Chuyển giao quyền lực ở Afghanistan xa vời khi Taliban quyết giành chiến thắng quân sự

VOV.VN - Có nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng Hồi giáo Taliban đang muốn tranh thủ đà thắng lợi hiện nay để đánh "nốc ao" chính phủ Afghanistan về mặt quân sự, bất chấp việc Taliban từng cam kết sẽ đàm phán về chuyển giao quyền lực.

Tình hình khẩn cấp, Mỹ tăng quân để giải cứu công dân

Cuộc chiến đẫm máu tại Afghanistan có thể đã tiến rất gần giai đoạn quyết định của nó, khi Taliban chạy đua với thời gian để bao vây Kabul còn Mỹ đưa 3.000 quân vào Afghanistan để bảo vệ việc di tản công dân Mỹ khỏi thủ đô quốc gia Trung/Nam Á này.

Phát ngôn viên John Kirby của Lầu Năm Góc nói với các phóng viên vào hôm 12/8 rằng đừng "đợi đến khi quá muộn" khi ông này giải thích về quyết định đột ngột đưa thêm quân Mỹ vào Afghanistan để bảo vệ việc rút lui của các công dân Mỹ có thể đang bị kẹt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh tàn khốc tại Afghanistan. "Chúng tôi đang làm đúng việc đúng thời điểm để bảo vệ người dân của chúng ta".

Tổng thống Mỹ Biden hy vọng về một cuộc rút lui có trật tự khỏi Afghanistan. Nhưng tình trạng hỗn loạn ở Kabul đã khiến ông nhớ về những cuộc tháo chạy của người Mỹ trong thế kỷ 20 mà ông đang muốn tránh lặp lại kịch bản đó.

Tổng thống Biden đã nhận định sai lầm?

Lực lượng Hồi giáo Taliban đang cố gắng xốc tới không ngừng để giành thắng lợi quân sự toàn cục, phớt lờ những cam kết của chính họ về đàm phán chuyển giao quyền lực. Thực tế này khiến người ta nghi ngại về các lời hứa của Taliban rằng họ sẽ ngăn nhóm khủng bố quốc tế al-Qaeda quay trở lại tái thiết các thiên đường trú tránh của chúng ở Afghanistan.

Những người thân cận với ông Biden cho hay Tổng thống "kiên quyết" trong quyết định rút quân Mỹ bất chấp tình hình đang xấu đi nhanh chóng. Kể từ năm 2009, ông Biden đã cảm nhận rất mạnh mẽ rằng Mỹ chỉ có thể nên duy trì một sứ mệnh hạn chế ở Afghanistan. Và trên cương vị tổng thống, ông Biden đã nhanh chóng cho rút quân Mỹ bất chấp những lời cản ngăn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và tướng Mark A. Milley - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.

Tốc độ tiến quân của Taliban đã thể hiện rõ xung lực trên chiến trường, trong đó chiến thắng này tiếp sức cho chiến thắng kia của họ. Thế thắng như chẻ tre của Taliban cũng cho thấy tác động tâm lý rất rộng khắp từ việc ông Biden quyết định rút tất cả quân Mỹ mà không có kế hoạch cụ thể chắc chắn nào để ổn định tình hình Afghanistan sau đó. 

Điều bất ngờ lớn nhất với Tổng thống Biden và các quan chức cấp cao khác là việc quân đội Afghanistan đã không thể hiện được phong độ tốt hơn trên chiến trường kể từ khi ông Biden tuyên bố sẽ rút quân khỏi đây.

Một số người cho rằng ngay từ khi lên làm tổng thống, ông Bidnen lẽ ra nên duy trì chỉ khoảng 2.500 quân đồn trú ở Afghanistan. Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Mỹ phản bác lại rằng việc duy trì hiện trạng chỉ với một lực lượng nhỏ là điều bất khả thi, vì Taliban sẽ nối lại các cuộc tấn công vào quân đội Mỹ, khiến Mỹ phải cân nhắc đổ thêm quân vào địa bàn này và có thể lại bắt đầu một chu trình chiến tranh bất tận.

