Cuộc đua tiêm mũi vaccine tăng cường làm gia tăng bất bình đẳng ở Đông Nam Á

VOV.VN - Đối với các quốc gia Đông Nam Á đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19, việc tiêm mũi bổ sung đồng nghĩa với việc sẽ có ít vaccine dự trữ dành cho nhân viên y tế hoặc những người dễ bị tổn thương.

Tại một số điểm nóng ở Đông Nam Á, nhiều công dân đang tìm cách để được tiêm mũi vaccine tăng cường, ngay cả khi hầu hết mọi người trong cộng đồng vẫn chưa được tiêm phòng. Điều này làm suy yếu chiến lược tiêm chủng của các quốc gia đang nỗ lực chống chọi với biến thể Delta có độc lực cao.

Xu hướng tìm kiếm mũi thứ 3 ngày càng gia tăng ở các nước như Indonesia, Thái Lan và Philippines đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong thời điểm Đông Nam Á phải vật lộn với tình trạng khan hiếm vaccine.

Tại Indonesia, trong khi Bộ Y tế nước này quy định mũi thứ 3 chỉ dành cho nhân viên y tế, thì nhiều nhân vật trong giới chính trị, trong đó có cả thống đốc của một khu vực nổi tiếng tiết lộ rằng họ đã được tiêm mũi bổ sung. Cuộc trò chuyện của họ vô tình được phát sóng trong một buổi truyền hình trực tiếp trên kênh chính thức của Ban Thư ký Phủ Tổng thống. Song, video này đã bị xóa.

Thái Lan đang điều tra vụ một giám đốc và một bác sỹ tại hai bệnh viện bị cáo buộc tiêm vaccine Pfizer cho các thành viên trong gia đình và phụ tá của họ, trong khi vaccine này được chỉ định dành cho phụ nữ mang thai và nhân viên y tế.

Trong một cuộc họp báo, một đại diện của thành phố San Juan ở Philippines cho biết ông đã được tiêm 4 mũi vaccine. Con trai ông sau đó nói rằng điều này được thực hiện theo yêu cầu của bác sỹ vì ông bị suy giảm miễn dịch.

Việc tiêm mũi vaccine tăng cường đã gây ra nhiều tranh luận trên toàn cầu dù mũi tiêm này được chứng minh là giúp gia tăng khả năng bảo vệ trước biến thể Delta đang lây lan mạnh mẽ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã yêu cầu các quốc gia phát triển dừng tiêm mũi thứ 3 cho đến khi các nước nghèo hơn có sẵn nguồn cung vaccine.

Trước đó vào tháng 8/2021, chính quyền Tổng thống Biden cho biết, Mỹ đang xem xét việc tiêm mũi tăng cường cho người dân, cách mũi thứ 2 khoảng 5 tháng. Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci cho biết, 3 mũi vaccine có thể trở thành phác đồ tiêu chuẩn cho hầu hết người dân nước này.

Làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng

Đối với các quốc gia Đông Nam Á đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19, việc tiêm mũi bổ sung đồng nghĩa với việc sẽ có ít vaccine dự trữ dành cho các nhân viên y tế hoặc những người dễ bị tổn thương.

Philippines, Malaysia và Thái Lan đang ghi nhận số ca mắc mới theo ngày tăng mức cao gần kỷ lục, trong khi Indonesia chứng kiến số ca tử vong thuộc hàng cao nhất thế giới.

Voo Teck Chuan, phó giáo sư tại Trung tâm Đạo đức Y sinh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, việc để mọi người phải xếp hàng dài để chờ vaccine là phi đạo đức và cũng khiến toàn bộ dân số có nguy cơ lây nhiễm cao hơn về lâu dài.

“Bạn chưa chắc khiến bản thân được an toàn hơn nhờ tiêm mũi tăng cường. Nhưng nếu bạn để virus tiếp tục lây lan và đột biến trong cộng đồng, thì bạn sẽ thấy các biến thể xuất hiện ngày càng nhiều và sẽ có thêm nhiều ca bệnh hơn. Cuối cùng, bạn sẽ không thể biết được bạn cần phải tiêm bao nhiều liều vaccine nữa mới đủ để bảo vệ bản thân”.

Tại Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore – quốc gia đã đạt mục tiêu tiêm chủng cho 80% dân số, nhiều nước đang tụt hậu so với mục tiêu đề ra. Cả Philippines và Indonesia đều ở mức 13%, Thái Lan là 11%. Philippines vẫn chưa phê chuẩn tiêm mũi bổ sung, còn Thái Lan và Indonesia đã bật đèn xanh cho một số nhóm ưu tiên.

Việc chính quyền một số nơi vội vàng triển khai các mũi tiêm tăng cường đã tạo ra những lỗ hổng để một số đối tượng có thể lợi dụng. Ở Indonesia, các trường hợp tiêm "chui" mũi 3 đã được phát hiện trong chính cơ quan đăng ký của chính phủ sau khi một số cáo buộc được đưa ra, nhóm LaporCOVID-19 chuyên giám sát dữ liệu về dịch Covid-19 tại Indonesia cho biết.

