Covid-19 đặt ra nhiều thách thức về an ninh sinh học cho loài người

VOV.VN - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm có ý nghĩa lớn trong phòng dịch nhưng nó cũng đòi hỏi các quy trình nghiêm ngặt để bảo đảm an ninh sinh học.

Hiện chưa có bằng chứng khoa học về việc virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) được tạo ra bằng kỹ thuật sinh học. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là loài người không phải chịu chút trách nhiệm nào về đại dịch này.

nhan_vien_y_te_my_mua_covid_19_reu_kujn.jpg

Nhân viên y tế Mỹ thời Covid-19. Ảnh: Reuters.

Các hoạt động của con người như phá hoại môi trường sống tự nhiên, thúc đẩy việc lai các loài vật hay thí nghiệm các mầm bệnh đều tạo ra nguy cơ cho chính loài người.

Trước đại dịch Covid-19, Mỹ (hiện nay, vào đầu tháng 5, đang là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới – ND) cần phải có cách tiếp cận mới đối với an toàn sinh học và an ninh sinh học, xử lý hàng loạt các mối đe dọa sinh học mà nhân loại và môi trường toàn cầu sẽ đối diện trong tương lai.

Biến thể nhỏ cũng tạo ra khác biệt lớn

Các vụ bùng phát dịch bệnh là nỗi sợ hãi đối với các chuyên gia trong nhiều thập kỷ. Tình trạng xâm lấn môi trường sống tự nhiên của các loài vật dẫn tới việc bệnh tật từ các loài động vật lây nhiễm tràn lan sang con người. Các ví dụ gần đây về bệnh lây từ động vật sang người gồm bệnh sốt Rift Valley, hội chứng SARS, H1N1 2009, bệnh sốt vàng, cúm gia cầm H5N1, cúm chim H7N9, Ebola, virus Tây Nile, virus Zika, và hội chứng MERS-CoV.

Trên thực tế, 30 mầm bệnh mới ở con người đã được phát hiện trong 3 thập kỷ qua, trong đó tới 75% là bắt nguồn từ động vật. Trường hợp mới nhất là virus SARS-CoV-2.

Virus và các bệnh liên quan không nhất thiết là mới nhưng dường như mức độ lây lan nhanh sang con người đang xảy ra với tần suất ngày càng tăng. Sự nguy hiểm của các virus này nằm ở chỗ chúng là kẻ thù mới đối với hệ thống miễn dịch của con người. Với sự hỗ trợ của các chuỗi cung ứng toàn cầu, các virus trước kia chỉ khu trú trong các ổ dịch tách biệt thì nay có thể vươn ra toàn cầu, tạo ra các đại dịch.

Sự khác biệt về độ nghiêm trọng của dịch bệnh nhiều khi là do các biến thể nhỏ ở bộ gene của virus. Hãy xét bộ ba SARS, MERS và SARS-CoV-2.

SARS bắt nguồn từ Trung Quốc vào năm 2002 và lan truyền tới khoảng 24 nước, lây nhiễm cho hơn 8.000 người, cướp đi sinh mạng của 774 người. MERS bắt nguồn từ Saudi Arabia và lan ra 27 nước, nhiễm vào 2.500 người và giết chết hơn 850 người. Còn SARS-CoV-2 cho tới nay đã lây tới hơn 4 triệu người và giết chết gần 300.000 người.

Các thay đổi đối với bộ gene có thể là do một sự thay đổi kháng nguyên, trong đó 2 virus có thể kết hợp lại để hình thành một tiểu loại virus hoặc trôi dạt kháng nguyên do biến chủng bắt nguồn từ các lỗi xảy ra trong quá trình nhân bản virus.

Như vậy sự khác biệt của 3 loài virus nói trên có thể là do những thay đổi xảy ra trong lúc virus truyền qua các vật chủ trung gian như là cầy hương đối với SARS và lạc đà đối với MERS. Hiện tại chưa rõ liệu SARS-CoV-2 có liên quan đến tê tê như là một loài trung gian truyền bệnh hay là lây trực tiếp sang con người.

Cách tiếp cận chặt chẽ hơn đối với an ninh sinh học

Thí nghiệm trong phòng lap có ý nghĩa thiết yếu giúp con người hiểu được các mầm bệnh này. Trong lịch sử loài người, vô số sinh mệnh đã được cứu nhờ vào nghiên cứu bên trong phòng thí nghiệm. Khoa học này là tuyệt đối cần thiết trong bảo vệ không chỉ con người mà còn nhiều sinh vật khác, cả động vật và thực vật, cũng như để hiểu biết và bảo vệ các hệ thống sinh thái mong manh.

Nhưng các nghiên cứu như vậy phải được thực hiện trên cơ sở ghi nhận và thực hiện kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ gắn với các tác nhân có thể làm lây lan dịch bệnh.

Ở Mỹ và hầu hết các quốc gia khác, các biện pháp an toàn sinh học và an ninh sinh học thường được áp dụng để theo dõi và kiểm soát công việc trong các phòng thí nghiệm.

