Đằng sau bức ảnh tập thể tiết lộ sự đối lập giữa Trump và Biden ở Thượng đỉnh G7

VOV.VN - Tổng thống Biden đã có một hướng tiếp cận khác biệt với cựu Tổng thống Trump khi nhấn mạnh đến mối quan hệ nồng ấm với các đồng minh truyền thống của Mỹ trong nỗ lực sửa chữa những rạn nứt dưới thời chính quyền tiền nhiệm.

Bức ảnh tập thể khác biệt giữa Trump và Biden

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2021 ở Cornwall, England, các nhà lãnh đạo đã chụp một bức ảnh tập thể với Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Mỹ Joe Biden đứng ở vị trí trung tâm. Mặc dù các nhà lãnh đạo đứng cách xa nhau do đại dịch Covid-19 nhưng dường như ai cũng thoải mái và cùng nhìn về một hướng.

Bức ảnh này đã cho thấy một câu chuyện rất khác so với bức ảnh tập thể của cựu Tổng thống Trump trong các Hội nghị Thượng đỉnh G7 trước đó.

Năm 2017, Mỹ là nước duy nhất không ký vào tuyên bố chung về khí hậu và khi các nhà lãnh đạo đi bộ khoảng hơn 600m để tới địa điểm chụp ảnh thì Tổng thống Trump tự sắp xếp một xe golf chở ông tới nơi này. Năm 2018, Thượng đỉnh G7 cũng bị phủ bóng bởi vòng xoáy căng thẳng trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Canada và châu Âu.

Khi còn là Tổng thống, ông Trump có một hướng tiếp cận "bất quy tắc" đối với các chính sách đối ngoại khi nỗ lực làm trung gian cho tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, làm dịu quan hệ với Nga và thường xa cách đồng minh.

Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã đem "Nước Mỹ trở lại" với những quy tắc ngoại giao chuẩn mực hơn và các quốc gia G7 còn lại đều phản ứng một cách tích cực với sự trở lại này.

Cách đây 4 năm, khi tham dự Thượng đỉnh G7, cựu Tổng thống Trump được cho là đã dùng cùi chỏ đẩy Thủ tướng Montenegro để bước lên trước khi chụp ảnh tập thể. Trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm nay, Tổng thống Biden cũng dùng cùi chỏ nhưng không phải để xô đẩy ai mà để gửi lời chào nồng ấm tới các nhà lãnh đạo khác trong đại dịch Covid-19.

Dù trước máy ảnh hay trong hậu trường, tâm trạng bất mãn và không thoải mái trong những cuộc gặp có ông Trump tham dự của các nhà lãnh đạo G7 đã được thay thế bằng một bầu không khí thân thiện và hòa hợp, cùng với những chương trình nghị sự dễ đoán định hơn, ngay cả trong những bất đồng nghiêm trọng về Trung Quốc.

Khi được hỏi hôm 12/6 rằng liệu nước Mỹ đã quay trở lại hay chưa, Tổng thống Pháp Macron đã trả lời rằng: "Chắc chắn là vậy rồi".

Cơ hội để Biden thúc đẩy liên minh

Trong phiên họp đầu tiên chiều 11/6, các nhà lãnh đạo G7 đã trao đổi về những nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19 trong khi ngày 12/6, việc xác định một hướng tiếp cận phù hợp nhất với Trung Quốc là chủ đề chính được thảo luận.

Những bất đồng trong cuộc họp ngày 12/6, thậm chí có thời điểm nhạy cảm đến mức mọi đường truyền internet trong phòng đều bị ngắt, đã khiến các nước châu Âu mâu thuẫn với Mỹ, Anh và Canada - những quốc gia hối thúc hành động mạnh mẽ hơn nhằm chống lại Trung Quốc. Dù vậy, bất chấp những khác biệt trên, phiên họp vẫn được đánh dấu bởi bầu không khí mới giữa các nhà lãnh đạo sau 4 năm hỗn loạn dưới thời cựu Tổng thống Trump.

Mặc dù ông Biden là một Tổng thống mới nhưng ông không phải là nhân vật xa lạ với các nhà lãnh đạo G7. Điều đó tức là nhà lãnh đạo Mỹ có thể tập trung vào những vấn đề thực chất của cuộc gặp, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nhận định với CNN.

Tổng thống Biden đã có một hướng tiếp cận khác biệt với cựu Tổng thống Trump khi nhấn mạnh đến mối quan hệ nồng ấm với các đồng minh truyền thống của Mỹ trong nỗ lực sửa chữa những rạn nứt dưới thời chính quyền tiền nhiệm.

Quan chức cấp cao trên cũng nhận định, Tổng thống Biden không coi các cuộc gặp Thượng đỉnh lần này là phép thử mà là cơ hội để đạt được những tiển triển thực chất trong những vấn đề thách thức nhất.

Dù vậy, một quan chức cấp cao khác cho rằng: "Hiện còn quá sớm để nói liệu Hội nghị lần này có đưa ra được tuyên bố chung hay không. Tuy nhiên, chắc chắn, từ lập trường của chúng tôi, đó là điều chúng tôi ủng hộ".

