Chuyên gia Mỹ: Không được chủ quan, SARS-CoV-2 sẽ là một phần của cuộc sống

VOV.VN - Đợt bùng phát Covid-19 mới nhất tại Mỹ do biến thể Delta gây ra có thể sẽ sớm đạt đỉnh, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng không nên chủ quan và SARS-CoV-2 sẽ là một phần của cuộc sống hàng ngày trong nhiều năm tới.

Khi nào đợt bùng phát mới tại Mỹ kết thúc?

Số ca mắc Covid-19 trung bình hàng ngày trong tuần tính đến ngày 13/9 tại Mỹ là 172.000 ca, mức cao nhất trong đợt bùng phát này, ngay cả khi sự gia tăng số ca bệnh chậm lại và số ca nhiễm virus đang giảm dần ở hầu hết cả bang.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn ghi nhận hơn 1.800 người tử vong mỗi ngày và hơn 100.000 người phải nhập viện vì mắc Covid-19 nghiêm trọng. Điều này được coi là lời nhắc nhở về những thách thức mà Mỹ phải đối mặt trong nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng đầy đủ cho người dân trước những thông tin sai lệch và tình trạng phân cực chính trị.

Bhakti Hansoti, phó giáo sư y học cấp cứu tại Đại học John Hopkins nói với AFP rằng, bà thấy tình hình dịch bệnh tại Mỹ đang đi theo quỹ đạo tương tự như Ấn Độ.

Các quốc gia ở Tây Âu cũng đã chứng kiến số ca mắc bệnh giảm sau đợt bùng phát dịch do biến thể Delta gây ra.

Trong khi bà Hansoti thở phào nhẹ nhõm vì làn sóng Covid-19 vào mùa xuân đã kết thúc, bà thừa nhận vẫn còn do dự để kết luận về tình hình dịch bệnh trong khoảng thời gian này.

Khả năng xuất hiện các biến thể mới đáng lo ngại hơn cũng như thời tiết lạnh khiến người dân tham gia hoạt động trong nhà nhiều hơn có thể dẫn đến một đợt bùng phát mới, “trừ khi chúng ta rút ra được bài học từ làn sóng thứ tư”. 

Angela Rasmussen, nhà virus học tại Đại học Saskatchewan ở Canada, nói rằng, bà không chắc đợt dịch thứ tư tại Mỹ đã kết thúc.

“Nếu nhìn vào làn sóng dịch bệnh diễn ra vào mùa thu và mùa đông, có những giai đoạn số ca mắc bệnh tăng theo cấp số nhân, sau đó giảm xuống, rồi lại tăng trở lại”, bà Rasmussen nói. Để đảm bảo xu hướng số ca mắc Covid-19 giảm được duy trì, việc tăng số lượng người được tiêm chủng là điều quan trọng. Hiện 61,3% người dân Mỹ trên 12 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ, tương đương 54% tổng dân số.

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của Mỹ vẫn đứng sau các quốc gia như Bồ Đào Nha với 81% và Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với 79%.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden tuần trước đã công bố một số biện pháp mới nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, bao gồm yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine đối với các công ty có trên 100 nhân viên. Tuy nhiên, tác động của quy định mới vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Hai nước Mỹ

Bên cạnh việc tiêm chủng, các chuyên gia cho rằng Mỹ vẫn nên duy trì các biện pháp phòng dịch Covid-19.

Thomas Tsai, bác sĩ phẫu thuật và nhà nghiên cứu chính sách y tế tại Harvard, cho biết, ngoài việc theo dõi các điểm nóng Covid-19, Mỹ cũng nên xem xét các quốc gia đã áp dụng việc xét nghiệm nhanh và rộng rãi cho các trường học và doanh nghiệp.

Tại Đức, Anh, Canada, các xét nghiệm này được thực hiện miễn phí hoặc với chi phí rất nhỏ, trong khi tại Mỹ có giá khoảng 25 USD, bất chấp chính quyền ông Biden nỗ lực giảm chi phí thông qua một thỏa thuận với các nhà bán lẻ.

Theo AFP, tác động của tất cả các biện pháp phòng dịch phụ thuộc vào sự tiếp nhận của người dân. Về mặt này, nước Mỹ đã chia làm hai bức tranh: các khu vực theo phe tự do tuân thủ nhiều hơn so với khu vực theo phe bảo thủ.

Trước làn sóng Covid-19 do biến thể siêu lây nhiễm Delta gây ra, một số chuyên gia tuyên bố rằng, nhờ tỷ lệ tiêm chủng và những người có miễn dịch thông qua lây nhiễm tự nhiên, Mỹ đang tiến gần đến khả năng miễn dịch cộng đồng. 

