Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Đông Anh vẫn hoảng loạn, đang điều trị tại bệnh viện

VOV.VN - Gia đình nữ sinh G.T.C, nạn nhân bị bạn đánh hội đồng ở Đông Anh (Hà Nội) cho biết, sau hơn 2 tuần xảy ra vụ việc, em vẫn đang được điều trị tại bệnh viện trong trạng thái hoảng loạn, sợ đi học.

Anh Giang Công Băng (Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội) là bố của em G.T.C, học sinh lớp 8, trường THCS Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) – nạn nhân bị bạn học cùng lớp cùng nhóm học sinh bên ngoài đánh hội đồng ngay tại nhà ngày 2/4 cho biết, hiện cháu C. đang được điều trị tại Khoa tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) với tình trạng bị đa chấn thương ở vùng mặt, vùng đầu và sang chấn tâm lý.

Điều khiến gia đình anh Băng lo lắng là sau hơn 2 tuần kể từ ngày xảy ra vụ việc, cháu G.T.C vẫn chưa thoát khỏi tâm lý hoảng loạn, lo sợ.

“Đêm ngủ cháu hay mê sảng, la hét, cảm giác vẫn đang sống trong sợ hãi. Khi thức dạy thì cháu không nói năng, không muốn tiếp xúc gì với ai. Cứ nói đến việc quay trở lại trường học, lớp học là sợ”, anh Băng lo lắng.

Kể lại vụ việc xảy ra với con gái mình, anh Giang Công Băng cho biết, do có mâu thuẫn từ trước, ngày 2/4, một học sinh của lớp 8A2 đã dẫn nhiều học sinh của trường THCS Xuân Nộn, trường Cao đẳng Việt - Hàn đến nhà G.T.C và gọi C. ra nói chuyện. Hai bên xảy ra xô xát và em C. đã bị các bạn đánh hội đồng, quay clip và tung lên mạng.

“Hôm sau cháu sợ quá không dám đi học, bố mẹ lật tung chăn ra mới thấy mặt con bị sưng. Cũng ngay hôm đó chị gái của cháu đang làm ở bên Hàn Quốc gọi điện về nói trên mạng có clip em C. bị đánh hội đồng. Khi đó cả nhà mới biết và đưa cháu đi bệnh viện”, anh Băng kể lại.

Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã trực tiếp trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên theo anh Băng, giáo viên chủ nhiệm cho rằng, sự việc xảy ra ngoài giờ và ở bên ngoài nhà trường nên cần chờ đợi các em học sinh có liên quan viết bản kiểm điểm từ đó nhà trường sẽ có hướng giải quyết.

Điều khiến anh Băng băn khoăn là qua trao đổi, giáo viên chủ nhiệm đã biết ở trong lớp có một học sinh mâu thuẫn với cháu G.T.C. Vụ việc xảy ra ngày 2/4 có phần lỗi của cháu C.

Anh Giang Công Băng bức xúc, vụ việc xảy ra với con của anh khá giống với vụ việc đau lòng xảy ra với một nữ sinh trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) khi học sinh trong lớp đã tồn tại mâu thuẫn, giáo viên chủ nhiệm có biết mà không có biện pháp ngăn chặn.

“Sau nhiều ngày không giao tiếp gì, sau khi có sự động viên của bác sĩ, ngày 19/4 cháu mới viết mấy dòng ra tờ giấy nói về vụ việc xảy ra. Qua những lời cháu viết tôi càng bất ngờ khi con đã từng bị đánh nhiều lần rồi. Tôi lo lắng nhất là giờ cháu sợ đi học, sợ đến trường”, anh Giang Công Băng bức xúc kể.

Anh Giang Công Băng cũng cho rằng, khi vụ việc xảy ra giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đã chậm trễ vào cuộc xác minh và tìm hướng giải quyết. Nếu sự việc nghiêm trọng thì phải chủ động thông tin tới các cơ quan chức năng hoặc xin ý kiến giữa các bên liên quan để giải quyết hoặc tổ chức cuộc gặp mặt, trao đổi, lấy ý kiến và cùng cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn. Ở đây nhà trường quá tắc trách.

UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) cũng đã báo cáo ban đầu về vụ nữ sinh lớp 8 trường THCS Xuân Nộn bị đánh hội đồng.

Trước đó, ngày 2/4, một số học sinh trường Cao đẳng Việt - Hàn, trường THCS Xuân Nộn và một số em học sinh khác đến nhà em G.T.C. (học sinh lớp 8A2, trường THCS Xuân Nộn) gọi em C. ra ngoài nói chuyện, sau đó đánh nhau và quay clip đưa lên nhóm. Sự việc diễn ra tại khu vực ngoài nhà trường, trong ngày nghỉ.

Căn cứ tài liệu xác minh ban đầu, xác định được 4 học sinh tham gia đánh em C. gồm: Nguyễn Thanh T. (lớp 8A2 trường THCS Xuân Nộn), Tô Lưu Hà L. (trường THCS Xuân Nộn, đang nghỉ học điều trị bệnh trầm cảm), Nguyễn Bảo N. và Nguyễn Thị Thanh H. (SN 2007) cùng là học sinh trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc).

Hai học sinh quay video vụ việc gồm Đỗ Thanh P. và Đỗ Thị Y. (lớp 8A3, trường THCS Xuân Nộn). Nguyên nhân do các nữ sinh này mâu thuẫn phát sinh trong sinh hoạt, học tập.

Gia đình nạn nhân đã gửi đơn tố giác với Công an xã Xuân Nộn, đồng thời gửi đơn kiến nghị tới Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh.

Cũng theo UBND huyện Đông Anh, sau khi vụ việc xảy ra, nhà trường đã mời 5 phụ huynh của các em học sinh đến trường để làm rõ sự việc, đồng thời quyết định định chỉ học tập đối với 3 em T., P., Y. để giáo dục và ngăn chặn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công an giám định thương tích nữ sinh lớp 8 ở Hà Nội bị đánh hội đồng
Công an giám định thương tích nữ sinh lớp 8 ở Hà Nội bị đánh hội đồng

VOV.VN - Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đưa nữ sinh lớp 8 bị đánh hội đồng tới bệnh viện để giám định thương tích.

Công an giám định thương tích nữ sinh lớp 8 ở Hà Nội bị đánh hội đồng

Công an giám định thương tích nữ sinh lớp 8 ở Hà Nội bị đánh hội đồng

VOV.VN - Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đưa nữ sinh lớp 8 bị đánh hội đồng tới bệnh viện để giám định thương tích.

2 học sinh trong vụ đánh hội đồng tại Hà Nội là bạn thân
2 học sinh trong vụ đánh hội đồng tại Hà Nội là bạn thân

VOV.VN - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đông Anh cho biết, những học sinh trong vụ đánh hội đồng trước đó chơi thân với nhau, nhưng sau mâu thuẫn dẫn đến vụ việc trên.

2 học sinh trong vụ đánh hội đồng tại Hà Nội là bạn thân

2 học sinh trong vụ đánh hội đồng tại Hà Nội là bạn thân

VOV.VN - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đông Anh cho biết, những học sinh trong vụ đánh hội đồng trước đó chơi thân với nhau, nhưng sau mâu thuẫn dẫn đến vụ việc trên.

Những dấu hiệu con đang bị bắt nạt, bạo lực học đường cha mẹ cần biết
Những dấu hiệu con đang bị bắt nạt, bạo lực học đường cha mẹ cần biết

VOV.VN - Phụ huynh có thể nhận biết con đang bị bạo lực học đường như sách vở, quần áo của trẻ tự nhiên bị rách, hỏng hóc, đồ dùng học tập bị hư hại… Hay trên cơ thể trẻ có những vết bầm tím, xây xát bất thường… Bên cạnh những biểu hiện dễ thấy trên cơ thể, bố mẹ cũng cần chú ý đến tinh thần của con như đột ngột thay đổi, mấy hứng thú, không thích đến trường...

