Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm biến đổi thị trường lao động của Trung Quốc. Nền kinh tế của đất nước Đông Á này có lẽ phải tìm các cách thức mới để tạo tăng trưởng.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng của Covid-19 và đã thực hiện các biện pháp phong tỏa chưa từng có tiền lệ dẫn tới sự suy giảm tăng trưởng lịch sử, tới ít nhất 6% vào năm 2020. Đến năm 2021, Trung Quốc đạt được sự phục hồi nhất định. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự báo đạt 8,5% vào cuối năm này, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Thế nhưng đại dịch viêm đường hô hấp cấp vẫn dẫn tới những thay đổi kéo dài trên thị trường lao động ở Trung Quốc. Theo sau những thay đổi này, Trung Quốc có thể cần theo đuổi các cách thức mới để tăng trưởng.

Cụ thể, các công ty trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống và các ngành xuất khẩu bị buộc phải cho nhân viên thôi việc hoặc lùi ngày trở lại làm việc của nhân viên. Mặt khác, ngành phân phối đã tăng trưởng liên tục trong một số năm và tuyển hàng loạt nhân viên trong thời kỳ đại dịch – nhiều nhân viên vốn mất việc trong các ngành khác và chuyển sang vị trí mới linh hoạt hơn là tài xế, “shipper” vận chuyển hàng.

Công nhân di cư xáo động

Nguồn di cư từ nông thôn là động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh của Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua, chiếm 1/3 trong tổng số hơn 800 triệu lao động của đất nước hơn 1,4 tỷ dân này. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, số lượng lao động nông thôn tại Trung Quốc đã giảm: từ 290,8 triệu vào năm 2019 xuống 285,6 triệu vào năm 2020.

Theo một số cuộc khảo sát, một số lao động nông thôn được cho là đã quay trở lại với vai trò ban đầu của mình khi các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi. Nhưng những người khác, bao gồm những người trở về quê để ăn Tết Nguyên đán, không bao giờ quay trở lại thành phố nữa, do các lệnh giới hạn hành chính và tình trạng thiếu cơ hội việc làm.

Vào cuối tháng 7/2020, có hơn 13 triệu công nhân di cư được tuyển dụng ngay tại địa phương. Bên cạnh những người quay lại làm nghề nông hoặc được các công ty nhận trở lại, 5% trong số họ bắt đầu làm ra các sản phẩm địa phương rồi bán trực tiếp qua hình thức livestream, từ đó gây xói mòn mô hình hiện đại hóa của Trung Quốc mà trước đây dựa vào huy động nguồn lao động giá rẻ và dễ khai thác ở các đô thị trong 3 thập kỷ qua.

Phụ nữ mất thế

Tại Trung Quốc, cũng tương tự như nơi khác, vị trí của phụ nữ trên thị trường việc làm đã bị xấu đi. Đại dịch Covid-19 chỉ tăng cường thêm xu hướng giảm đều đặn tỷ lệ có việc làm ở nữ giới. Cụ thể, tỷ lệ đó giảm từ 80% vào thập niên 1980 xuống còn 60% vào năm 2019.

Tại các thành phố, các thành viên trong gia đình một lần nữa được huy động để chăm sóc trẻ em và người già – công việc trước đây thường được giao cho lao động nhập cư.

Mặc dù có một số bà mẹ khen ngợi tác dụng thắt chặt tình cảm gia đình do phong tỏa, số người mẹ lại thông báo có sự gia tăng mức độ lo âu và gánh nặng quá sức cả về thể xác và tinh thần.

Đối với phụ nữ thuộc giới thượng lưu, nghỉ việc khiến họ phải phụ thuộc về tài chính vào chồng mình – những người kiếm được mức lương đủ để duy trì mức sống tốt của hộ gia đình. Còn đối với phụ nữ là dân lao động tay chân, đại dịch càng khiến tình trạng phó mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy thêm trầm trọng.

Sinh viên tốt nghiệp loay hoay tìm việc làm

Các cử nhân trẻ là đối tượng dễ bị tổn thương trên thị thường lao động. Số lượng các cử nhân này dự kiến đạt đỉnh 9,09 triệu vào năm 2021 (chưa từng có tiền lệ) – tăng 350.000 so với năm 2020.

Đại dịch đã khiến các cử nhân trẻ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm năm 2021 do số cử nhân ùn ứ từ thời kỳ trước vẫn còn chưa tìm được việc. Do vậy nhiều người trong số họ lại bắt đầu hành trình học lên hoặc xin thi công chức để tránh phải chen chân trong thị trường lao động khắc nghiệt.

Một cuộc khảo sát thực hiện ở tỉnh Hồ Nam ước tính rằng 37,5% số cử nhân trẻ có ý định mở doanh nghiệp riêng (điều này được giới chức khuyến khích), 20,8% tiếp tục học lên, và 10,5% đi thi công chức.

Cạnh tranh việc làm càng khốc liệt hơn nữa khi số sinh viên ra nước ngoài để học hoặc làm việc đã trở về tổ quốc trong các chiến dịch từ giữa năm 2020 khi đại dịch Covid-19 được khống chế hiệu quả ở Trung Quốc nhưng lại hoành hành dữ dội ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Chu kỳ phát triển cũ của Trung Quốc đã kết thúc?

Bối cảnh y tế và địa chính trị mới sẽ ngăn dòng chảy học sinh sinh viên Trung Quốc đi du học nước ngoài trong tương lai. Những khó khăn của các nước cung cấp dịch vụ giáo dục quốc tế cũng có thể khiến các gia đình khá giả tại Trung Quốc quyết định không gửi con em mình đi học ở Australia, Mỹ, hay châu Âu nữa.

Đại dịch Covid-19 đã xác nhận điều mà tốc độ phát triển chậm lại của Trung Quốc trong vài năm qua đã chỉ ra: Trung Quốc đang ở cuối chu kỳ và phải tìm các động lực mới cho tăng trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung Quốc sẽ nổ ra?
Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung Quốc sẽ nổ ra?

VOV.VN - Một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không được mong muốn đối với thế giới. Nhưng hiện chưa rõ hai nước sẽ thực hiện các bước đi nào để tránh nổ ra một cuộc chiến như vậy.

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung Quốc sẽ nổ ra?

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung Quốc sẽ nổ ra?

VOV.VN - Một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không được mong muốn đối với thế giới. Nhưng hiện chưa rõ hai nước sẽ thực hiện các bước đi nào để tránh nổ ra một cuộc chiến như vậy.

Taliban Pakistan đang phá hỏng tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc?
Taliban Pakistan đang phá hỏng tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc?

VOV.VN - Muốn tránh nguy cơ khủng bố và ly khai ở Tân Cương, Trung Quốc đã chủ động hợp tác với Taliban ở Afghanistan. Nhưng việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan lại đang thúc đẩy lực lượng Taliban Pakistan chống phá Trung Quốc ở Pakistan, phá hoại sáng kiến BRI đầy tham vọng của họ.

Taliban Pakistan đang phá hỏng tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc?

Taliban Pakistan đang phá hỏng tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc?

VOV.VN - Muốn tránh nguy cơ khủng bố và ly khai ở Tân Cương, Trung Quốc đã chủ động hợp tác với Taliban ở Afghanistan. Nhưng việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan lại đang thúc đẩy lực lượng Taliban Pakistan chống phá Trung Quốc ở Pakistan, phá hoại sáng kiến BRI đầy tham vọng của họ.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Liệu Trung Quốc có thực sự gia nhập được Hiệp định thương mại CPTPP?
Liệu Trung Quốc có thực sự gia nhập được Hiệp định thương mại CPTPP?

VOV.VN - Việc Trung Quốc đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang giá trị biểu tượng, nhưng có khả năng cao là Bắc Kinh sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn cao do CPTPP đề ra.

Liệu Trung Quốc có thực sự gia nhập được Hiệp định thương mại CPTPP?

Liệu Trung Quốc có thực sự gia nhập được Hiệp định thương mại CPTPP?

VOV.VN - Việc Trung Quốc đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang giá trị biểu tượng, nhưng có khả năng cao là Bắc Kinh sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn cao do CPTPP đề ra.

Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh quyền lực quyết liệt trên dòng sông Mekong
Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh quyền lực quyết liệt trên dòng sông Mekong

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã cạnh tranh với nhau rất quyết liệt trên nhiều mặt trận. Khu vực sông Mekong cũng là một mặt trận như thế.

Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh quyền lực quyết liệt trên dòng sông Mekong

Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh quyền lực quyết liệt trên dòng sông Mekong

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã cạnh tranh với nhau rất quyết liệt trên nhiều mặt trận. Khu vực sông Mekong cũng là một mặt trận như thế.

Triển vọng kinh tế Trung Quốc vẫn u ám dù áp dụng chính sách 3 con
Triển vọng kinh tế Trung Quốc vẫn u ám dù áp dụng chính sách 3 con

VOV.VN - Tốc độ gia tăng năng suất lao động ở Trung Quốc vẫn đang giảm và ít có khả năng cải thiện dù nước này triển khai chính sách 3 con (cho phép người dân sinh con thứ 3). Do vậy về dài hạn, triển vọng kinh tế của Trung Quốc vẫn u ám.

Triển vọng kinh tế Trung Quốc vẫn u ám dù áp dụng chính sách 3 con

Triển vọng kinh tế Trung Quốc vẫn u ám dù áp dụng chính sách 3 con

VOV.VN - Tốc độ gia tăng năng suất lao động ở Trung Quốc vẫn đang giảm và ít có khả năng cải thiện dù nước này triển khai chính sách 3 con (cho phép người dân sinh con thứ 3). Do vậy về dài hạn, triển vọng kinh tế của Trung Quốc vẫn u ám.

Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?
Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?

VOV.VN - Bất chấp hai thập kỷ được đầu tư và ưu tiên, khu vực miền Tây của Trung Quốc vẫn nghèo khó và lạc hậu so với các tỉnh miền đông duyên hải.

Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?

Trung Quốc có biến được miền Tây nghèo khó nước này thành nơi trù phú?

VOV.VN - Bất chấp hai thập kỷ được đầu tư và ưu tiên, khu vực miền Tây của Trung Quốc vẫn nghèo khó và lạc hậu so với các tỉnh miền đông duyên hải.