Để cạnh tranh được với Trung Quốc, Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”?

VOV.VN - Chuyên gia Troy Stangarone nhận định, nếu Mỹ muốn cạnh tranh tầm nước lớn dài hạn với Trung Quốc thì Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump.

Kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon tái định hướng chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, các chính quyền thuộc phe Cộng hòa và phe Dân chủ đã nỗ lực đưa Trung Quốc vào hệ thống quốc tế, với niềm tin rằng tăng cường hợp tác với Trung Quốc cũng là vì lợi ích của Mỹ.

Chính sách đó bắt đầu thay đổi dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Obama tìm cách hợp tác với Trung Quốc nhưng cũng áp dụng cách tiếp cận đa phương để cản trở Trung Quốc trở thành một cường quốc thống trị khu vực. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thì thay đổi hoàn toàn, bằng việc chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ từ hợp tác với Trung Quốc sang cạnh tranh với Trung Quốc.

Trong sự thay đổi sang cách tiếp cận mang tính cạnh tranh hơn với Trung Quốc, nước Mỹ thời ông Trump đã lựa chọn chiến lược mang tính đối đầu nhiều hơn trong an ninh khu vực, thương mại, công nghệ, và các lĩnh vực khác.

Dù chính sách đối ngoại của chính quyền Trump là tránh xa các thể chế đa phương và các liên minh, sau khi chính quyền này nhận thấy Trung Quốc là mối quan ngại an ninh chủ yếu của mình thì họ đã thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở, đồng thời làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác an ninh với Nhật Bản, Australia, và Ấn Độ thông qua liên minh Bộ Tứ.

Về thương mại, chính quyền Trump đã thực hiện một cuộc điều tra về cái mà họ gọi là việc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, rồi họ sử dụng các kết quả của cuộc điều tra này để tăng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm buộc Trung Quốc thay đổi cách làm kinh tế. Mỹ đã buộc các công ty công nghệ Trung Quốc phải chịu các hạn chế về mặt xuất khẩu để giải tỏa các quan ngại đối với việc hãng công nghệ Trung Quốc Huawei triển khai các mạng 5G, cũng như sự kiểm soát đối với dữ liệu cá nhân của Mỹ tại các hãng Trung Quốc như Tik Tok.

Gia tăng tương tác ngoại giao và quân sự của Mỹ trong khu vực là nhân tố quan trọng của bất cứ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nào hướng tới việc cạnh tranh với Trung Quốc. Thế nhưng chính sách “nước Mỹ trước tiên” có thể phá hoại các nỗ lực giao lưu với các đồng minh và các đối tác nhằm phát triển một chiến lược rộng lớn của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc.

Thực chất chính sách “Nước Mỹ trước tiên” là gì?

Cốt lõi của chính sách “Nước Mỹ trước tiên” là ý tưởng cho rằng Mỹ nên đặt lợi ích riêng của mình lên trên lợi ích của các quốc gia khác. Chính sách này được xây dựng dựa trên giả thiết cho rằng hệ thống quốc tế đang hạn chế Mỹ còn các đồng minh Mỹ thì lại lợi dụng Mỹ trong các cam kết an ninh và kinh tế quốc tế.

Trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rõ khát khao thay đổi điều này. Khi ấy, ông nói như sau: “Từ thời điểm này trở đi, sẽ là nước Mỹ trước tiên. Mọi quyết định về thương mại, thuế, nhập cư, ngoại giao sẽ được thực hiện để mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ và các gia đình Mỹ”.

Ý nghĩa của “Nước Mỹ trước tiên” đối với chính sách thương mại của Mỹ có lẽ được trình bày rõ nhất trong chương trình chính sách thương mại đầu tiên của chính quyền Trump vào năm 2017. Tài liệu đó tuyên bố: “Mọi hành động chúng ta thực hiện liên quan đến thương mại sẽ được thiết kế nhằm làm tăng sự tăng trưởng kinh tế của chúng ta, thúc đẩy tạo việc làm ở Mỹ, thúc đẩy sự hồi đáp từ các đối tác thương mại của chúng ta, củng cố nền tảng sản xuất của chúng ta và năng lực tự vệ của chúng ta, và mở rộng xuất khẩu của chúng ta trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, và công nghiệp... Chúng ta bác bỏ ý niệm cho rằng nước Mỹ chỉ vì lợi thế địa chính trị mà phải nhắm mắt làm ngơ trước các thực tế thương mại không công bằng gây bất lợi cho các công nhân, nông dân và doanh nhân Mỹ trên thị trường toàn cầu”.

