Dịch bệnh Covid-19 (nCoV) sẽ ám nền kinh tế thế giới một thời gian dài

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 được cho là sẽ tác động tiêu cực vào nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Trung Quốc nói riêng trong dài hạn.

Những ngày qua nhan nhản các bài báo với các dòng tít về tác động của Covid-19 (virus corona chủng mới) và tác động của dịch bệnh này lên du lịch, thương mại lẫn đầu tư giữa Trung Quốc và phương Tây, nhất là giữa Trung Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên tác động sâu rộng từ dịch bệnh này nhiều khả năng không chỉ dừng lại ở đó.

Một nam giới đeo khẩu trang ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 10/2/2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành ở nơi đây. Ảnh: Getty.

Mọi thứ diễn ra từ từ. Trung Quốc vốn nổi tiếng là đất nước có lòng kiên nhẫn, trong đó việc làm ăn, giao dịch nhiều khi cần thời gian thương lượng dài, và mối quan hệ được gây dựng dần qua đó. Nhiều mối quan hệ như thế được hình thành trong các buổi quảng cáo thương mại, các hội nghị, các diễn đàn trao đổi thông tin, các phái đoàn thương mại...

Kết hợp với điều này là sự tăng trưởng hiện diện thương mại đa quốc gia ở Trung Quốc. Các ngành bán lẻ, sản xuất, dược, kỹ thuật sinh học, ô tô... đều cắm rễ chắc chắn ở Trung Quốc cả về công nghệ và nhân sự.

Trong bối cảnh đó, khi biên giới của Trung Quốc với một số nước đang được phong tỏa và giám sát nghiêm ngặt (để phòng dịch Covid-19) vào lúc này thì phần còn lại của thế giới đang đợi chờ và theo dõi những diễn biến tiếp theo liên quan đến Trung Quốc.

Việc phong tỏa như trên, đối với cộng đồng doanh nghiệp, là nỗi bất an vì không có dấu hiệu nào cho thấy chính xác khi nào sẽ chế được vaccine và mối đe dọa từ Covid-19 sẽ được xóa sổ. Và ngay cả khi Bắc Kinh tuyên bố đạt được điều này thì ở phía phương Tây vẫn có nghi ngại về tính tin cậy của các thông tin do chính quyền Trung Quốc đưa ra.

Đến khi chính quyền Trung Quốc hay Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng giờ đây việc đi tới Trung Quốc đã an toàn trở lại, mọi chuyện vẫn chưa chắc chấm dứt hẳn. Thế giới vẫn sẽ cảnh giác. Nhiều hoạt động thương mại vẫn tạm ngưng ở nhiều nước, nhiều nơi công cộng vẫn tạm đóng cửa.

Xét từ góc độ kinh tế, dịch Covid-19 khác với SARS ở chỗ, SARS chủ yếu đánh vào kinh tế Hong Kong (nằm ngoài Trung Quốc đại lục và có quyền tự trị cao). Hơn nữa mạng xã hội và tác động của chúng lên quan hệ toàn cầu thời ấy mới chỉ là bắt đầu. Riêng tương tác của Trung Quốc với nền kinh tế thế giới khi ấy mới chỉ ở mức sơ khai. Do vậy ảnh hưởng của SARS lên kinh tế Trung Quốc là không nhiều như Covid-19 đối với nước này.

Minh bạch hóa sẽ là chìa khóa cho niềm tin ngắn hạn dẫn tới hồi phục dài hạn. Tất cả đều rút được bài học từ đây.

Tuy nhiên di chứng của Covid-19 sẽ còn lâu dài ở Vũ Hán. Thành phố này vừa được miêu tả như một thành phố vừa trải qua chiến tranh hay là một phiên bản Chernobyl kinh tế và sinh học của Trung Quốc. Sẽ không dễ xóa bỏ các điều này. Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, đã trở một trung tâm đầu tư nước ngoài, và phát triển các khu thương mại, sản xuất, và xuất khẩu để nhấn mạnh sự tăng trưởng và vị thế của địa phương này ở Trung Quốc. Nhưng giờ đây các công ty sẽ phải đánh giá liệu có nên duy trì đầu tư ở Vũ Hán hay không.

Tương lai gần dự báo sẽ có những mệt mỏi và thận trọng khó lường trong lĩnh vực đầu tư, liên quan đến tác động của Trung Quốc lên nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các lựa chọn khác để tránh các vấn đề về thương mại và nghĩa vụ tài chính.

Trong ngắn hạn, nhiều khả năng nền kinh tế thế giới sẽ chưa thể sớm bình thường trở lại được. Về dài hạn, Trung Quốc phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để thể hiện sự cam kết của mình đối với minh bạch liên quan đến tất cả yếu tố dính đến virus Covid-19.

Trong nền kinh tế ngày nay, có nhiều sự lựa chọn đối với thương mại và đầu tư, và Trung Quốc phải thừa nhận rằng các đối tác thương mại toàn cầu cần nhận được sự bảo đảm thường xuyên. Ngoài ra Trung Quốc sẽ cần đưa các sáng kiến thương mại thực chất vào nền kinh tế để cân bằng lại các rủi ro thương mại.