Bà Rasmussen cho biết, những dự đoán đó đã được chứng minh là không chính xác và vẫn còn quá sớm để nói khi nào Mỹ sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng. “Tỷ lệ tiêm chủng cho người trưởng thành ở nhiều khu vực của đất nước vẫn ở mức dưới 50%”, chuyên gia Rasmussen nói.

Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu?

Mặc dù Delta đã vượt qua tất cả các biến thể trước đó và trở thành biến thể áp đảo, virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục đột biến. Bởi vậy, các nhà virus học lo ngại rằng các biến thể nguy hiểm hơn có thể sẽ xuất hiện trong tương lai.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta chưa hiểu rõ hoàn toàn về chức năng cơ bản của những chủng đột biến này”, bà Rasmussen nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hy vọng vaccine sẽ tiếp tục giảm thiểu tình trạng mắc bệnh nghiêm trọng và mong rằng trong những tháng tới vaccine sẽ được cấp phép sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. 

Các chuyên gia cũng cho rằng, một nhóm dân số nhất định như người cao tuổi và những người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể cần tiêm mũi tăng cường, cũng như phải tăng tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng để bảo vệ nhóm người này.

Mặc dù có một số trường hợp lây nhiễm đột phá, tức là những người đã được tiêm vaccine đầy đủ những vẫn mắc bệnh, mục tiêu phòng chống dịch hiện tại đã chuyển sang coi Covid-19 như một loại bệnh cúm thông thường.

Tuy nhiên, vẫn còn những điều chưa chắc chắn. Chẳng hạn, những người bị lây nhiễm đột phá vẫn có thể mắc hội chứng hậu Covid-19 kéo dài (Long Covid).

Greg Poland, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại tổ chức Mayo Clinic, dự đoán con người sẽ phải đối phó với dịch Covid-19 trong nhiều thế hệ tiếp theo. “Chúng ta vẫn đang chống lại virus cúm năm 1918”, ông Greg Poland nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai thái cực đối lập về giấy chứng nhận tiêm chủng tại Mỹ
Hai thái cực đối lập về giấy chứng nhận tiêm chủng tại Mỹ

VOV.VN - Trong khi người dân thành phố New York (Mỹ) bắt buộc phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 khi vào nhà hàng, một số tiểu bang khác lại ban hành lệnh cấm đối với yêu cầu này.

Hai thái cực đối lập về giấy chứng nhận tiêm chủng tại Mỹ

Hai thái cực đối lập về giấy chứng nhận tiêm chủng tại Mỹ

VOV.VN - Trong khi người dân thành phố New York (Mỹ) bắt buộc phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 khi vào nhà hàng, một số tiểu bang khác lại ban hành lệnh cấm đối với yêu cầu này.

Dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ: Mùa hè hy vọng kết thúc trong u ám
Dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ: Mùa hè hy vọng kết thúc trong u ám

VOV.VN - Người dân Mỹ chào đón mùa hè năm 2021 với hy vọng đây sẽ cột mốc quan trọng khi nước Mỹ “độc lập” khỏi virus SARS-CoV-2. Nhưng hy vọng ấy dần tan biến khi Covid-19 vẫn “thống trị” nước Mỹ, số người chết vì dịch bệnh ở Mỹ đang dần quay trở lại tương đương với mức hồi tháng 3.

Dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ: Mùa hè hy vọng kết thúc trong u ám

Dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ: Mùa hè hy vọng kết thúc trong u ám

VOV.VN - Người dân Mỹ chào đón mùa hè năm 2021 với hy vọng đây sẽ cột mốc quan trọng khi nước Mỹ “độc lập” khỏi virus SARS-CoV-2. Nhưng hy vọng ấy dần tan biến khi Covid-19 vẫn “thống trị” nước Mỹ, số người chết vì dịch bệnh ở Mỹ đang dần quay trở lại tương đương với mức hồi tháng 3.

Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của Campuchia cao hơn cả Mỹ
Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của Campuchia cao hơn cả Mỹ

VOV.VN - Chiến dịch tiêm vaccine của Campuchia không chỉ vượt qua nhiều nước khu vực mà còn vượt cả nhiều nước giàu nhất trên thế giới, trong đó có Mỹ. Điều gì đứng sau thành công của quốc gia Đông Nam Á này?

Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của Campuchia cao hơn cả Mỹ

Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của Campuchia cao hơn cả Mỹ

VOV.VN - Chiến dịch tiêm vaccine của Campuchia không chỉ vượt qua nhiều nước khu vực mà còn vượt cả nhiều nước giàu nhất trên thế giới, trong đó có Mỹ. Điều gì đứng sau thành công của quốc gia Đông Nam Á này?