Còn tại Philippines, do không có cơ sở dữ liệu thống nhất, nên một người có thể đăng ký tiêm chủng ở một thành phố với tư cách là cư dân và đăng ký ở thành phố khác với tư cách là nhân viên công vụ.

Do tình trạng khan hiếm vaccine, nhiều người dân ở Đông Nam Á đã phải đi lại xa xôi hoặc cát cứ tại các trung tâm y tế chỉ để được tiêm mũi đầu tiên hoặc chờ tiêm mũi thứ 2. Trong bối cảnh chính phủ nhiều nước bắt đầu nới lỏng một số hạn chế với những người đã được tiêm phòng, việc nhiều người có mặt tại một địa điểm để chờ đợi có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Leonila Dans, nhà dịch tễ học lâm sàng tại Đại học Philippines cho biết, các mũi tiêm “chui” sẽ làm suy yếu khả năng giám sát của chính phủ vì nhà chức trách sẽ rất khó nắm chính xác bao nhiêu người đã được tiêm và bao nhiều người vẫn chưa tiêm. Điều này sẽ cản trở khả năng theo dõi sự lây lan của dịch bệnh.

“Việc làm mọi cách để có được mũi tăng cường không chỉ gây hại đến một hoặc hai người mà sẽ khiến toàn bộ cộng đồng gặp rủi ro”, ông Leonila Dans, nhà dịch tễ học tại Đại học Philippines lưu ý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan trộn lẫn vaccine Sinovac và AstraZeneca tiêm cho 1,5 triệu người
Thái Lan trộn lẫn vaccine Sinovac và AstraZeneca tiêm cho 1,5 triệu người

VOV.VN - Thái Lan đã tiến hành trộn lẫn vaccine ngừa Covid-19 của Sinovac và AstraZeneca tiêm cho 1,5 triệu người và kết quả cho thấy khả năng miễn dịch tốt và an toàn.

Thái Lan trộn lẫn vaccine Sinovac và AstraZeneca tiêm cho 1,5 triệu người

Thái Lan trộn lẫn vaccine Sinovac và AstraZeneca tiêm cho 1,5 triệu người

VOV.VN - Thái Lan đã tiến hành trộn lẫn vaccine ngừa Covid-19 của Sinovac và AstraZeneca tiêm cho 1,5 triệu người và kết quả cho thấy khả năng miễn dịch tốt và an toàn.

Người dân Bình Dương xếp hàng tiêm vaccine Vero Cell
Người dân Bình Dương xếp hàng tiêm vaccine Vero Cell

VOV.VN - Ngày 2/9, các địa phương trong tỉnh Bình Dương triển khai tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) cho người dân. Tại các điểm tiêm, rất đông người dân ngồi chờ đến lượt tiêm vaccine. 

Người dân Bình Dương xếp hàng tiêm vaccine Vero Cell

Người dân Bình Dương xếp hàng tiêm vaccine Vero Cell

VOV.VN - Ngày 2/9, các địa phương trong tỉnh Bình Dương triển khai tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) cho người dân. Tại các điểm tiêm, rất đông người dân ngồi chờ đến lượt tiêm vaccine. 

90% người dùng thuốc ức chế miễn dịch vẫn tạo ra kháng thể sau khi tiêm vaccine COVID-19
90% người dùng thuốc ức chế miễn dịch vẫn tạo ra kháng thể sau khi tiêm vaccine COVID-19

VOV.VN - Một nghiên cứu mới cho thấy những người mắc bệnh viêm mãn tính, đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, vẫn phát triển kháng thể sau khi tiêm vaccine COVID-19.

90% người dùng thuốc ức chế miễn dịch vẫn tạo ra kháng thể sau khi tiêm vaccine COVID-19

90% người dùng thuốc ức chế miễn dịch vẫn tạo ra kháng thể sau khi tiêm vaccine COVID-19

VOV.VN - Một nghiên cứu mới cho thấy những người mắc bệnh viêm mãn tính, đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, vẫn phát triển kháng thể sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Lào tiếp tục gia hạn phong tỏa chống Covid-19, WHO cảnh báo biến thể kháng vaccine
Lào tiếp tục gia hạn phong tỏa chống Covid-19, WHO cảnh báo biến thể kháng vaccine

VOV.VN - Lo ngại trước nguy cơ bùng phát dịch diện rộng, chính phủ Lào quyết định tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa thêm 15 ngày kể từ ngày 1/9. Đây là lần thứ 9 nước này gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay.

Lào tiếp tục gia hạn phong tỏa chống Covid-19, WHO cảnh báo biến thể kháng vaccine

Lào tiếp tục gia hạn phong tỏa chống Covid-19, WHO cảnh báo biến thể kháng vaccine

VOV.VN - Lo ngại trước nguy cơ bùng phát dịch diện rộng, chính phủ Lào quyết định tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa thêm 15 ngày kể từ ngày 1/9. Đây là lần thứ 9 nước này gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay.