Đà tiến của Nga khiến Phương Tây chùn bước trong nỗ lực viện trợ Ukraine?

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo phương Tây đã tung ra nhiều biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với Nga song không thể chặn đứng được chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.

Ukraine trước nỗi lo mất khu vực Donbass

Các lực lượng Ukraine mặc dù gặt hái được một số thành công trên chiến trường khi cuộc chiến với Nga bước sang tuần thứ 16, nhưng giới lãnh đạo nước này vẫn lo ngại họ có nguy cơ bị đánh bại và để mất khu vực Donbass – nơi Nga đang tập trung hỏa lực trong thời gian gần đây.

Chính phủ các nước phương Tây cam kết cung cấp một số lượng lớn pháo, xe bọc thép, vũ khí chống tăng và vũ khí phòng không, song nền tảng chính trị hỗ trợ cho việc chuyển giao này có thể bị xói mòn khi cuộc chiến rơi vào tình trạng bế tắc kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế và kìm hãm tăng trưởng toàn cầu.

Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov, cho biết các lực lượng Ukraine đã thành công khi đẩy lùi cuộc tiến công của Nga tại chiến tuyến Zaporizhia trong hai tuần đầu tiên của tháng 6. Hội đồng thành phố Kherson thông báo các lực lượng Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công vào ngày 11/ 6 để giành lại các khu định cư Kyselivka, Soldatske và Oleksandrivka, nằm cách cảng Kherson do Nga kiểm soát khoảng 40 km. Tại khu vực Donetsk, chỉ huy Lực lượng Liên hợp của Ukraine cho biết họ đã giành lại 3 khu định cư từ Nga. Nhưng những thắng lợi này được cho là khá ít ỏi trước đà tiến của Nga tại Donbass.

Ông Vadym Skibitsky, Phó cục trưởng phụ trách Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, Ukraine đang có nguy cơ thua trận do hỏa lực áp đảo của Nga: “Theo đánh giá của chúng tôi, Nga vẫn có khả năng tiến hành một cuộc chiến lâu dài tại Ukraine, trong khi vũ khí do NATO cung cấp không đủ giúp chúng tôi làm giảm tốc độ tấn công của các lực lượng Nga”.

Dù Mỹ và đồng minh đã đáp ứng 90% nhu cầu pháo binh của Ukraine, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói rằng, Kiev vẫn cần “hàng trăm vũ khí hạng nặng với tốc độ nhanh, hàng trăm phương tiện bọc thép hạng nặng, máy bay chiến đấu, hệ thống tên lửa và hệ thống phòng không.

Các nhà lãnh đạo phương Tây đã tung ra nhiều biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với Nga song không thể chặn đứng được chiến dịch quân sự của Moscow. Phó Cục trưởng Cục tình báo quân sự Ukraine Vadym Skibitsky cho biết, dự đoán Nga có thể đã lên kế hoạch chiến đấu trong 120 ngày tới và họ nhiều khả năng sẽ tiếp tục cuộc chiến với tốc độ hiện tại trong vòng ít nhất một năm nữa.

Yếu tố kinh tế góp phần làm nên thành công của Nga

Tiến sĩ Ioannis Th. Mazis, Trưởng Khoa Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Á hiện đại thuộc Đại học quốc gia Athens nhận định, ngoài những yếu tố trên thực địa, yếu tố kinh tế cũng góp phần rất lớn vào thành công của Nga.

Nền kinh tế thế giới đang quay cuồng với những cú sốc về nguồn cung năng lượng và lương thực do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Lạm phát tại Mỹ tăng cao chưa từng có trong 4 thập kỷ trong khi giá khí đốt trung bình tại nước này tăng tới 5 USD/gallon. Lương thực tế của người lao động đã giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2021.

GDP của Mỹ sụt giảm 1,9% trong quý đầu tiên. Doanh số bán lẻ trong tháng 5 tại quốc gia này cũng giảm 14,4% so với tháng 4. Kinh tế Mỹ đang trên bờ vực suy thoái và điều này có thể gây ra thảm họa cho Đảng dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2022.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 15/6 để giải quyết thách thức kinh tế của các thành viên và hứa hẹn đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn sự phân mảnh của Liên minh châu Âu.