Chiến tranh chớp nhoáng của Taliban đã gây bất ngờ cho các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ. Kể từ khi Tổng thống Biden công bố việc rút quân vào tháng 4, các phiến quân Hồi giáo này đã tràn ra khắp đất nước. Bản đồ của Afghanistan do tạp chí Long War biên soạn cho thấy sự kiểm soát của Talban lan ra như vết mực loang rộng. Chỉ một khu vực nhỏ ở trung tâm là do chính phủ Afghanistam kiểm soát.

Trình độ tác chiến và mưu lược quân sự của Taliban

Quân đội Taliban chỉ có 80.000 tay súng. Trong khi đó, trên giấy tờ, quân đội chính phủ Afghanistan đông gấp 4 lần như thế. Nhưng quân đội Afghanistan thiếu tổ chức, kỷ luật, và ý chí chiến đấu với quân thù.

Taliban leo thang chiến dịch quân sự cách đây một tuần, ra tay nhanh chóng để chiếm các thủ phủ của các tỉnh vừa thất thủ hàng loạt như hiệu ứng domino. Taliban tiến hành chiến dịch này với độ tinh vi bất ngờ. Họ sớm đưa quân lên phía bắc do biết đây là thành trì của Liên minh miền Bắc dưới thời Ahmad Shah Massoud từng tiến hành lật đổ chế độ Taliban vào năm 2001. Taliban cũng triển khai các lực lượng "đặc nhiệm" của họ (mà họ gọi là các "đơn vị đỏ") để đột phá hệ thống phòng ngự của quân chính phủ. Khi đánh chiếm được thủ phủ các tỉnh như Kunduz, Taliban phóng thích các tù nhân bị giam tại đó và bổ sung những người này vào lực lượng của mình.

Taliban còn chủ động chặn các ngả chính để rút khỏi đất nước Nam Á này. Các quan chức Mỹ cho biết Taliban đã kiểm soát hơn một nửa trong tổng số 14 cửa khẩu của Afghanistan trong các ngày gần đây. Cảm giác bị giăng bẫy làm gia tăng nỗi hoảng loạn trong dân chúng Afghanistan. Chính quyền Tổng thống Biden đã cam kết sẽ trợ giúp các công dân Afghanistan từng làm việc cho Mỹ được rời khỏi đất nước này. Nhưng trong lúc hỗn loạn như hiện nay, các lời hứa đó rất khó hiện thực hóa.

Taliban cũng đã gần như bao vây xong mọi ngả đường dẫn tới thủ đô, có lẽ họ đang tạm trì hoãn trận đánh cuối cùng.

Hy vọng mong manh của Mỹ

Những gì sắp xảy ra phía trước sẽ là một trận chiến tàn khốc để giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul. Chính quyền ông Biden ý thức rõ điều này nên đang cố gắng di tản thật nhiều người Mỹ có thể. 

Giới chức Mỹ hy vọng Taliban sẽ chùn bước trước lời cảnh báo trong tuần này từ các nước láng giềng là Pakistan, Nga, Trung Quốc, và Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ sẽ không công nhận một chính quyền Taliban nếu phiến quân giành được quyền lực thông qua vũ lực. Tuy nhiên áp lực ngoại giao này đến muộn và hạn chế. Nhiều nước lớn đã bày tỏ sự hân hoan nhất định trước cảnh ngộ của Mỹ hiện nay ở Afghanistan dù bản thân họ cũng sẽ có những khó khăn riêng trong tương lai khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan.

Dẫu vậy, tổ chức Hồi giáo cực đoan Taliban cũng không quá dễ dàng trong việc nuốt trọn toàn bộ Afghanstan xét từ nhiều khía cạnh. Afghanistan đã trở nên đô thị hóa hơn và hiện đại hơn kể từ khi Mỹ đưa quân vào đây vào năm 2001. Quân số Taliban như đã nói ở trên chỉ có 80.000 trong khi dân số Afghanistan là 39 triệu người. Và trong hai thập kỷ qua, hàng triệu phụ nữ Afghanistan đã được đi học phổ thông và học đại học, nhận thức của họ giờ đã khác trước nhiều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Taliban tiếp tục chiếm được Lashkar Gah - thủ phủ tỉnh Helmand của Afghanistan
Taliban tiếp tục chiếm được Lashkar Gah - thủ phủ tỉnh Helmand của Afghanistan

VOV.VN - Hãng tin AFP hôm nay (13/8) dẫn nguồn tin cho biết, lực lượng Taliban đã tiếp tục chiếm được thủ phủ tỉnh Helmand của Afghanistan là thành phố Lashkar Gah.