Những dấu hiệu con đang bị bắt nạt, bạo lực học đường cha mẹ cần biết

Những dấu hiệu con đang bị bắt nạt, bạo lực học đường cha mẹ cần biết

VOV.VN - Phụ huynh có thể nhận biết con đang bị bạo lực học đường như sách vở, quần áo của trẻ tự nhiên bị rách, hỏng hóc, đồ dùng học tập bị hư hại… Hay trên cơ thể trẻ có những vết bầm tím, xây xát bất thường… Bên cạnh những biểu hiện dễ thấy trên cơ thể, bố mẹ cũng cần chú ý đến tinh thần của con như đột ngột thay đổi, mấy hứng thú, không thích đến trường...

Bạo lực học đường: Có nên quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhà trường?
Bạo lực học đường: Có nên quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhà trường?

VOV.VN - Liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường nghiêm trọng khiến dư luận đặt ra câu hỏi có nên quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhà trường hay không. TS Trần Văn Đạt cho rằng, nếu quy trách nhiệm người đứng đầu, chắc chắc họ sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn song cũng cần rất thận trọng, bởi trong nhiều trường hợp người đứng đầu cũng không hề biết thông tin về vụ việc.

Bạo lực học đường: Có nên quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhà trường?

Bạo lực học đường: Có nên quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhà trường?

VOV.VN - Liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường nghiêm trọng khiến dư luận đặt ra câu hỏi có nên quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhà trường hay không. TS Trần Văn Đạt cho rằng, nếu quy trách nhiệm người đứng đầu, chắc chắc họ sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn song cũng cần rất thận trọng, bởi trong nhiều trường hợp người đứng đầu cũng không hề biết thông tin về vụ việc.

Vì sao toàn học sinh hạnh kiểm tốt, bạo lực học đường lại kinh khủng đến vậy?
Vì sao toàn học sinh hạnh kiểm tốt, bạo lực học đường lại kinh khủng đến vậy?

VOV.VN - Sau tất cả những hành xử đúng-sai của trẻ, hơn hết, người lớn cần nhìn nhận bản thân đã yêu thương con trẻ đúng cách, từ việc chạy theo thành tích trong điểm số, hạnh kiểm đến việc đã thực sự là chỗ dựa cho trẻ mỗi khi chúng hoang mang, sợ hãi?

Vì sao toàn học sinh hạnh kiểm tốt, bạo lực học đường lại kinh khủng đến vậy?

Vì sao toàn học sinh hạnh kiểm tốt, bạo lực học đường lại kinh khủng đến vậy?

VOV.VN - Sau tất cả những hành xử đúng-sai của trẻ, hơn hết, người lớn cần nhìn nhận bản thân đã yêu thương con trẻ đúng cách, từ việc chạy theo thành tích trong điểm số, hạnh kiểm đến việc đã thực sự là chỗ dựa cho trẻ mỗi khi chúng hoang mang, sợ hãi?

Nữ sinh trường chuyên ở Nghệ An tự tử nghi bị bạo lực học đường
Nữ sinh trường chuyên ở Nghệ An tự tử nghi bị bạo lực học đường

VOV.VN - Trên mạng xã hội vừa xuất hiện thông tin nữ sinh N.T.Y.N, học sinh lớp 10A15, chuyên ĐH Vinh (Nghệ An) tự tử nghi do bị bạo lực học đường.

Nữ sinh trường chuyên ở Nghệ An tự tử nghi bị bạo lực học đường

Nữ sinh trường chuyên ở Nghệ An tự tử nghi bị bạo lực học đường

VOV.VN - Trên mạng xã hội vừa xuất hiện thông tin nữ sinh N.T.Y.N, học sinh lớp 10A15, chuyên ĐH Vinh (Nghệ An) tự tử nghi do bị bạo lực học đường.