Giữa lúc Mỹ và châu Âu đối mặt với nhiều khó khăn, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch Phần Lan (CREA) cho biết, Nga đã kiếm được 93 tỉ euro (98 tỉ USD) từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày đầu của cuộc chiến ở Ukraine, với phần lớn được chuyển đến Liên minh châu Âu (EU). Giá năng lượng tăng cao đã khiến doanh thu ngân sách của Nga ngày càng gia tăng, trong khi rút cạn túi tiền của các nhà nhập khẩu. Theo ước tính của Bloomberg Economics, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Nga dự tính đạt 285 tỷ USD trong năm nay.

Phương Tây đang chùn bước?

Một số nhà phân tích cho rằng, khi các cử tri ở châu Âu và Mỹ đối mặt với chi phí năng lượng tăng cao và lạm phát cao hơn do tác động của các lệnh trừng phạt, họ có thể không còn quan tâm quá nhiều vào một cuộc chiến chưa thấy hồi kết như cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Nỗi lo sợ chiến tranh kéo dài và hậu quả mà nó gây ra đang được thể hiện rõ rệt tại Pháp – nơi ông Macron đang phải đối mặt với một cuộc bầu cử cam go vào ngày 19/6 để giành quyền kiểm soát Quốc hội. Trong khi Tổng thống Nga Putin không phải đối mặt với cuộc bầu cử như vậy, hoặc phải lo lắng về tỷ lệ ủng hộ trong nước.

Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã đưa ra những tuyên bố cẩn trọng hơn, có phần trái ngược với lập trường cứng rắn của Mỹ. Tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã kêu gọi các bên sớm đạt thỏa thuận ngừng bắn, còn Tổng thống Pháp Macron cho rằng điều quan trọng là không nên làm “bẽ mặt Nga”.

Cái giá của cuộc chiến có thể quá khả năng chịu đựng của người dân châu Âu, do đó việc đáp ứng các nhu cầu về vũ khí của Ukraine sẽ bị hạn chế. Hiện đang có một số thông tin cho rằng những thiết bị quân sự lớn của Đức, từ pháo tự hành Howitzer cỡ lớn đến các hệ thống tên lửa phóng loạt và lá chắn phòng không có thể không được chuyển giao cho Ukraine cho đến mùa Thu năm nay. Nhiều quốc gia khác cũng phản ứng khá chậm chạp trước đòi hỏi tăng cường viện trợ vũ khí của Ukraine.

Trong trường hợp châu Âu rút lui, Mỹ sẽ trở thành nguồn cung cấp vũ khí duy nhất của Ukraine. Một số nhà phân tích cho rằng, đến thời điểm nào đó, Mỹ cũng sẽ đánh mất dần sự kiên nhẫn trong bối cảnh chi phí kinh tế tiếp tục tăng cùng với giá xăng dầu.  

Nga không phải là quốc gia duy nhất bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt. Tác động của các lệnh trừng phạt đang được cảm nhận trên khắp châu Âu và Mỹ. Trước áp lực về kinh tế, cuộc chiến ở Ukraine đang dần “biến mất khỏi màn hình radar”, đặc biệt là ở Mỹ. Lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Ukraine không còn nằm trong số 5 chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất tại quốc gia này.

 Người dân Mỹ hiện giờ cho rằng lạm phát cao là vấn đề đáng quan tâm nhất. Dự kiến đây sẽ là một trong những chủ đề tranh luận chính trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào cuối năm nay. Tổng thống Biden cam kết sẽ “tiếp tục thực hiện mọi biện pháp” để giải quyết tình trạng lạm phát và tăng giá nhiên liệu, nhưng các chuyên gia cho rằng, có rất ít biện pháp mà ông Biden có thể thực hiện khi mọi việc đã quá trễ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Câu chuyện sau chuyến tàu đêm đưa lãnh đạo 3 nước dẫn đầu châu Âu tới Ukraine
Câu chuyện sau chuyến tàu đêm đưa lãnh đạo 3 nước dẫn đầu châu Âu tới Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Đức cùng các nhà lãnh đạo của Pháp và Italy đã tới thủ đô Kiev của Ukraine bằng một chuyến tàu đêm.