Taliban tiếp tục chiếm được Lashkar Gah - thủ phủ tỉnh Helmand của Afghanistan

Taliban tiếp tục chiếm được Lashkar Gah - thủ phủ tỉnh Helmand của Afghanistan

VOV.VN - Hãng tin AFP hôm nay (13/8) dẫn nguồn tin cho biết, lực lượng Taliban đã tiếp tục chiếm được thủ phủ tỉnh Helmand của Afghanistan là thành phố Lashkar Gah.

Không khí căng thẳng bên trong Đại sứ quán Mỹ ở Afghanistan khi Taliban thắng lớn
Không khí căng thẳng bên trong Đại sứ quán Mỹ ở Afghanistan khi Taliban thắng lớn

VOV.VN - Các nhà ngoại giao Mỹ hiện đang cố gắng xác định xem bao lâu nữa họ sẽ phải sơ tán toàn bộ Đại sứ quán nước họ ở Kabul (Afghanistan) nếu như Taliban tiếp tục  xu hướng hủy diệt hơn là hòa hoãn. Theo 5 quan chức Mỹ, tâm trạng bên trong cơ sở này đang ngày càng căng thẳng và lo lắng. 

Không khí căng thẳng bên trong Đại sứ quán Mỹ ở Afghanistan khi Taliban thắng lớn

Không khí căng thẳng bên trong Đại sứ quán Mỹ ở Afghanistan khi Taliban thắng lớn

VOV.VN - Các nhà ngoại giao Mỹ hiện đang cố gắng xác định xem bao lâu nữa họ sẽ phải sơ tán toàn bộ Đại sứ quán nước họ ở Kabul (Afghanistan) nếu như Taliban tiếp tục  xu hướng hủy diệt hơn là hòa hoãn. Theo 5 quan chức Mỹ, tâm trạng bên trong cơ sở này đang ngày càng căng thẳng và lo lắng. 

Taliban chiếm được các thủ phủ quan trọng, “phủ bóng đen” lên tương lai Afghanistan
Taliban chiếm được các thủ phủ quan trọng, “phủ bóng đen” lên tương lai Afghanistan

VOV.VN - Đất nước Afghanistan đang đối mặt với một tương lai đen tối với sự trở lại nắm quyền của Taliban sau khi lực lượng này liên tục chiếm được các thủ phủ quan trọng.

Taliban chiếm được các thủ phủ quan trọng, “phủ bóng đen” lên tương lai Afghanistan

Taliban chiếm được các thủ phủ quan trọng, “phủ bóng đen” lên tương lai Afghanistan

VOV.VN - Đất nước Afghanistan đang đối mặt với một tương lai đen tối với sự trở lại nắm quyền của Taliban sau khi lực lượng này liên tục chiếm được các thủ phủ quan trọng.

Mỹ yêu cầu Taliban không đánh Đại sứ quán Mỹ trong trận chiến sắp tới ở thủ đô Afghanistan
Mỹ yêu cầu Taliban không đánh Đại sứ quán Mỹ trong trận chiến sắp tới ở thủ đô Afghanistan

VOV.VN - Các nhà đàm phán Mỹ đang cố gắng có được sự bảo đảm từ Taliban rằng họ sẽ không đánh vào Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kabul của Afghanistan nếu lực lượng Hồi giáo cực đoan này chiếm được chính quyền toàn quốc và vẫn muốn nhận được viện trợ nước ngoài.

Mỹ yêu cầu Taliban không đánh Đại sứ quán Mỹ trong trận chiến sắp tới ở thủ đô Afghanistan

Mỹ yêu cầu Taliban không đánh Đại sứ quán Mỹ trong trận chiến sắp tới ở thủ đô Afghanistan

VOV.VN - Các nhà đàm phán Mỹ đang cố gắng có được sự bảo đảm từ Taliban rằng họ sẽ không đánh vào Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kabul của Afghanistan nếu lực lượng Hồi giáo cực đoan này chiếm được chính quyền toàn quốc và vẫn muốn nhận được viện trợ nước ngoài.