Các nhà lãnh đạo G7 cũng đạt được sự nhất trí về việc thành lập một kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu mới nhằm đối phó với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Hướng tới tương lai chứ không phải nhìn về quá khứ

Ít nhất về tông giọng và bầu không khí, Hội nghị Thượng đỉnh G7 tuần này có sự khác biệt sâu sắc với các hội nghị trước đó từng được tổ chức ở Italy, Canada và Pháp dưới thời cựu Tổng thống Trump.

"Cuộc gặp lần này là hướng tới tương lai chứ không phải nhìn về quá khứ", quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ nhận định.

Rõ ràng, các phiên họp Thượng đỉnh G7 vừa qua đã cho thấy các nhà lãnh đạo thế giới đều thở phào nhẹ nhõm và sẵn sàng quay lại mối quan hệ bình thường hơn với Mỹ.

“Dĩ nhiên, tôi hạnh phúc khi Tổng thống Mỹ có mặt ở đây. Ông ấy đứng về phía các cam kết đa phương, điều mà chúng ta đã bỏ lỡ những năm gần đây”, Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá.

"Tôi nghĩ thật tuyệt khi Tổng thống Mỹ là một phần của G7 và chúng tôi rất sẵn sàng hợp tác", Tổng thống Pháp Macron khẳng định trong cuộc gặp với Tổng thống Biden.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, nước chủ nhà tổ chức Thượng đỉnh, cũng có cùng quan điểm khi nói về một "bầu không khí mát lành" từ Mỹ sau cuộc gặp với Tổng thống Biden ngày 10/6.

Một nguồn thạo tin đã nhận định với Reuters rằng, Tổng thống Biden đem tới Thượng đỉnh G7 một tông giọng hoàn toàn khác biệt so với người tiền nhiệm Donald Trump bằng việc cho phép trao đổi thẳng thắn và mang tính hợp tác về những vấn đề toàn cầu mà không khiến hội nghị bị gián đoạn.

"Hội nghị này từng diễn ra trong tình trạng hỗn loạn. Trước đó, chúng ta dành toàn bộ thời gian chỉ để giữ cho G7 nguyên vẹn nhưng giờ thì chúng ta không cần lo lắng về điều đó", nguồn tin trên cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

G7 cam kết chia sẻ 1 tỷ liều vaccine Covid-19: “Đừng để lời hứa chỉ là trên bàn giấy”
G7 cam kết chia sẻ 1 tỷ liều vaccine Covid-19: “Đừng để lời hứa chỉ là trên bàn giấy”

VOV.VN - 1 tỷ là số liều vaccine ngừa Covid-19 mà Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đã cam kết dành cho các nước nghèo nhất khi nhóm họp trực tiếp lần đầu tiên sau hơn 1 năm rưỡi qua. Hy vọng lời hứa này sẽ sớm được hiện thực hóa.

G7 cam kết chia sẻ 1 tỷ liều vaccine Covid-19: “Đừng để lời hứa chỉ là trên bàn giấy”

G7 cam kết chia sẻ 1 tỷ liều vaccine Covid-19: “Đừng để lời hứa chỉ là trên bàn giấy”

VOV.VN - 1 tỷ là số liều vaccine ngừa Covid-19 mà Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đã cam kết dành cho các nước nghèo nhất khi nhóm họp trực tiếp lần đầu tiên sau hơn 1 năm rưỡi qua. Hy vọng lời hứa này sẽ sớm được hiện thực hóa.

G7 có thể tái phân bổ 100 tỷ USD từ quỹ IMF cho các nước ảnh hưởng Covid-19
G7 có thể tái phân bổ 100 tỷ USD từ quỹ IMF cho các nước ảnh hưởng Covid-19

VOV.VN - Văn phòng Tổng thống Mỹ hôm qua (11/6) cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Anh đang xem xét tái phân bổ 100 tỷ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để giúp các quốc gia gặp khó khăn đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.

G7 có thể tái phân bổ 100 tỷ USD từ quỹ IMF cho các nước ảnh hưởng Covid-19

G7 có thể tái phân bổ 100 tỷ USD từ quỹ IMF cho các nước ảnh hưởng Covid-19

VOV.VN - Văn phòng Tổng thống Mỹ hôm qua (11/6) cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Anh đang xem xét tái phân bổ 100 tỷ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để giúp các quốc gia gặp khó khăn đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tranh cãi EU - Anh về điều khoản Brexit đe dọa phủ bóng đen Thượng đỉnh G7
Tranh cãi EU - Anh về điều khoản Brexit đe dọa phủ bóng đen Thượng đỉnh G7

VOV.VN - Cuộc họp tại London giữa các quan chức Liên minh châu Âu và Anh để tìm giải pháp cho các tranh chấp quanh điều khoản Bắc Ailen trong thỏa thuận Brexit đã kết thúc trong bế tắc.

Tranh cãi EU - Anh về điều khoản Brexit đe dọa phủ bóng đen Thượng đỉnh G7

Tranh cãi EU - Anh về điều khoản Brexit đe dọa phủ bóng đen Thượng đỉnh G7

VOV.VN - Cuộc họp tại London giữa các quan chức Liên minh châu Âu và Anh để tìm giải pháp cho các tranh chấp quanh điều khoản Bắc Ailen trong thỏa thuận Brexit đã kết thúc trong bế tắc.