Trên thực tế, điều này đã dẫn tới chỗ Mỹ có quan điểm cứng rắn về thương mại không chỉ đối với Trung Quốc mà còn cả các đồng minh của mình. Việc chính quyền Trump tập trung săm soi thương mại với các đồng minh bắt nguồn từ việc ông Trump từ lâu tin rằng các đồng minh của Mỹ lợi dụng Mỹ về mặt thương mại và an ninh quốc gia. Trong bối cảnh đó, chính quyền Trump đặt ưu tiên vào giảm thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại của Mỹ.

Trước thời chính quyền Trump, chính sách thương mại và kinh tế quốc tế của nước Mỹ được thiết kế nhằm mở cửa thị trường, xóa bỏ rào cản đối với hàng hóa Mỹ ở nước ngoài, và tạo ra sự ổn định tài chính và kinh tế quốc tế. Chính sách đó cũng nhằm mở rộng ảnh hưởng quốc tế của Mỹ và theo đuổi các lợi ích ngoại giao. Thường thì cả hai mục tiêu này được kết hợp với nhau.

Việc nhấn mạnh vào chính sách thương mại và đối ngoại nói trên có từ cuối Thế chiến 2, khi Mỹ nỗ lực thiết lập các thể chế quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch. Ở châu Âu, Kế hoạch Marshall giúp xây dựng châu Âu và tạo ra các đồng minh thịnh vượng có thể hỗ trợ Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, do vậy hậu thuẫn cho lợi ích của Mỹ.

Cho đến trước thời chính quyền Trump, chính sách đối ngoại vẫn được tính đến trong chính sách thương mại của Mỹ. Mỹ tìm cách làm sâu sắc quan hệ với Israel và hỗ trợ tiến trình hòa bình Trung Đông bằng các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Israel và Jordan.

Trong trường hợp FTA với Israel, phía Mỹ cũng tìm cách gây áp lực lên các nước khác phải đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương. Tương tự, một trong các mục tiêu của FTA giữa Mỹ với Hàn Quốc là làm sâu sắc mối quan hệ song phương và củng cố mối quan hệ đồng minh với Hàn Quốc. Ngoài Israel và Hàn Quốc, Mỹ cũng đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các đồng minh hiệp ước là Australia và Canada, cũng như các đối tác an ninh chủ chốt như Singapore.

Mải mê với kinh tế khiến an ninh bị ảnh hưởng

Việc chính quyền Trump chỉ xoáy vào thâm hụt thương mại (thay vì tập trung vào các vấn đề kinh tế rộng lớn hơn liên quan đến cơ cấu sản sinh ra thâm hụt đó) đã dẫn tới hệ quả là chính quyền này đe dọa rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS FTA) trước khi tái đàm phán lại hiệp định này và sử dụng việc đe dọa áp thuế ô tô lên Nhật Bản để đàm phán một thỏa thuận thương mại mini. Trong cả 2 trường hợp này, chiến thuật “nước Mỹ trước tiên” đã làm căng thẳng quan hệ với các đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Chính quyền Trump cũng áp thuế thép chống lại Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như các đồng minh của Mỹ ở châu Âu. Họ đã đe dọa các đồng minh châu Âu bằng thuế quan áp lên ô tô nhằm thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) đàm phán về thương mại. Để thực hiện điều này, chính quyền Trump thường dùng tới khoản 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại 1962 -  đạo luật này cung cấp sự miễn trừ về an ninh quốc gia cho các cấp độ thuế quan Mỹ. Công cụ này đang bị lạm dụng trong đàm phán thương mại.

Trong trường hợp thuế thép, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lưu ý rằng có đủ năng lực sản xuất nội địa đáp ứng nhu cầu của bộ này và bày tỏ quan ngại về tác động tiêu cực của thuế quan lên các đồng minh của Mỹ, trong khi Tòa án Thương mại Quốc tế của Mỹ phán quyết rằng chính quyền Trump đã áp dụng thuế quan sai đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thay vì sử dụng chính sách kinh tế để phát triển một mạng lưới đối tác và đồng minh sâu sắc hơn ở châu Á, Mỹ tập trung vào cuộc chiến thương mại giữa họ và Trung Quốc cũng như việc kéo chuỗi cung ứng trở về nước Mỹ. Tuy nhiên một số nước ở châu Á đã hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại này khi các hãng chuyển hoạt động sản xuất tới các nước khác để tránh thuế quan của Mỹ nhằm vào Trung Quốc.