An toàn sinh học bảo đảm rằng các nhân viên phòng thí nghiệm được bảo vệ trước các mầm bệnh, nó quy định các quy trình và thiết bị cách ly cần thiết.

An ninh sinh học thì bảo đảm các mầm bệnh không bị phát tán vào môi trường và bảo đảm ngăn ngừa kẻ xấu dùng các mầm bệnh đó cho mục đích phi chính đáng.

Bộ Nông nghiệp Mỹ nêu rõ, an ninh sinh học là nhằm giữ cho các “virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và các vi sinh vật khác không lây nhiễm sang chim chóc, nhà cửa, đất đai, và con người”.

Trong các năm qua có những nơi vấn đề bảo vệ sinh học bị xao nhãng và thực tế này cần được thay đổi. Vụ Covid-19 cho thấy các sự cố tương tự có thể tái diễn trong tương lai.

Thuật ngữ an toàn sinh học và an ninh sinh học thường chỉ gắn với hoạt động thí nghiệm nhưng nước Mỹ có thể xem xét cách tiếp cận rộng lớn hơn, đó là hệ thống sinh thái sinh học toàn cầu. Hiện đã có những hướng dẫn về quy trình làm việc với các mầm bệnh trong các phòng thí nghiệm y sinh và vi sinh học. Cần phát triển các hướng dẫn bổ sung giúp ngăn ngừa, ứng phó và giảm thiểu tác động từ các hoạt động của con người xâm hại môi trường sống tự nhiên hay làm các loài tiếp xúc nhau tới mức truyền bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao dịch Covid-19 nguy hiểm hơn hẳn SARS?
Vì sao dịch Covid-19 nguy hiểm hơn hẳn SARS?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 (do SARS-CoV-2 gây ra) cho tới nay đã chứng tỏ sự nguy hiểm tàn khốc của mình. Vẫn còn nhiều điều khó lường về dịch bệnh này.

Vì sao dịch Covid-19 nguy hiểm hơn hẳn SARS?

Vì sao dịch Covid-19 nguy hiểm hơn hẳn SARS?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 (do SARS-CoV-2 gây ra) cho tới nay đã chứng tỏ sự nguy hiểm tàn khốc của mình. Vẫn còn nhiều điều khó lường về dịch bệnh này.

Cập nhật Covid-19: Mỹ đứng đầu, Anh thứ 2 về ca tử vong trên toàn cầu
Cập nhật Covid-19: Mỹ đứng đầu, Anh thứ 2 về ca tử vong trên toàn cầu

VOV.VN - Thế giới đã có hơn 4,1 triệu người mắc Covid-19. Mỹ và Anh đang soán vị trí số 1 và số 2 thế giới về số ca tử vong do đại dịch này.

Cập nhật Covid-19: Mỹ đứng đầu, Anh thứ 2 về ca tử vong trên toàn cầu

Cập nhật Covid-19: Mỹ đứng đầu, Anh thứ 2 về ca tử vong trên toàn cầu

VOV.VN - Thế giới đã có hơn 4,1 triệu người mắc Covid-19. Mỹ và Anh đang soán vị trí số 1 và số 2 thế giới về số ca tử vong do đại dịch này.

Sau Covid-19, nạn thất nghiệp đe doạ gây bất ổn xã hội Trung Quốc?
Sau Covid-19, nạn thất nghiệp đe doạ gây bất ổn xã hội Trung Quốc?

VOV.VN - Dịch Covid-19 đã giáng đòn mạnh vào kinh tế Trung Quốc, gây ra mức thất nghiệp kỷ lục từ đó đe dọa gây ra bất ổn chính trị và xã hội ở đây.

Sau Covid-19, nạn thất nghiệp đe doạ gây bất ổn xã hội Trung Quốc?

Sau Covid-19, nạn thất nghiệp đe doạ gây bất ổn xã hội Trung Quốc?

VOV.VN - Dịch Covid-19 đã giáng đòn mạnh vào kinh tế Trung Quốc, gây ra mức thất nghiệp kỷ lục từ đó đe dọa gây ra bất ổn chính trị và xã hội ở đây.

Những nơi có nguy cơ trở thành “điểm nóng” mới của dịch Covid-19
Những nơi có nguy cơ trở thành “điểm nóng” mới của dịch Covid-19

VOV.VN - Các trại tị nạn, khu ổ chuột, đất nước bị chiến tranh tàn phá, khu vực thiếu điều kiện y tế… đều là những nơi “dễ tổn thương” trước đại dịch Covid-19.

Những nơi có nguy cơ trở thành “điểm nóng” mới của dịch Covid-19

Những nơi có nguy cơ trở thành “điểm nóng” mới của dịch Covid-19

VOV.VN - Các trại tị nạn, khu ổ chuột, đất nước bị chiến tranh tàn phá, khu vực thiếu điều kiện y tế… đều là những nơi “dễ tổn thương” trước đại dịch Covid-19.