Trong trường hợp khả quan, sẽ cần 6-9 tháng thì mới hy vọng thấy được sự trở lại ổn định và khả thi của kinh doanh, niềm tin nhà đầu tư, và hoạt động đầu tư.

Không có hành động đơn lẻ hoặc thứ vaccine nào sẽ tẩy sạch tác động của Covid-19. Một nhóm giải pháp là điều cần thiết để khôi phục nhiệt huyết ở cả người tiêu dùng và trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Nếu người ta nỗ lực ít hơn, môi trường kinh doanh và kinh tế sẽ vẫn lẩn khuất sự thận trọng và thiếu tin tưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Số ca tử vong mới do Covid-19 cập nhật sáng 13/2 vẫn tăng mạnh
Số ca tử vong mới do Covid-19 cập nhật sáng 13/2 vẫn tăng mạnh

VOV.VN - Sáng 13/2/2020 ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca tử vong mới do dịch bệnh Covid-19 (nCoV) từ trước đến nay. Số người chết do virus này vẫn tiếp tục tăng.

Số ca tử vong mới do Covid-19 cập nhật sáng 13/2 vẫn tăng mạnh

Số ca tử vong mới do Covid-19 cập nhật sáng 13/2 vẫn tăng mạnh

VOV.VN - Sáng 13/2/2020 ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca tử vong mới do dịch bệnh Covid-19 (nCoV) từ trước đến nay. Số người chết do virus này vẫn tiếp tục tăng.

Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị
Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa phải phát động một cuộc “chiến tranh” trên cả 2 mặt trận là chống virus corona chủng mới và giữ uy tín chính trị.

Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị

Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa phải phát động một cuộc “chiến tranh” trên cả 2 mặt trận là chống virus corona chủng mới và giữ uy tín chính trị.

WHO kêu gọi chia sẻ dữ liệu trong nghiên cứu virus Covid-19 (nCoV)
WHO kêu gọi chia sẻ dữ liệu trong nghiên cứu virus Covid-19 (nCoV)

VOV.VN - Trước mức độ nguy hiểm chết người của virus Covid-19 (nCoV), WHO đã kêu gọi chia sẻ dữ liệu giữa các nước để nhanh chóng chế ra thuốc đặc trị.

WHO kêu gọi chia sẻ dữ liệu trong nghiên cứu virus Covid-19 (nCoV)

WHO kêu gọi chia sẻ dữ liệu trong nghiên cứu virus Covid-19 (nCoV)

VOV.VN - Trước mức độ nguy hiểm chết người của virus Covid-19 (nCoV), WHO đã kêu gọi chia sẻ dữ liệu giữa các nước để nhanh chóng chế ra thuốc đặc trị.

Cuộc chiến chống covid-19: Bác sĩ Vũ Hán đóng tã, mặt hằn khẩu trang
Cuộc chiến chống covid-19: Bác sĩ Vũ Hán đóng tã, mặt hằn khẩu trang

VOV.VN - Trên “tiền tuyến” chống dịch corona, các bác sĩ ở Vũ Hán vẫn làm việc ngày đêm quên mình để cứu chữa cho các bệnh nhân đang nguy kịch.

Cuộc chiến chống covid-19: Bác sĩ Vũ Hán đóng tã, mặt hằn khẩu trang

Cuộc chiến chống covid-19: Bác sĩ Vũ Hán đóng tã, mặt hằn khẩu trang

VOV.VN - Trên “tiền tuyến” chống dịch corona, các bác sĩ ở Vũ Hán vẫn làm việc ngày đêm quên mình để cứu chữa cho các bệnh nhân đang nguy kịch.

Trung Quốc: Hơn 5.900 bệnh nhân mắc covid-19 được xuất viện
Trung Quốc: Hơn 5.900 bệnh nhân mắc covid-19 được xuất viện

VOV.VN - Tính đến cuối ngày hôm qua (12/2), tổng cộng có 5.911 bệnh nhân bị nhiễm covid-19 đã được xuất viện sau khi hồi phục.

Trung Quốc: Hơn 5.900 bệnh nhân mắc covid-19 được xuất viện

Trung Quốc: Hơn 5.900 bệnh nhân mắc covid-19 được xuất viện

VOV.VN - Tính đến cuối ngày hôm qua (12/2), tổng cộng có 5.911 bệnh nhân bị nhiễm covid-19 đã được xuất viện sau khi hồi phục.

Vì sao Trung Quốc khó phục hồi sau cú sốc kinh tế do virus corona gây ra?
Vì sao Trung Quốc khó phục hồi sau cú sốc kinh tế do virus corona gây ra?

VOV.VN - Virus corona lan rộng đã khiến nền kinh tế Trung Quốc thiệt hại nặng nề, dấy lên lo ngại về một đợt suy thoái kinh tế nghiêm trọng trên toàn cầu.

Vì sao Trung Quốc khó phục hồi sau cú sốc kinh tế do virus corona gây ra?

Vì sao Trung Quốc khó phục hồi sau cú sốc kinh tế do virus corona gây ra?

VOV.VN - Virus corona lan rộng đã khiến nền kinh tế Trung Quốc thiệt hại nặng nề, dấy lên lo ngại về một đợt suy thoái kinh tế nghiêm trọng trên toàn cầu.