Đảng Cộng sản Trung Quốc rút bài học lịch sử trước thềm sinh nhật thứ 100

VOV.VN - Chủ tịch nhà nước Trung Quốc kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc - Tập Cận Bình, vừa phát động chiến dịch rút bài học từ lịch sử khi ngày kỷ niệm 100 năm sắp tới gần.

Chiến dịch này được ông Tập phát động vào hôm 20/2/2020, trước hàng chục cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hôm đó, ông Tập hối thúc các cán bộ này hãy học hỏi từ quá khứ. Ông Tập sẽ giám sát việc thực hiện chiến dịch này.

Cụ thể, chiến dịch sẽ giáo dục Trung Quốc về lịch sử đảng cộng sản của nước này. Giới phân tích nhận định đây là cách thức tập hợp sự ủng hộ cho các chính sách của đảng này cũng như lôi cuốn sự trung thành đối với ban lãnh đạo của đảng.

“Sinh mệnh của Đảng”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: “Chúng ta phải hướng dẫn toàn đảng học những bài học tích cực và tiêu cực từ lịch sử của mình và kiên quyết theo đuổi đường lối của ban lãnh đạo trung ương”. Ông Tập nói thêm rằng “sự đoàn kết trong đảng” là “sinh mệnh của đảng”.

Các bí thư tỉnh ủy trên toàn quốc sẽ lập các cơ quan mới để thực thi chiến dịch này, theo ông Tập Cận Bình.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết, chiến dịch trên cũng hướng tới công chúng bằng những “phương tiện sáng tạo” như phim ảnh và chương trình truyền hình.

Chủ tịch Tập cũng nhắc các cán bộ cao cấp rằng điều quan trọng hơn cả là tìm ra “trí tuệ” trong quá khứ của đảng.

“Chúng ta phải chuẩn bị trong đầu và nỗ lực làm việc để thích ứng với môi trường bên ngoài luôn thay đổi trong cả dài hạn... Và tiếp tục nâng cao nhận thức, cải thiện kinh nghiệm, và năng lực giải quyết vấn đề trong công tác quản trị”.

Chiến dịch giáo dục này nhắm tới toàn bộ lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi đảng này thành lập vào năm 1921, nhưng sẽ chủ yếu tập trung vào các “thành công lịch sử” đạt được kể từ năm 2012 - năm ông Tập trở thành lãnh đạo của Trung Quốc.

Chiến dịch ôn lại sử đảng là một phần trong hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7/2021. Lễ kỷ niệm này là sự kiện chính trị quan trọng nhất của Bắc Kinh trong năm nay và ông Tập đã hứa tổ chức một lễ kỷ niệm thật hoành tráng. Các quan chức trên khắp Trung Quốc đã được yêu cầu bảo đảm ổn định chính trị cho sự kiện đó.

Cai Lesu – một giáo sư lịch sử đã nghỉ hưu của Đại học Thanh Hoa, cho biết chiến dịch này sẽ được sử dụng để tập hợp sự ủng hộ cho ban lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Cai nói: “Đây không chỉ là giáo dục văn hóa mà còn là giáo dục chính trị và tư tưởng”.

Phát động chiến dịch học lịch sử đảng, ông Tập muốn nhấn mạnh rằng mình sẽ không chấp nhận “thuyết hư vô lịch sử”, ý nói không chấp nhận thái độ thách thức quan điểm chính thống của Bắc Kinh về lịch sử.

Vừa kỷ niệm sinh nhật Đảng, vừa chuẩn bị cho Đại hội XX

Ngay khi mới lên nắm quyền, ông Tập đã nói rằng lịch sử là vấn đề sinh tử đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào tháng 1/2013, nhà lãnh đạo này nói: “Như câu nói xưa của người Trung Quốc, để phá hủy một đất nước, trước tiên hãy phá hủy lịch sử của nó”.

Khi ông Tập mới làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc được 2 tháng (lúc đó vẫn chưa làm Chủ tịch nước), ông đã tấn công “các thế lực thù địch” đặt nghi vấn về lịch sử chính thức của Trung Quốc.

Lúc ấy, Tập Cận Bình nói rằng “Mục đích thực sự của họ là làm lung lạc trái tim và khối óc của người dân, xúi giục lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.

Khi ông Tập củng cố quyền lực trong các năm tiếp theo, đảng cầm quyền tại Trung Quốc tiếp tục hạn chế thảo luận về lịch sử đương đại. Hồi năm 2016, Bắc Kinh sa thải và thay thế các biên tập viên cao cấp tại tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu – một ấn phẩm có xu hướng tự do và hay thảo luận các trang đen tối trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Năm 2018, quốc hội Trung Quốc thông qua một bộ luật cho phép trừng phạt các hành động công kích hoặc lăng mạ các anh hùng dân tộc của nước này.

Gu Su – một nhà khoa học chính trị tại Đại học Nam Kinh, cho biết truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc định kỳ xem xét lại lịch sử là đã có từ thời cách mạng.

Cụ thể đảng này đã có 2 nghị quyết nổi tiếng về quá khứ - một vào năm 1945, thiết lập vị thế của Mao Trạch Đông là lãnh đạo tuyệt đối của đảng, và một vào năm 1981, khi ông Đặng Tiểu Bình khép lại thời kỳ Mao Trạch Đông và mở ra các cuộc cải cách thị trường.