Số phận của các "lính đánh thuê" làm việc cho Mỹ trên chiến trường Afghanistan
Số phận của các "lính đánh thuê" làm việc cho Mỹ trên chiến trường Afghanistan

VOV.VN - Khi quân Mỹ rút khỏi Afghanistan, thì các "lính đánh thuê" này - còn được gọi là các nhân viên an ninh/quân sự hợp đồng xuất thân từ các nước nghèo, cũng rời khỏi đây để lang bạt ra các nơi khác trên thế giới. Họ có nhiều thiệt thòi so với lính Mỹ hoặc nhân viên dịch vụ an ninh của Mỹ.

Số phận của các "lính đánh thuê" làm việc cho Mỹ trên chiến trường Afghanistan

Số phận của các "lính đánh thuê" làm việc cho Mỹ trên chiến trường Afghanistan

VOV.VN - Khi quân Mỹ rút khỏi Afghanistan, thì các "lính đánh thuê" này - còn được gọi là các nhân viên an ninh/quân sự hợp đồng xuất thân từ các nước nghèo, cũng rời khỏi đây để lang bạt ra các nơi khác trên thế giới. Họ có nhiều thiệt thòi so với lính Mỹ hoặc nhân viên dịch vụ an ninh của Mỹ.

Các phiên dịch viên Afghanistan làm việc cho Mỹ lo sợ bị Taliban trả thù và chặt đầu
Các phiên dịch viên Afghanistan làm việc cho Mỹ lo sợ bị Taliban trả thù và chặt đầu

VOV.VN - Khi Mỹ rút dần hết quân khỏi Afghanistan, nhiều phiên dịch viên địa phương làm việc cho quân Mỹ đã không có may mắn sang được Mỹ. Giờ đây, họ đang đối mặt với nguy cơ bị lực lượng phiến quân Hồi giáo Taliban trả thù một cách đẫm máu, có thể cả bằng hình thức chặt đầu.

Các phiên dịch viên Afghanistan làm việc cho Mỹ lo sợ bị Taliban trả thù và chặt đầu

Các phiên dịch viên Afghanistan làm việc cho Mỹ lo sợ bị Taliban trả thù và chặt đầu

VOV.VN - Khi Mỹ rút dần hết quân khỏi Afghanistan, nhiều phiên dịch viên địa phương làm việc cho quân Mỹ đã không có may mắn sang được Mỹ. Giờ đây, họ đang đối mặt với nguy cơ bị lực lượng phiến quân Hồi giáo Taliban trả thù một cách đẫm máu, có thể cả bằng hình thức chặt đầu.

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?
Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?

VOV.VN - Ngoài Taliban, một số nhóm thánh chiến vẫn hoạt động trên đất Afghanistan, trong đó ETIM bị Trung Quốc coi là nguy hiểm nhất. Trung Quốc đang đẩy mạnh bắt tay với nhóm Hồi giáo Taliban, trên tinh thần chính trị thực dụng.

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Taliban để kiềm chế nhóm thánh chiến ETIM ở Afghanistan?

VOV.VN - Ngoài Taliban, một số nhóm thánh chiến vẫn hoạt động trên đất Afghanistan, trong đó ETIM bị Trung Quốc coi là nguy hiểm nhất. Trung Quốc đang đẩy mạnh bắt tay với nhóm Hồi giáo Taliban, trên tinh thần chính trị thực dụng.

Thái độ của Nga đối với nhóm phiến quân Hồi giáo Taliban và vấn đề Afghanistan
Thái độ của Nga đối với nhóm phiến quân Hồi giáo Taliban và vấn đề Afghanistan

VOV.VN - Quan điểm của Nga là nhóm Hồi giáo Taliban không được phép phá hỏng kế hoạch của Nga giữ cho vùng Trung Á nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.

Thái độ của Nga đối với nhóm phiến quân Hồi giáo Taliban và vấn đề Afghanistan

Thái độ của Nga đối với nhóm phiến quân Hồi giáo Taliban và vấn đề Afghanistan

VOV.VN - Quan điểm của Nga là nhóm Hồi giáo Taliban không được phép phá hỏng kế hoạch của Nga giữ cho vùng Trung Á nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.