Câu chuyện sau chuyến tàu đêm đưa lãnh đạo 3 nước dẫn đầu châu Âu tới Ukraine

Câu chuyện sau chuyến tàu đêm đưa lãnh đạo 3 nước dẫn đầu châu Âu tới Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Đức cùng các nhà lãnh đạo của Pháp và Italy đã tới thủ đô Kiev của Ukraine bằng một chuyến tàu đêm.

Vì sao Mỹ ngần ngại chuyển giao “Đại bàng xám” MQ-1C cho Ukraine?
Vì sao Mỹ ngần ngại chuyển giao “Đại bàng xám” MQ-1C cho Ukraine?

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đau đầu về vấn đề hậu cần và đào tạo khi xem xét bán máy bay không người lái có vũ trang cho Ukraine, Forbes dẫn thông tin từ hai quan chức Mỹ cho biết.

Vì sao Mỹ ngần ngại chuyển giao “Đại bàng xám” MQ-1C cho Ukraine?

Vì sao Mỹ ngần ngại chuyển giao “Đại bàng xám” MQ-1C cho Ukraine?

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đau đầu về vấn đề hậu cần và đào tạo khi xem xét bán máy bay không người lái có vũ trang cho Ukraine, Forbes dẫn thông tin từ hai quan chức Mỹ cho biết.

Vì sao Mỹ không có sự ủng hộ của Trung Đông trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
Vì sao Mỹ không có sự ủng hộ của Trung Đông trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

VOV.VN - Sự “im hơi lặng tiếng” của nhiều nước Trung Đông giống như “gáo nước lạnh” dội vào các nỗ lực của Mỹ nhằm vận động đồng minh và đối tác ủng hộ cho Ukraine.

Vì sao Mỹ không có sự ủng hộ của Trung Đông trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

Vì sao Mỹ không có sự ủng hộ của Trung Đông trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

VOV.VN - Sự “im hơi lặng tiếng” của nhiều nước Trung Đông giống như “gáo nước lạnh” dội vào các nỗ lực của Mỹ nhằm vận động đồng minh và đối tác ủng hộ cho Ukraine.

Cuộc chiến ác liệt ở Donbass khiến nhiều nước phải xét lại đầu tư cho pháo binh
Cuộc chiến ác liệt ở Donbass khiến nhiều nước phải xét lại đầu tư cho pháo binh

VOV.VN - Cuộc chiến pháo binh giữa Nga và Ukraine tại khu vực Donbass đang diễn ra rất dữ dội và điều này khiến nhiều quốc gia khác phải xem xét lại việc đầu tư cho thiết giáp và pháo binh.

Cuộc chiến ác liệt ở Donbass khiến nhiều nước phải xét lại đầu tư cho pháo binh

Cuộc chiến ác liệt ở Donbass khiến nhiều nước phải xét lại đầu tư cho pháo binh

VOV.VN - Cuộc chiến pháo binh giữa Nga và Ukraine tại khu vực Donbass đang diễn ra rất dữ dội và điều này khiến nhiều quốc gia khác phải xem xét lại việc đầu tư cho thiết giáp và pháo binh.

Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Mỹ sẽ phản ứng ra sao?
Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Mỹ sẽ phản ứng ra sao?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine? Đây là một câu hỏi khá hóc búa.

Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Mỹ sẽ phản ứng ra sao?

Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Mỹ sẽ phản ứng ra sao?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine? Đây là một câu hỏi khá hóc búa.

Chiến trường Ukraine: “Phòng thí nghiệm” UAV hiện đại của Mỹ?
Chiến trường Ukraine: “Phòng thí nghiệm” UAV hiện đại của Mỹ?

VOV.VN - Reuters đưa tin, chính phủ Mỹ đang xem xét bán cho Ukraine 4 máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle có khả năng phóng tên lửa Hellfire để đối phó với các lực lượng Nga trong cuộc chiến tại khu vực Donbass.

Chiến trường Ukraine: “Phòng thí nghiệm” UAV hiện đại của Mỹ?

Chiến trường Ukraine: “Phòng thí nghiệm” UAV hiện đại của Mỹ?

VOV.VN - Reuters đưa tin, chính phủ Mỹ đang xem xét bán cho Ukraine 4 máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle có khả năng phóng tên lửa Hellfire để đối phó với các lực lượng Nga trong cuộc chiến tại khu vực Donbass.