Ông Gu nhận định, chiến dịch lần này là để tăng thêm chính danh cho đảng cầm quyền, đồng thời chuẩn bị cho đại hội toàn quốc lần thứ XX của đảng này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc
Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc

VOV.VN - Tại Mỹ, nhu cầu học ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc vẫn rất lớn. Tuy nhiên, người Mỹ cảnh giác với các Viện Khổng Tử do chính quyền Trung Quốc tài trợ. Mỹ đã có các luật để đối phó với cái họ gọi là mối đe dọa an ninh từ các viện này.

Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc

Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc

VOV.VN - Tại Mỹ, nhu cầu học ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc vẫn rất lớn. Tuy nhiên, người Mỹ cảnh giác với các Viện Khổng Tử do chính quyền Trung Quốc tài trợ. Mỹ đã có các luật để đối phó với cái họ gọi là mối đe dọa an ninh từ các viện này.

Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)
Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)

VOV.VN - Cuộc sống của một công dân Trung Quốc ở Kabul đang bị mổ xẻ chi tiết theo hướng nghi là gián điệp của tình báo Trung Quốc, trong bối cảnh có nhiều cáo buộc về mối liên hệ với mạng lưới Haqqani – nhóm phiến quân chống NATO và chính phủ Afghanistan.

Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)

Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)

VOV.VN - Cuộc sống của một công dân Trung Quốc ở Kabul đang bị mổ xẻ chi tiết theo hướng nghi là gián điệp của tình báo Trung Quốc, trong bối cảnh có nhiều cáo buộc về mối liên hệ với mạng lưới Haqqani – nhóm phiến quân chống NATO và chính phủ Afghanistan.

Mỹ đẩy mạnh thách thức các đảo mà Trung Quốc tự nhận vơ ở Biển Đông
Mỹ đẩy mạnh thách thức các đảo mà Trung Quốc tự nhận vơ ở Biển Đông

VOV.VN - Một tàu chiến của hải quân Mỹ vừa đi qua các đảo mà Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vào hôm 17/2/2021 – chuyến thứ 2 trong nhiều tuần lễ qua.

Mỹ đẩy mạnh thách thức các đảo mà Trung Quốc tự nhận vơ ở Biển Đông

Mỹ đẩy mạnh thách thức các đảo mà Trung Quốc tự nhận vơ ở Biển Đông

VOV.VN - Một tàu chiến của hải quân Mỹ vừa đi qua các đảo mà Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vào hôm 17/2/2021 – chuyến thứ 2 trong nhiều tuần lễ qua.

Phong trào Hồi giáo ly khai khiến Trung Quốc lo sợ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan
Phong trào Hồi giáo ly khai khiến Trung Quốc lo sợ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Việc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể làm hồi sinh Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan ly khai và sự nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – đây là những điều mà Trung Quốc rất lo sợ.

Phong trào Hồi giáo ly khai khiến Trung Quốc lo sợ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

Phong trào Hồi giáo ly khai khiến Trung Quốc lo sợ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Việc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể làm hồi sinh Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan ly khai và sự nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – đây là những điều mà Trung Quốc rất lo sợ.

Hé lộ tầm nhìn Tập Cận Bình nhân 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc
Hé lộ tầm nhìn Tập Cận Bình nhân 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa nêu ra tầm nhìn của mình cho Đảng Cộng sản nước này trong 3 thập kỷ tới.

Hé lộ tầm nhìn Tập Cận Bình nhân 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc

Hé lộ tầm nhìn Tập Cận Bình nhân 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa nêu ra tầm nhìn của mình cho Đảng Cộng sản nước này trong 3 thập kỷ tới.

“Bom nổ chậm” sụt giảm dân số của Trung Quốc đang điểm dần
“Bom nổ chậm” sụt giảm dân số của Trung Quốc đang điểm dần

VOV.VN - Điều tra nhân khẩu sơ bộ cho thấy tình hình dân số Trung Quốc có nhiều điểm xám khi mà tỷ lệ sinh mới vẫn rất hạn chế, đe dọa nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

“Bom nổ chậm” sụt giảm dân số của Trung Quốc đang điểm dần

“Bom nổ chậm” sụt giảm dân số của Trung Quốc đang điểm dần

VOV.VN - Điều tra nhân khẩu sơ bộ cho thấy tình hình dân số Trung Quốc có nhiều điểm xám khi mà tỷ lệ sinh mới vẫn rất hạn chế, đe dọa nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị
Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa phải phát động một cuộc “chiến tranh” trên cả 2 mặt trận là chống virus corona chủng mới và giữ uy tín chính trị.

Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị

Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa phải phát động một cuộc “chiến tranh” trên cả 2 mặt trận là chống virus corona chủng mới và giữ uy tín chính trị.

Con đường trắc trở mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối diện
Con đường trắc trở mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối diện

VOV.VN - Áp lực đang gia tăng lên Chủ tịch Tập Cận Bình khi hàng loạt lễ kỷ niệm lớn của Trung Quốc đang đến gần mà “quả bom thương mại” chưa được xử thấu đáo.

Con đường trắc trở mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối diện

Con đường trắc trở mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối diện

VOV.VN - Áp lực đang gia tăng lên Chủ tịch Tập Cận Bình khi hàng loạt lễ kỷ niệm lớn của Trung Quốc đang đến gần mà “quả bom thương mại” chưa được xử thấu đáo.