Với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, chính quyền Trump đã nhấn mạnh đến việc đưa chuỗi cung ứng trở lại Mỹ, kể cả từ các nước châu Á khác ngoài Trung Quốc, dù rằng các nước này có vai trò quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đã đến lúc Mỹ cần chính sách thương mại mới

Chính sách thương mại sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong bất cứ cuộc cạnh tranh nào với Trung Quốc dưới ánh sáng của những thay đổi từ cuối Thế chiến thứ 2.

Trong phần lớn thời kỳ hậu chiến, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước, nhưng kể từ cuộc Khủng hoảng tài chính Toàn cầu, Trung Quốc đã thay thế Mỹ làm đối tác thương mại quan trọng nhất của hầu hết các nước. Như vào năm 2018, khoảng 2/3 các nước trên thế giới giao thương với Trung Quốc nhiều hơn với Mỹ, và có tới 90 quốc gia trao đổi thương mại với Trung Quốc cao gấp đôi với Mỹ.

Fred Bergsten thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nhận xét: “Trung Quốc có thể đối phó với Mỹ theo kiểu một đối một, nhưng họ không thể đối phó với Mỹ nếu Mỹ duy trì cấu trúc đồng minh của họ.

Cam kết của Mỹ đối với các quy tắc và thông lệ, cũng như với một hệ thống thương mại mở, sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển loại hợp tác mà Mỹ cần để xử lý vấn đề thách thức của Trung Quốc đối với hệ thống thương mại toàn cầu.

Quan hệ kinh tế sâu sắc hơn với các đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng phục vụ lợi ích an ninh của Mỹ.

Trung Quốc đã thể hiện mình ngày càng sẵn lòng sử dụng ảnh hưởng kinh tế trong các mối quan hệ rộng lớn hơn. Hàn Quốc đã phải đối mặt với cưỡng ép kinh tế do việc triển khai hệ thống vũ khí THAAD, còn Australia bị trả đũa vì kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Cho tới nay, các biện pháp của Trung Quốc gây sức ép thông qua kinh tế vẫn chưa thành công nhưng theo thời gian, họ có khả năng thành công.

Mở rộng quan hệ thương mại giữa Mỹ với các đối tác và đồng minh sẽ giúp Mỹ làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc trong các mối quan hệ này. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp các đối tác của Mỹ trong khu vực trở thành các đối tác an ninh mạnh mẽ hơn khi nền kinh tế của họ tăng trưởng.

Các nước cần nhận được bảo đảm rằng Mỹ là một đối tác kinh tế hướng tới việc phát triển các mối quan hệ có lợi ích cho các bên thay vì làm một nước chỉ chăm chăm tối đa hóa lợi ích của riêng mình.

Những mối quan hệ mang tính giao dịch đơn thuần (chứ không phải những mối quan hệ được xây dựng trên nền lợi ích cho cả hai bên) sẽ vấp phải các giao dịch cạnh tranh và ngày càng dễ bị chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nếu Mỹ chỉ quan tâm đến các lợi ích kinh tế của riêng mình. Mỹ khó có thể làm sâu sắc các quan hệ an ninh nếu họ cố moi ra lợi ích kinh tế từ các đối tác.

Nói tóm lại, Mỹ không thể vừa tối đa hóa lợi ích kinh tế vừa tham gia cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines xây dựng lực lượng dân quân bán vũ trang trên biển để ứng phó với Trung Quốc
Philippines xây dựng lực lượng dân quân bán vũ trang trên biển để ứng phó với Trung Quốc

VOV.VN - Một cuộc đua vũ trang “vùng xám” đang trỗi dậy ở Biển Đông, nơi Trung Quốc ngày càng sử dụng các lực lượng bán quân sự để áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ tại đây.

Philippines xây dựng lực lượng dân quân bán vũ trang trên biển để ứng phó với Trung Quốc

Philippines xây dựng lực lượng dân quân bán vũ trang trên biển để ứng phó với Trung Quốc

VOV.VN - Một cuộc đua vũ trang “vùng xám” đang trỗi dậy ở Biển Đông, nơi Trung Quốc ngày càng sử dụng các lực lượng bán quân sự để áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ tại đây.

