biện pháp nhằm chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trung Quốc phản bác các chỉ trích của Tổng thống Mỹ
Trung Quốc phản bác các chỉ trích của Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Tại cuộc họp báo ngày 22/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã phản bác các chỉ trích của Tổng thống Mỹ Joe Biden về Trung Quốc tại Hội nghị an ninh Munich.

Trung Quốc phản bác các chỉ trích của Tổng thống Mỹ

Trung Quốc phản bác các chỉ trích của Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Tại cuộc họp báo ngày 22/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã phản bác các chỉ trích của Tổng thống Mỹ Joe Biden về Trung Quốc tại Hội nghị an ninh Munich.

Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra 4 kiến nghị cải thiện quan hệ Trung-Mỹ
Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra 4 kiến nghị cải thiện quan hệ Trung-Mỹ

VOV.VN - Ông Vương Nghị cho rằng, đứng trước những điểm nóng khu vực đang nổi lên và thách thức toàn cầu liên tục xuất hiện, các lĩnh vực cần sự hợp tác của Trung Quốc và Mỹ ngày càng nhiều.

Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra 4 kiến nghị cải thiện quan hệ Trung-Mỹ

Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra 4 kiến nghị cải thiện quan hệ Trung-Mỹ

VOV.VN - Ông Vương Nghị cho rằng, đứng trước những điểm nóng khu vực đang nổi lên và thách thức toàn cầu liên tục xuất hiện, các lĩnh vực cần sự hợp tác của Trung Quốc và Mỹ ngày càng nhiều.

Tổng thống Mỹ Biden sẽ tập trung vào Covid-19 và Trung Quốc tại hội nghị lãnh đạo nhóm G7
Tổng thống Mỹ Biden sẽ tập trung vào Covid-19 và Trung Quốc tại hội nghị lãnh đạo nhóm G7

VOV.VN - Hội nghị các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ được tổ chức trực tuyến ngày 19/2 (theo giờ Mỹ). Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự sự kiện này, dự kiến tập trung vào các chủ đề Covid-19 và Trung Quốc. 

Tổng thống Mỹ Biden sẽ tập trung vào Covid-19 và Trung Quốc tại hội nghị lãnh đạo nhóm G7

Tổng thống Mỹ Biden sẽ tập trung vào Covid-19 và Trung Quốc tại hội nghị lãnh đạo nhóm G7

VOV.VN - Hội nghị các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ được tổ chức trực tuyến ngày 19/2 (theo giờ Mỹ). Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự sự kiện này, dự kiến tập trung vào các chủ đề Covid-19 và Trung Quốc.