Cựu Đại sứ Mỹ: Trung Quốc có lẽ thích Joe Biden làm Tổng thống hơn Donald Trump
Cựu Đại sứ Mỹ: Trung Quốc có lẽ thích Joe Biden làm Tổng thống hơn Donald Trump

VOV.VN - Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus cho biết, Bắc Kinh rốt cuộc vẫn thích ứng viên Biden lên làm Tổng thống Mỹ hơn.

Cựu Đại sứ Mỹ: Trung Quốc có lẽ thích Joe Biden làm Tổng thống hơn Donald Trump

Cựu Đại sứ Mỹ: Trung Quốc có lẽ thích Joe Biden làm Tổng thống hơn Donald Trump

VOV.VN - Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus cho biết, Bắc Kinh rốt cuộc vẫn thích ứng viên Biden lên làm Tổng thống Mỹ hơn.

Tổng thống Putin không loại trừ xây dựng liên minh quân sự Nga-Trung Quốc
Tổng thống Putin không loại trừ xây dựng liên minh quân sự Nga-Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Putin không loại trừ việc Nga xây dựng liên minh quân sự với Trung Quốc. Ông cũng cho biết, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự nhạy cảm.

Tổng thống Putin không loại trừ xây dựng liên minh quân sự Nga-Trung Quốc

Tổng thống Putin không loại trừ xây dựng liên minh quân sự Nga-Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Putin không loại trừ việc Nga xây dựng liên minh quân sự với Trung Quốc. Ông cũng cho biết, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự nhạy cảm.

Tân Chiến tranh Lạnh và cân bằng sức mạnh trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Ấn Độ
Tân Chiến tranh Lạnh và cân bằng sức mạnh trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Ấn Độ

VOV.VN - Do sức mạnh của mình gia tăng vượt trội, Trung Quốc đã phá vỡ thế cân bằng cũ và đòi hỏi xác lập thế cân bằng mới với Mỹ và Ấn Độ...

Tân Chiến tranh Lạnh và cân bằng sức mạnh trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Ấn Độ

Tân Chiến tranh Lạnh và cân bằng sức mạnh trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Ấn Độ

VOV.VN - Do sức mạnh của mình gia tăng vượt trội, Trung Quốc đã phá vỡ thế cân bằng cũ và đòi hỏi xác lập thế cân bằng mới với Mỹ và Ấn Độ...

Đối đầu Mỹ-Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa
Đối đầu Mỹ-Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa

VOV.VN - Trung Quốc mạnh gần ngang ngửa Mỹ về mặt quân sự và kinh tế. Thực tế này đã thúc đẩy xung đột giữa 2 quốc gia trên nhiều mặt trận.

Đối đầu Mỹ-Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa

Đối đầu Mỹ-Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa

VOV.VN - Trung Quốc mạnh gần ngang ngửa Mỹ về mặt quân sự và kinh tế. Thực tế này đã thúc đẩy xung đột giữa 2 quốc gia trên nhiều mặt trận.

Đòn trừng phạt của Mỹ đối với Huawei tàn phá kinh tế Thâm Quyến và Trung Quốc
Đòn trừng phạt của Mỹ đối với Huawei tàn phá kinh tế Thâm Quyến và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ tung đòn trừng phạt nhằm hạ gục gã khổng lồ công nghệ Huawei. Đòn này không chỉ giáng mạnh vào kinh tế thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc.

Đòn trừng phạt của Mỹ đối với Huawei tàn phá kinh tế Thâm Quyến và Trung Quốc

Đòn trừng phạt của Mỹ đối với Huawei tàn phá kinh tế Thâm Quyến và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ tung đòn trừng phạt nhằm hạ gục gã khổng lồ công nghệ Huawei. Đòn này không chỉ giáng mạnh vào kinh tế thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc.

Trung Quốc đang mô phỏng mô hình đối ngoại của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20?
Trung Quốc đang mô phỏng mô hình đối ngoại của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20?

VOV.VN - Khi kinh tế mạnh lên, Trung Quốc bộc lộ dấu hiệu thực thi chính sách đối ngoại theo hướng cứng rắn, “mở rộng”, giống đế chế Nhật Bản năm xưa.

Trung Quốc đang mô phỏng mô hình đối ngoại của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20?

Trung Quốc đang mô phỏng mô hình đối ngoại của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20?

VOV.VN - Khi kinh tế mạnh lên, Trung Quốc bộc lộ dấu hiệu thực thi chính sách đối ngoại theo hướng cứng rắn, “mở rộng”, giống đế chế Nhật Bản năm xưa.